Cách làm bánh mì đủ các vị, thơm ngon như ngoài hàng
Cách làm bánh mì thực chất không phức tạp như các bạn vẫn nghĩ. Công thức để làm nên món bánh này khá đơn giản.
Bạn hoàn toàn có thể làm ra những chiếc bánh mì thơm ngon như ở ngoài hàng ngay tại nhà: từ bánh mì nướng truyền thống, cho đến bánh mì bơ nhân chocolate, bánh mì sữa nhân phô mai, thậm chí là bánh mì chà bông, xúc xích… nếu biết vận dụng các công thức làm bánh một cách hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn 4 cách làm bánh mì đơn giản mà thơm ngon như ngoài hàng để các chị em cùng trổ tài nội trợ.
Cách làm bánh mì vô cùng đơn giản. Ảnh: Internet
1. Hướng dẫn làm bánh mì nướng
1.1. Nguyên liệu làm bánh mì nướng
Cách làm bánh mì nướng mà chúng ta thường ăn kèm với thịt, rau sống mỗi bữa sáng thực ra rất dễ làm. Nếu thích tự nấu nướng tại nhà, hãy dành chút thời gian tự làm bánh mì để dành cho điểm tâm nhé. Các thành phần nguyên liệu gồm có:
300 gram bột mì
20 gram bơ
8 gram men nở
15 gram đường trắng
4 gram muối
1 thìa cà phê dầu ăn
190 ml nước lọc
1.2. Cách làm bánh mì nướng đơn giản tại nhà
1.2.1. Trộn hỗn hợp bột làm bánh mì
Đầu tiên, bạn hoà men nở vào 190 ml nước ấm (khoảng 20 độ C) để kích hoạt men khoảng 5 phút. Tiếp theo, bạn trộn đều bột mì, muối, đường trắng trong 1 cái tô rồi cho hỗn hợp men nở vào cùng, trộn đều lên để tạo thành một hỗn hợp bột mềm mịn.Bước thứ hai, bạn cho bơ vào, nhào đều đến khi bột mịn. Rắc bột áo ra bàn, đặt khối bột lên, tiếp tục nhồi thêm khoảng 5 – 7 phút đến khi bột quánh mịn, không dính tay là được.Bạn vo tròn khối bột, rồi cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào, đậy kín lại, ủ trong 1 giờ.Khi thấy khối bột nở gấp khoảng 3 lần thì tiếp tục rắc ít bột áo lên bàn. Tiếp tục nhào khối bột lần 2 thêm khoảng 5 – 7 phút nữa.Đậy kín, ủ bột 60 phút để bột nở ra. Lúc này, bạn sẽ thấy bột dai, có thớ.
Ủ bột để bột nở, có dạng sợi dai. Ảnh: Internet
1.2.2. Nặn bột tạo hình bánh mì
Rắc tiếp bột áo ra bàn, nhồi khối bột cho vỡ hết bọt khí rồi bắt đầu công đoạn nặn bột làm bánh mì .Chia khối bột ra thành những miếng nhỏ (kích thước tùy sở thích của bạn, thông thường kích thước đẹp mắt cho loại bánh mì chuột là 70 gram hỗn hợp bột) rồi dàn đều miếng bột thành hình tròn mỏng. Sau đó, bạn gấp 2 bên mép của miếng bột, gấp phần đỉnh vào rồi cuộn bột lại. Ấn phần mép và 2 đầu, rồi vo tròn dài như hình.
Cách nặn bột làm bánh mì. Ảnh: Internet
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo hình bánh mì tùy theo sở thích, chẳng hạn tết bột bánh mì như kiểu tết tóc.
Tạo hình bột bánh mì theo sở thích. Ảnh: Internet
1.2.3. Cách nướng bánh mì làm từ bột mì
Lót giấy nến, xếp bánh lên khay nướng rồi đậy khăn ủ bánh trong 30 phút. Sau đó, bạn dùng dao rạch nhẹ bánh rồi phun đẫm nước trước khi nướng để bánh không bị nứt.Nướng bánh lần thứ nhất ở nhiệt độ 170 độ trong 10 phút, sau đó lấy ra, phun đẫm nước tiếp rồi nướng thêm khoảng 10 – 12 phút nữa ở mức nhiệt 150 độ. Khi thấy vỏ bánh vàng đều là bánh đã chín.
Bánh mì nướng Việt Nam có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Ảnh: Internet
Với thành phẩm, bạn có thể kẹp pate gan gà , hoặc pate gan heo ăn cùng xúc xích, thịt xá xíu để ăn điểm tâm sáng. Hoặc, thực hiện cách làm bánh mì nướng muối ớt đang cực “hot” hiện nay.2. Hướng dẫn cách làm bánh mì bơ nhân chocolate
Bánh mì bơ nhân chocolate là một trong những món bánh mì ngọt nổi tiếng của thương hiệu Kinh Đô. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm được những chiếc bánh mì thơm ngon với hương vị chẳng khác là bao.
