Cách làm bánh mousse dưa hấu nhỏ bé xinh xắn cho ngày Tết
Dưa hấu là một nguyên liệu thường được sử dụng để làm các món tráng miệng, món bánh và được nhiều người yêu thích nhất là trong dịp Tết. Hôm nay Điện máy XANH sẽ vào bếp mách bạn cách làm bánh mousse dưa hấu nhỏ bé xinh xắn cho ngày Tết nhé.
Nguyên liệu làm Bánh mousse dưa hấu
Dưa hấu 1/2 trái
Heavy cream 185 gr
Cake flour 10 gr
Gelatin 15 gr
Cream 120 gr
Đường 304 gr
Bơ cacao 10 gr
Socola trắng 40 gr
Rượu anh đào 15 ml
Sữa đặc 60 gr
Nước đường 16 gr
Nước cốt chanh 5 ml
Rượu vang trắng 5 ml
Màu thực phẩm 1 ít (xanh lá/đỏ)
Bút vẽ socola 3 cái (
2 đen/1 xanh lá) Tinh chất vani 1 ít
Cách chọn mua dưa hấu ngon
Bạn nên chọn mua những quả dưa có phần cuống khô, héo. Phần đáy có màu vàng hoặc kem và bị lõm vào bên trong.Đường sọc đen trên vỏ quả hiện rõ, vỏ quả căng tròn, bóng láng, dùng tay ấn vào thì vỏ còn cứng cáp, không bị nhũn. Khi vỗ thì nghe tiếng “bộp bộp”. Những yếu tố trên cho thấy dưa hấu đó là dưa hấu ngon.
Dụng cụ thực hiện
Lò nướng, máy đánh trứng, khuôn silicon, khuôn bánh 210×100x50mm, khuôn tròn 35mm,…
Cách chế biến Bánh mousse dưa hấu
1
Sơ chế dưa hấu
Đem 1/2 trái dưa hấu cắt làm 4 phần rồi dùng muỗng nạo phần thịt dưa hấu và loại bỏ phần hạt dưa.
Lấy 1 ít dưa hấu cắt nhỏ để thêm vào thạch và cho phần thịt dưa hấu còn lại vào máy xay và xay nhuyễn sau đó lọc phần dưa hấu đã xay qua rây để lấy nước dưa hấu (200gr).
2
Làm viên thạch dưa hấu
Ngâm nở 2gr gelatin với 10ml nước lạnh và 10gr đường. Khi gelatin nở thì cho hỗn hợp này vào lò vi sóng khoảng 30 giây để gelatin chảy hòa toàn.
Cho hỗn hợp gelatin tan chảy vào 80gr nước dưa hấu sau đó đổ vào khuôn silicon tròn và cho vào ngăn đá và đông lạnh hỗn hợp.
3
Làm hỗn hợp bột bánh
Rây 50gr bột hạnh nhân, 50gr đường cát trắng và 10gr cake flour cho mịn rồi trộn đều với nhau.
Dùng máy đánh 2 cái lòng trắng trứng với tốc độ thấp đến khi nổi bọt như xà phòng.
Chia 25gr đường làm 3 phần, từ từ cho từng phần một vào đánh cho tan. Đánh tan mỗi phần đường khoảng 30 giây ở tốc độ thấp sau đó mới cho phần đường tiếp theo vào đánh.
Khi cho phần đường cuối cùng vào trứng bạn bật máy đánh ở tốc độ cao, đánh trứng đến khi trứng bông mềm, có vân kem, hỗn hợp dẻo, bóng và mịn. Nhấc phới tạo chóp oặt xuống là đạt.
Video đang HOT
Cho hỗn hợp bột khô vào phần lòng trắng trứng vừa đánh bông và trộn đều theo kiểu fold (vét và hất từ dưới lên) đến khi các nguyên liệu hòa trộn với nhau tạo hỗn hợp mịn đẹp rồi cho vào túi bắt kem.
Mách nhỏ: Tránh trộn mạnh tay sẽ khiến các bọt khí bị vỡ làm bánh nướng ra sẽ không mềm xốp thơm ngon
4
Nướng và cắt bánh
Bật lò nướng tại nhiệt độ 180 độ C 15 phút trước khi nướng bánh để lò ổn định nhiệt.
