Cách làm bánh ngải cứu đặc sản Lạng Sơn ngọt thanh
Nếu bạn đang tìm một loại bánh vừa có thể ăn ngon miệng vừa có nhiều lợi ích sức khỏe thì bánh ngải cứu đặc sản Lạng Sơn là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Là một trong những vị thuốc lâu đời của đông y, ngải cứu đang là loại thực phẩm được nhiều người quan tâm. Hôm nay hãy cùng Bách hoá XANH nhanh tay vào bếp làm ngay dĩa bánh ngải cứu bạn nhé.
1Nguyên liệu làm bánh ngải cứu
350gr ngải cứu
400gr bột nếp
20gr đậu phộng
20gr mè đen
20gr dừa khô
200gr đường thốt nốt
5gr vôi bột thực phẩm
Mẹo hay
Bạn nên lựa chọn ngải cứu tươi ngon với đặc điểm nhận dạng bên ngoài như bề mặt phía trên lá có màu xanh nhạt và có màu xanh đậm ở phía dưới. Hạn chế chọn ngải cứu héo úa, có dấu hiệu vàng lá.
Bột nếp lựa chọn làm nguyên liệu nên có màu trắng tinh, có độ mịn, không lẫn tạp chất.
Nên lựa chọn đậu phộng có kích cỡ đều, to tròn, vỏ đậu có màu sáng.
Video đang HOT
2 Cách làm bánh ngải cứu Lạng Sơn
Bước 1 Sơ chế lá ngải cứu
Hòa tan 5gr vôi bột với khoảng 500ml nước sạch, sau đó để lắng cặn vôi, chắt lấy nước vôi trong. Cho ngải cứu vào dung dịch nước vôi trong vừa chuẩn bị và đun sôi khoảng 60 phút.
Tiếp theo là rửa ngải cứu vừa đun sôi với nước sạch, vắt ráo nước, cắt nhỏ và cho vào chảo rang đến khi khô.
Mẹo hay
- Đun nấu ngải cứu với nước vôi trong nhằm mục đích làm cho nguyên liệu nhanh nhừ mà không bị mất chất dinh dưỡng hay gây hại cho sức khỏe người dùng. Do đó nếu không có nước vôi trong bạn vẫn có thể thay thế bằng các loại nước sạch thông thường.
- Nước vôi trong cũng góp phần làm bánh ngải cứu thêm dẻo, dai và trong hơn.
- Rang ngải cứu cũng là công đoạn quan trọng giúp giảm vị đắng vốn có của nó.
Bước 2 Làm da bánh
Xay mịn ngải cứu vừa rang với 100ml nước sạch bằng máy xay sinh tố, sau đó trộn đều hỗn hợp này với bột nếp cho đến khi bột mịn, dẻo không còn dính tay là được.
Vậy là cơ bản bạn đã hoàn thành xong các bước làm phần da bánh rồi đó, tiếp theo hãy cùng nhau tìm hiểu cách làm nhân bánh nhé.
Bước 3 Làm nhân bánh
Giã đậu phộng và mè đen cho đến khi hạt đậu bể làm 2-3 phần là được.
Cho đường thốt nốt vào chảo nóng cho đến khi đường tan ra hoàn toàn, tiếp tục cho thêm đậu phộng, mè và dừa khô trực tiếp lên chảo đường và trộn đều hỗn hợp. Tiếp đến là nặn nhân bánh thành viên hình tròn.
Bước 4 Nặn bánh
Sử dụng bột da bánh vo tròn thành viên và nhấn dẹp xuống. Tiếp theo là cho phần nhân vào vị trí ngay giữa phần da rồi vo tròn sao cho da bao kín nhân và giữ được độ tròn của bánh.
Mẹo hay
- Tay bạn nên thoa thêm một ít dầu thực vật để làm bóng da bánh và hạn chế dính bột vào tay từ đó thao tác làm bánh sẽ dễ dàng hơn.
- Bạn có thể điều chỉnh lượng bột làm da bánh tùy ý theo sở thích cá nhân của bạn nhưng phải đảm bảo là không thừa hoặc thiếu da bánh nhé.
Bước 5 Hấp bánh
Hấp cách thủy số bánh vừa hoàn thành trong vòng khoảng 15 phút. Nên sắp bánh cách nhau một khoảng 2-3cm để tránh tình trạng trương nở trong quá trình gia nhiệt làm cho bánh dính vào nhau.