2.1. Nguyên liệu làm bánh mì bơ nhân chocolate
Phần vỏ bánh: 350 gram bột mì số 13, 90 gram đường, 125 ml sữa tươi không đường, 7 gram men khô, 1 quả trứng gà, 30 gram bơ nhạt để nhiệt độ phòng, 125 gram tazong (25 gram bột mì và 125 gram nước lọc).
Phần nhân bánh: 100 gram chocolate, 100 gram sữa tươi, 10 gram bột ngô.
Với các nguyên liệu này, bạn sẽ làm được 16 chiếc bánh mì.
2.2. Cách làm bánh mì bơ nhân chocolate
Video đang HOT
2.2.1. Trộn hỗn hợp bột làm bánh mì bơ
Trước tiên, bạn cho bột mì và nước của phần tazong vào 1 cái nồi lớn, khấy đều, đun với lửa vừa đến khi hỗn hợp đặc lại, để nguội.Tiếp tục cho vào thau bột mì, sữa, trứng, đường, men khô và tazong rồi trộn đều lên để bột thành khối, để bột nghỉ khoảng 15 phút.Phủ 1 ít bột áo ra bàn, nhồi bột đến khi bột không dính tay, có độ đàn hồi thì cho bơ đã mềm ở nhiệt độ phòng vào nhồi cùng. Nhồi đến khi bột có thể kéo màng mỏng không rách là bột đạt. Sau đó, bạn ủ bột thêm 40 – 50 phút.
Nhồi bột bánh mì đến khi không còn dính tay. Ảnh: Internet
2.2.2. Cách làm nhân socola cho bánh mì bơ
Giờ thì bắt đầu làm nhân. Bạn cho sữa vào, đun đến khi sôi lăn tăn ở thành nồi thì cho bột ngô vào, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp, cho choocolate đã băm nhuyễn vào. Đợi cho chocolate tan hết, hỗn hợp sánh mịn mượt thì để nguội, rồi bảo quản nhân trong ngăn mát tủ lạnh.
Đun hỗn hợp sữa socola. Ảnh: Internet
Kiểm tra bột bằng cách dùng 2 ngón tay ấn vào bột. Nếu thấy vết ấn không phồng trở lại thì bột đã ủ đủ thời gian. Nhồi sơ khối bột rồi chia thành những phần nhỏ khoảng 50 gram. Bạn cho bột nghỉ 15 phút.Dàn bột mỏng ra để gói nhân bên trong. Hình dạng chiếc bánh tùy vào sở thích của bạn (tròn, thuôn dài, chữ nhật đều được) nhưng nhớ là phải cẩn thận để nhân không bị tràn ra ngoài. Sau đó, bạn xếp những chiếc bánh vào khay, dùng màng bọc thực phẩm để ủ bánh trong 35 – 45 phút cho bánh nở gấp đôi.Đánh tan 1 quả trứng gà, 5 ml sữa để làm nước màu, thoa lên mặt bánh
.2.2.3. Nướng bánh mì bơ nhân socola
Công đoạn nướng bánh trong cách làm bánh mì bơ nhân chocolate cũng hết sức quan trọng. Bạn nên bật trước lò nướng ở mức 160 độ C trong 10 phút rồi cho bánh mì vào nướng trong 30 phút.
Lưu ý: Ở 10 phút đầu tiên, các bạn nên dùng 1 chiếc khay lớn che mặt bánh lại để bánh được mềm, dai. Bánh chín, để nguội là có thể thưởng thức ngay rồi đấy.
Bánh mì nhân chocolate ngon như bánh Kinh Đô. Ảnh: Internet
3. Hướng dẫn cách làm bánh mì sữa nhân phô mai
3.1. Nguyên liệu làm bánh mì sữa nhân phô mai
Phần vỏ bánh: 270 gram bột bread flour, 30 gram bột cake flour, 5 gram men instant, 15 gram sữa bột, 40 gram đường, 4 gram muối, 1 lòng đỏ trứng gà, 125 gram sữa tươi không đường, 75 gram whipping cream (kem tươi)
Phần nhân bánh: Phô mai Cheddar lượng tùy thích để làm nhân.
Nước màu: 1 lòng đỏ trứng gà và 5ml sữa tươi đánh tan để quét mặt bánh.
3.2. Cách làm bánh mì sữa nhân phô mai
3.2.1. Trộn bột làm bánh mì sữa
Bước đầu tiên trong cách làm bánh mì sữa nhân phô mai là trộn đều bột bread flour, bột cake flour, sữa bột, đường và muối trong thau lớn.Tiếp tục trộn trứng và whipping cream trong 1 cái thau khác, rồi cho men vào khuấy đều. Sau đó, đổ từ từ hỗn hợp lỏng vào hỗn hợp khô. Sau đó, bạn dùng phới lồng đánh đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.Rắc ít bột áo ra bàn, nhào khối bột khoảng 25 – 30 phút đến khi quánh lại, dẻo mịn, không dính tay. Quét 1 lớp dầu ăn lên 1 chiếc bát lớn rồi cho khối bột vào nhồi tiếp. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc bột lại, ủ đến khi đến khi bột nở gấp đôi.