Chuẩn bị khuôn 210×100x50mm có lót 1 lớp giấy nến sau đó cho phần bột đã chuẩn bị vào và đem nướng 30 phút ở nhiệt độ 170 độ C.
Đun chảy 68gr đường với 100ml nước trên bếp. Khi đường tan hết nhấc nồi xuống và để nguội. Lấy 100gr nước đường trộn chung với 15ml rượu anh đào và khuấy đều.
Bánh chín lấy bánh ra khỏi lò và để nguội rồi phết một lớp hỗn hợp đường và rượu anh đào lên trên.
Dùng khuôn tròn 35mm cắt phần bánh ra thành những hình tròn đẹp mắt.
5
Pha màu phết bánh
Lấy khoảng 10gr bơ cacao đem cắt nhỏ và nung chảy rồi trộn với 2 – 3 giọt màu thực phẩm xanh lá.
Đem phết lên bánh để tạo màu xanh cho đế bánh rồi đem đế bánh bảo quản lạnh trong tủ mát.
Mách nhỏ: Phết vừa đủ không phết quá nhiều để khi nguội bánh không bị cứng và quá ngấy do bơ cacao quá nhiều.
6
Đánh kem phô mai
Trộn 2gr bột gelatin với 10ml nước lạnh và để khoảng 20 phút cho gelatin nở hết.
Lấy 120gr cream cheese cho vào lò vi sóng trong 30 giây để phô mai mềm và chảy ra. Sau đó, đem cream cheese trộn với 16gr đường tạo hỗn hợp đồng nhất.
Băm nhuyễn 40gr socola trắng sau đó cho vào lò vi sóng quay trong 30 giây cho socola tan chảy rồi đem trộn với 25gr heavy cream (42%).
Cho hỗn hợp socola trắng trộn đều với hỗn hợp cream cheese để cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
Chuẩn bị một tô đá lạnh và cho 1 chén thủy tinh chứa 40gr heavy cream vào và dùng phới đánh đến khi hỗn hợp bông mềm.
Cho heavy cream đánh bông vào hỗn hợp cream cheese trước đó, thêm 5 giọt tinh chất vani và 16gr nước đường vào trộn đều tạo hỗn hợp kem phô mai đồng nhất.
7
Đổ khuôn và đông lạnh
Cho phần kem phô mai vào khuôn có lót giấy nến chống dính rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh ít nhất 2 tiếng cho hỗn hợp đông lại.
Lấy hỗn hợp ra khỏi khuôn và dùng khuôn trò 35mm cắt kem phô mai thành những hình tròn bằng nhau rồi đem bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh.
8
Tạo hình hạt dưa hấu
Làm tan chảy bút viết socola màu đen bằng một ly nước ấm. Chuẩn bị một cái khấy và tạo các hình giọt nước từ socola để làm hạt dưa hấu. Cho socola đông ở nhiệt độ phòng, lấy hạt ra để nơi khô ráo.
Mách nhỏ:
Để socola đông ở nhiệt độ phòng sẽ giúp hạn chế tình trạng socola bị đổ mồ hôi.Nếu không có bút viết socola màu đen bạn có thể thay thế bằng socola đen hoặc socola trắng trộn với màu đen thực phảm đều được.
9
Làm vỏ dưa hấu (nếu thích)
Chuẩn bị những miếng nhựa mỏng trong suốt có hình chiếc lá. và một số miếng nhựa khác hình chữ nhật.
Làm tan 2 bút vẽ socola màu đen và màu xanh lá. Cho hết phần socola xanh lá ra ngoài và trộn với 2 – 4 giọt màu thực phẩm xanh dương.
Trên miếng nhựa hình chiếc lá vẽ 2 đường socola đen gợn sóng và song song nhau lên và lấy đầy phần còn lại bằng socola màu xanh vừa trộn. Đặt miếng nhựa hình chữ nhật lên trên và để socola đông ở nhiệt độ phòng.
Khi socola gần đông chọn 1 vài chiếc vỏ tạo độ cong. Khi socola đông hoàn toàn thì lấy ra và bảo quản nơi khô thoáng.
