Cách làm bánh nậm Đà Nẵng ngon cực đúng điệu
Khi có dịp đến với Đà Nẵng thì nhất định bạn không thể bỏ qua món bánh nậm nơi đây, hôm nay học cách làm bánh nậm cực đúng điệu nhé. Bánh nậm Đà Nẵng cũng được làm từ bột gạo và có nhân tôm và thịt bên trong, đôi khi công thức làm bánh nậm được biến tấu làm bánh chay với nhân đậu xanh, nấm mèo.
Nguyên liệu làm bánh nậm Đà Nẵng:
- 300 gram bột gạo
- 1 lít nước dùng gà
- Tôm tươi 200 gram
- Thịt heo bằm 100 gram
- Hành tím băm 1 muỗng canh
- Dầu ăn 4 muỗng canh
- Lá chuối tươi 8 lá
- Nước mắm 1 muỗng cà phê
- Tiêu xay 1/2 muỗng cà phê
- Đường cát trắng 1/2 muỗng cà phê
- Muối 1 muỗng cà phê
- Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê
Video đang HOT
- Bột điều 1 muỗng cà phê
Cách làm bánh nậm Đà Nẵng:
Bước 1:
- Lá chuối rửa sạch, cắt thành miếng có khổ 15×25cm. Sau đó mang trụng sơ cho lá mềm dẻo dễ gói, lau khô nhẹ nhàng để lá không bị rách. Để gọn sang một bên chờ sử dụng.
- Tôm tươi mua về rửa sạch bằng nước rồi bóc bỏ vỏ tôm. Bí quyết để bạn có thể bóc vỏ tôm một cách nhanh chóng và hạn chế bị dính thịt vào vỏ chính là trước khi bóc, hãy ngâm tôm sơ qua với nước phèn chua được pha loãng. Nhớ dùng tay kéo bỏ phần chỉ đen của tôm nhưng đừng bỏ gạch, sau đó mang đi băm nhuyễn.
Bước 2:
- Chuẩn bị một cái chảo, bắt lên bếp cho 2 muỗng canh dầu ăn vào. Khi dầu nóng cho thêm hành tím băm để phi thơm, rồi thêm bột điều, đảo đều tay. Cho phần thịt tôm tươi và thịt đã được bằm vào trong chảo, tiếp tục đảo đều khoảng 3 – 5 phút. Thêm các gia vị như 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê đường trắng, 1/2 muỗng cà phê hạt vào nêm nếm cho vừa ăn.
Bước 3:
- 300 gram bột gạo mang pha chung với nước dùng gà, khuấy đều cho hòa tan hoàn toàn. Sau đó, cho thêm 2 muỗng canh dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê muối rồi đem lên bếp đun với lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tránh để bị cháy khét phía dưới đáy nồi. Đun đến khi thấy hỗn hợp bột hơi đặc sệt lại thì tắt bếp, tiếp tục đảo nhanh tay cho bột được mịn.
Bước 4:
- Trải lá chuối ra, múc 1 muỗng canh bột cho lên lá theo chiều dọc. Cho tiếp phần nhân vừa đủ lên trên lớp bột. Gấp 2 bên mép lá vào giữa, gấp tiếp 2 đầu lá lại, dùng tay vuốt nhẹ hoặc cây cán nhẹ để bột dàn đều và mỏng ra theo kích thước lá gói. Xếp đều các gói bánh vào xửng hấp, nước sôi thì cho bánh lên hấp, hấp chín khoảng 15 20 phút là được.
Vậy là hoàn thành cách làm bánh nậm Đà Nẵng rồi, khi thưởng thức bánh nậm Đà Nẵng bạn hãy dùng kèm với nước mắm cay sẽ rất ngon. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé.
Theo lambanh365.com
Bánh Trung thu trà sữa lại còn có cả trân châu, kem mặn... thì ăn vào sẽ như thế nào?
Cứ tưởng làm được bánh Trung thu trà sữa đã gây "sốc" lắm rồi, giờ còn có cả "bộ sậu" trân chân, kem mặn... Có gì là không thể làm được nữa đâu?
Nói đến bánh Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh nhân thập cẩm truyền thống, những chiếc bánh nhân đậu xanh, khoai môn, lá dứa... cũng dần trở nên quen thuộc với mọi người. Đặc biệt, hiện nay, các nhãn hiệu bánh Trung thu đang cho ra mắt ngày càng nhiều hương vị bánh Trung thu mới vừa mới lạ, vừa độc đáo.