3 Thành phẩm
Chỉ khoảng 90 phút vào bếp bạn đã có thể tự tay làm ra những chiếc bánh ngải cứu thơm ngon và đầy dinh dưỡng cho những người thân yêu rồi, hãy thể hiện tình yêu thương của bạn và tài năng bếp núc của bạn qua những chiếc bánh ngải cứu nhé.
Bánh ngải cứu sau khi hoàn thành
Không chỉ đơn thuần là một loại bánh mà còn là một vị thuốc hay, hy vọng bánh ngải cứu sẽ là trở thành một trong những món yêu thích nhất của gia đình bạn, cùng Bách hóa XANH vào bếp chế biến thêm nhiều món ăn khác tốt cho sức khỏe bạn nhé.
Món ngon xứ Lạng nhìn thì "ngấy" nhưng đã ăn là "nghiện", khiến chị em thích mê
Những ai sinh ra, lớn lên ở Lạng Sơn hầu như đều biết tới món khâu nhục bởi đó chính là đặc sản của miền đất cửa khẩu. Những ngày Tết, giỗ lễ trên mâm cỗ của người dân bản địa không thể thiếu món khâu nhục này.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Trong đó những người dân ở cửa khẩu Lạng Sơn đã chế biến món khâu nhục này theo chuẩn khẩu vị của người Việt, làm nên món ăn truyền thống, đặc trưng của quê hương xứ Lạng.
Chị Vân ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: " Một lần lên Lạng Sơn mình được 1 người bạn trên đó mời ăn món khâu nhục. Ăn 1 lần nhớ mãi, thế là những lần sau có việc lên trên ấy, kiểu gì mình cũng phải mua ăn và mang về làm quà cho bạn bè người thân với giá dao động trong khoảng 250.000 đồng tới 300.000 đồng/kg tùy từng thời điểm cũng như từng địa chỉ.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Ảnh internet.
Thời gian gần đây mình thấy trên chợ mạng rao bán khâu nhục trên chợ mạng giá 200.000 đồng tới 220.000 đồng. Nghe người bán giải thích do dịch bệnh nên họ giảm giá bán còn chất lượng khâu nhục vẫn như thế. Mình mua ăn thử, mùi vị cũng rất thơm ngon không kém gì mua khâu nhục trên Lạng Sơn".
Chị Ngân, một chủ cửa hàng bán khâu nhục tại Thanh Xuân Hà Nội kể: " Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho song được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Để được 1 mẻ khâu nhục ngon, người ta phải nấu tới nửa ngày sao cho miếng thịt mềm hẳn, khi ăn với cơm nóng, khâu nhục như tan ra trong miệng.
Khâu nhục thường được xếp vào đĩa sâu lòng, 1 bát nặng khoảng 1kg, phần bì lợn vàng sậm úp lên trên, thịt nạc ôm trọn gia vị và khoai vào trong thành hình vòm nhìn như ngọn đồi nhỏ ăn với cơm nóng, xôi đều rất ngon, vị béo ngậy nhưng không gây ngán ngấy".
Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho, được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Ảnh internet.
Theo chia sẻ của tiểu thương này, hiện cũng có nhiều người học làm món khâu nhục nhưng để mà chuẩn vị nhất vẫn là khâu nhục do chính người dân bản địa làm. Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày - Nùng như tàu soi, tàu xì, hồi, quế, thảo quả, địa liền... được xay nhuyễn mới tạo ra hương vị đặc trưng, đủ vị nhưng không bị nồng.
Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày - Nùng. Ảnh Internet.
Chị Vân cho biết, nhà chị toàn thu mua khâu nhục từ những địa chỉ uy tín, có truyền thống lâu đời trên Lạng Sơn rồi mang xuống dưới xuôi bán cho khách. Trung bình 1 ngày chị Vân bán khoảng 40 đến 45 bát khâu nhục.
Món ngon xứ Lạng này hiện đang rất cuốn hút khách mua. Trời lạnh chị em có thể đặt 1 suất khâu nhục về cho cả nhà đổi vị cũng là một ý tưởng hay đó.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon. Đặc sản Sơn La: Món canh kỳ lạ được nấu từ 3 loại thịt chuột - chim - sóc / Món cơm có tên đậm chất kiếm hiệp, là đặc sản nức tiếng Đồng Tháp Tại vùng núi...