Mách nhỏ:
Cho socola đông ở nhiệt độ phòng sẽ giúp socola giữ màu và không bị đổ mồ hôi.Nếu không có bút vẽ socola màu xanh lá, có thể thay thế bằng socola trà xanh hoặc socola trắng trộn màu xanh lá thực phẩm.
10
Làm lớp mousse dưa hấu
Đánh bông 120gr heavy cream trên tô đá lạnh đến khi bông mềm, hơi sệt lại.
Kích đông 5gr gelatin với 15ml nước lạnh cho nở hoàn toàn.
Trộn 120gr nước dưa hấu với 45gr đường, 5ml nước cốt chanh, 5ml rượu vang trắng và 2 giọt màu đỏ thực phẩm.
Bắc nồi lên bếp và làm nóng (không sôi) hỗn hợp nước dưa hấu sau đó tắt bếp hòa tan phần gelatin đã kích đông vào hỗn hợp rồi để cho nước dưa hấu nguội hòa toàn.
Cho phần heavy cream đã đánh vào hỗn hợp nước dưa hấu và trộn đều tạo hỗn hợp mịn và sệt rồi cho vào túi bắt kem.
Lưu ý: Heavy cream phải lạnh thì mới đánh bông được vì thế nên cho heavy cream vào tủ lạnh trước khi đánh khoảng 30 – 60 phút trước khi đánh. Có thể đánh kem trên tô đá lạnh để kem bông nhanh hơn.
11
Đổ khuôn mousse dưa hấu
Chuẩn bị khuôn silicon dạng tròn. Cho 1 lớp mousse dưa hấu bên dưới khoảng 1/4 khuôn, tiếp đó cho viên thạch dưa hấu vào và tiếp tục cho mousse vào ngập thạch 1 chút.
Kế đến cho viên kem phô mai vào và đổ mousse dưa hấu vào đến đầy khuôn thì dừng lại chọ 2 cái đế bánh và cho lên trên 2 phần mousse đã hoàn thành.
Cho vào tủ lạnh ít nhất 3 tiếng cho mousse đông lại.
12
Tạo hình bánh mousse
Dùng máy sấy sấy khuôn để lấy mousse ra khỏi khuôn dễ dàng hơn sau đó lấy phần hạt đính lên rồi cho vào tủ giữ lạnh.
Kích đông 6gr gelatin bằng 35ml nước cho nở hoàn toàn.
Nấu hỗn hợp gồm 90gr đường, 60gr sữa đặc và 45gr nước cho tan chảy. Cho phần gelatin đã ngâm nở vào khuấy tan hoàn toàn.
Cho hỗn hợp vào 100gr socola ruby và dùng máy xay cầm tay xay nhuyễn hỗn hợp. Cho tiếp 4 – 5 giọt màu đỏ thực phẩm vào và trộn đều tạo lớp phủ trắng gương.
Nhúng phần mousse đã tạo hình qua lớp phủ và điểm thêm vài hạt dưa hấu lên, gắn thêm phần vỏ dưa hấu đã tạo hình nữa là xong.
Mách nhỏ: Socola ruby có thể thay bằng socola trắng để tiết kiệm chi phí và dễ dàng tìm kiếm hơn nhé.
13
Thành phẩm
Bánh mousse với tạo hình quả dưa hấu sẽ làm bạn thích mê vì vẻ ngoài xinh xắn và hương vị thơm ngon bất ngờ.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát của dưa hấu, phần thạch mát lạnh dẻo thơm kết hợp cùng kem phô mai béo ngậy thì quá tuyệt vời cho một món tráng miệng đẳng cấp thơm ngon. Rắc thêm ít bột cacao lên trên nữa thì sẽ tròn vị hơn khi thưởng thức.
Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?
Ẩm thực miền Tây bao giờ cũng đa dạng và đầy màu sắc, đặc biệt là những món ngon ngày Tết luôn hấp dẫn thực khách bởi những hương vị dân dã nhưng lại vô cùng ngon, bắt miệng.
Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?