Thế nhưng, vẫn có những kết hợp khiến người ta phải tròn mắt ngạc nhiên vì không biết ăn vào sẽ thế nào nhỉ? Điển hình như những chiếc bánh Trung thu trà sữa dưới đây này!
Thực tế đã chứng minh, không có gì là không thể. Bởi thế nên những chiếc bánh Trung thu trà sữa đã được ra đời, thậm chí còn có sự góp mặt của "bộ sậu" không thể thiếu như trân châu, kem mặn...
Những chiếc bánh Trung thu trà sữa này không phải bánh dẻo, cũng không phải bánh nướng như chúng ta thường ăn, mà phần vỏ bánh được làm dạng bột nén, thậm chí còn cho cảm giác ăn tương tự như... bánh khảo vậy. Chỉ riêng phần nhân là mang những đặc điểm khác biệt, với đặc trưng hương vị khác nhau.
Bánh Trung thu trà sữa trân châu
Người ta bảo, trà sữa mà thiếu trân châu thì chẳng khác nào đám cưới mà không có cô dâu. Bởi thế nên chiếc bánh Trung thu trà sữa thì cũng không thể vắng mặt "người bạn" này được.
Phần nhân là thứ khiến cho người ăn bối rối nhất. Khi nhìn thì tưởng là vị trà xanh nhưng ăn vào thì lại mang hương vị cà phê rõ hơn. Vị bánh ngọt vừa, không quá sắc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến "người bạn" trân châu trong phần nhân chiếc bánh này. Trân châu trắng được cắt thành các miếng nhỏ, nên khi cho vào sẽ ngấm màu xanh của nhân bánh. Tuy vẫn giữ được độ giòn dai như thường ăn trong trà sữa, nhưng trân châu bị cắt quá nhỏ nên ăn không đã. Số hạt trân châu cũng không nhiều, vì thế phải tinh mắt lắm mới tìm thấy.
Bánh Trung thu trà sữa kem mặn
Chiếc bánh này gần như không khác biệt nhiều với bánh Trung thu trà sữa trân châu. Phần vỏ và phần nhân có thể coi là y xì. Điểm khác biệt duy nhất chính là không có trân châu trong nhân, thay vào đó là phần kem mặn nằm ở giữa chiếc bánh.
Phần kem mặn được làm đặc lại, nhìn giống như phô mai. Gọi là kem mặn nhưng chỉ thấy vị mặn mà không rõ vị của kem. Bởi vậy, sự kết hợp này không được số đông người ăn thử hoan nghênh cho lắm.
Bánh Trung thu trà sữa hoa hồng
Trong số 3 chiếc bánh Trung thu trà sữa trên, thì đây là chiếc bánh có hình thức bên ngoài bắt mắt nhất với màu hồng xinh xắn, thậm chí khuôn bánh còn có hình hoa hồng và đặt một bông hoa hồng khô ở trên. Khi cắt bánh ra, phần nhân trứng muối tuy hơi "hẻo" nhưng cũng được xem là hài hoà hơn so với những chiếc bánh còn lại.
Nói về nhân bánh, vẫn là vị ngọt vừa, nhưng mùi của trứng muối dường như đã át hết vị hoa hồng, vì thế phải đến cuối mới có thể cảm nhận được nhưng nếu bạn ăn thử phần vỏ bánh riêng thì lại thấy mùi hoa hồng bị quá nồng. Thế nên, có lẽ rằng, đã là mùi hoa thì tốt nhất không nên cho trứng muối vào.
Bạn nghĩ sao về những chiếc bánh Trung thu trà sữa này?
Theo ttvn.vn
Món bánh gắn liền với tuổi thơ con người miền Tây, chỉ cần nghe đến tên là thấy phát thèm và muốn ăn ngay Mặc dù chỉ là loại bánh đường phố bình dị nhưng một khi nhắc đến loại bánh này thì chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ lại bao kỷ niệm khó quên thời thơ ấu. "Ai bánh cam, bánh còng không?"... Có lẽ đây là câu rao nhiều người miền Tây đã từng chờ đợi nhất sau mỗi buổi trưa hè trong một không...