Thịt kho rệu
Nhắc đến những món ngon ngày Tết tại miền Tây thì không nên bỏ qua món thịt kho rệu huyền thoại mà nhà nào cũng có. Đây là một món ăn truyền thống có trong ngày Tết, thịt thường được kho vào ngày 30 Tết và kho càng mềm, càng rệu thì càng ngon; đi cùng với món thịt kho rệu, không thể thiếu hột vịt.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Canh khổ qua
Trong mâm cơm ngày Tết, canh khổ qua cũng là một món ăn không thể thiếu. Theo quan niệm của người miền Tây, ngày Tết, ăn canh khổ qua để cho mọi cái khổ của năm cũ trôi qua đón chào những điều may mắn, bình an, hạnh phúc cho năm mới. Với nhiều người không ăn được khổ qua nhưng gia đình vẫn thường có một ít cho mâm cúng ngày Tết. Đây được xem như là một thông tục sinh hoạt của người dân khi "Tết đến, xuân về".
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Để cho món canh này ngon hơn, bên trong khổ qua được dồn thịt, chả, nấm. Với nhiều gia đình còn cho thêm cả bún tàu, hành lá, nêm nếm vừa vị và sau đó hầm khổ qua trong nhiều giờ. Khổ qua tuy đắng nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là mát người và mang lại nhiều may mắn cho năm mới.
Dưa kiệu ngâm chua
Ảnh minh họa.
Dưa kiệu thường được làm trước Tết cả 10 ngày để có thể ngâm cho vừa vị đến Tết là kịp dùng. Để làm được kiệu cho bữa ăn ngày Tết sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian. Để làm được kiệu thơm ngon, giòn phải lựa chọn tốt từ khâu chọn mua kiệu sau đó là sơ chế và cuối cùng là ngâm kiệu.
Một đĩa dưa kiệu ngâm chua cùng với tôm khô đơn giản nhưng lại được nhiều người ưa thích. Vị chua chua giòn giòn, ăn vào có chút nồng the the kèm với tôm khô dai dai, ngọt thịt, thêm vào chút đường để tẩm ướp đã có thể cho ra một dĩa dưa kiệu ngon đúng bài cho ngày Tết miền Tây.
Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Tây vào dịp Tết. Lạp xưởng có nhiều loại như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá... Nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang... Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Trong đó, cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe. Để ăn kèm với lạp xưởng, bạn có thể chấm cùng nước tương ớt cay cay hay các loại rau xà lách và dưa kiệu.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Dưa cải chua
Để làm ra được những mẻ cải chua cho ngày Tết là cả một quá trình vô cùng gian nan từ khâu lựa chọn cải đến bước sơ chế và nấu nước muối cải. Trước Tết tầm 20 ngày, mọi người có thể muối cải cho ngày Tết. Cải sau khi muối sẽ có vị chua tự nhiên, cắn vào sẽ cảm nhận được độ giòn thơm. Để tăng thêm vị ngon, cải thường sẽ được ướp cùng đường, ớt để giảm độ chua và ngọt hơn.
Ảnh minh họa.
Dưa hấu
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Dưa hấu là một loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết. Dưa hấu thường được mua về trưng với ý nghĩa cầu may mắn bình an, phước lành cho gia đình. Ngày nay, khi mua dưa hấu cũng có nhiều dịch vụ kèm theo chẳng hạn như: khắc hình, vẽ chữ thư pháp, tạo khuôn,... tùy theo nhu cầu của từng gia đình sẽ lựa chọn loại và mẫu dưa hấu trưng khác nhau.
Bánh tét
Ảnh minh họa.
Trong khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống về hình dáng thì bánh tét ở miền Nam đã được "cải tiến" rất nhiều. Bánh tét miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài loại có đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối, lạp xưởng... cho nhiều khẩu vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh...
Mứt bát bửu Loại mứt quý tiến vua của người Huế Người Việt từ lâu đã biết cách lưu giữ sắc màu, chắt lọc hương vị của thiên nhiên để sáng tạo ra nhiều loại mứt. Trong đó, qua bàn tay khéo léo của phụ nữ Huế, mứt bát bửu đạt đến độ tinh tế, thanh tao khó nơi nào sánh bằng. Mứt bát bửu - Loại mứt quý tiến vua của người Huế...