Nhào bột và ủ bột làm bánh mì sữa nhân phô mai. Ảnh: Internet
Lấy bột ra, “vỗ” nhẹ lên khối bột để ép khí ra, nhồi thêm 1 – 2 phút rồi chia thành từng miếng nhỏ, cán dẹt.
3.2.2. Cách kết hợp nhân phô mai vào bột vỏ bánh mì
Tiếp theo, bạn cuộn miếng bột bọc phô mai vào giữa theo chiều dọc của hình chữ nhật. Sau đó, đem bột đã gói nhân đi ủ đến khi nở ra gấp đôi. Kinh nghiệm để ủ nhanh là bạn nên đặt bánh trong lò nướng 3 phút ở nhiệt độ 50 độ C rồi tắt lò. Tiếp tục đặt thêm 1 cốc nước sôi vào trong lò để bánh có độ ẩm, không bị khô mặt
.Dùng nước màu (hỗn hợp trứng, sữa) quét mặt bánh. Bật trước lò nướng ở mức 170 – 175 độ C rồi cho bánh vào nước trong khoảng 25 – 30 phút, đến khi bánh chín vàng mặt. Trường hợp nếu như mặt bánh mì bị vàng sớm thì bạn có thể dùng giấy bạc che mặt bánh lại, chứ không nên nướng bánh ở nhiệt độ thấp hơn (bánh sẽ bị dày vỏ, không ngon). Như vậy là bạn đã hoàn thành các công đoạn trong cách làm bánh mì sữa nhân phô mai rồi đấy, quá đơn giản phải không nào?
Bánh mì sữa nhân phô mai chín vàng đẹp mắt. Ảnh: Internet
4. Hướng dẫn cách làm bánh mì chà bông, xúc xích
4.1. Nguyên liệu làm bánh mì chà bông, xúc xích
Phần vỏ bánh: 1/2 kg bột mì số 11 hoặc đa dụng, 1 bịch sữa tươi, 1 quả trứng, 100 gram đường, 40 gram bơ mềm, 1 thìa muối, 3 – 5 gram men khô.
Phần nhân bánh: 1/2 củ hành tây, 1/2 củ cà rốt, 1 nhánh hành lá, chà bông, xúc xích, 2 thìa mayonnaise, một ít muối và tiêu.4.2. Cách làm bánh mì chà bông, xúc xích
4.2.1. Trộn hỗn hợp làm bánh mì
Đầu tiên, bạn cho men vào sữa ấm khoảng 3 phút để dậy men.Trộn đều bột, đường, trứng vào 1 chiếc thau lớn rồi cho sau đó cho phần men sữa ở trên vào trộn đều lên. Sau đó, bạn nhồi bột khoảng 10 phút rồi cho thêm một chút muối. Tiếp tục nhồi cho đến khi tan hết muối, rồi từ từ cho bơ vào, nhồi đến khi khối bột quánh mịn, không còn dính tay là được.
Công đoạn nhồi bột làm bánh mì chà bông, xúc xích. Ảnh: Internet
Dùng màng bọc thực phẩm để đậy kín bột, ủ trong khoảng 50 – 60 phút.Trong khi chờ bột ủ, bạn xào qua phần rau củ với một chút muối và hạt tiêu.
Bột ủ xong mang ra nhồi thêm lần nữa cho dai. Sau đó, bạn dàn khối bột thành từng miếng hình chữ nhật, quét lên mặt 1 lớp bơ mỏng, mayonnaise, rồi cho rau củ đã xào vào. Sau đó, bạn cuộn tròn miếng bột lại như kiểu làm cơm cuộn rong biển vậy. Cuối cùng, cắt bột ra cho vào khuôn, hoặc tạo hình tùy theo sở thích
.4.2.2. Cách nướng bánh mì chà bông xúc xích
Cuối cùng, bạn để bột nghỉ khoảng ừ 20 – 30 phút rồi cho vào lò nướng, nướng từ 15 – 20 phút ở nhiệt độ 190 độ C là hoàn thành.
Cách làm bánh mì chà bông xúc xích không hề cầu kỳ. Ảnh: Internet
Với 4 cách làm bánh mì vừa rồi, hẳn là các bạn đã có một công thức để “bỏ túi” rồi phải không? Hy vọng những chia sẻ của Webnauan.vn sẽ giúp ích cho các chị em tăng thêm “level” về kỹ năng bếp núc, tạo ra thật nhiều món ngon mỗi ngày dành tặng gia đình và những người thân yêu. Chúc các bạn thực hiện thành công ngay từ lần thử đầu tiên với món bánh mì đặc sản độc đáo của Việt Nam này nhé!
Cách làm bánh tôm Hồ Tây bí quyết pha bột chiên giòn ngon chuẩn
Cách làm bánh tôm Hồ Tây chiên giòn muốn ngon thì nên dùng bột gạo tự xay, pha đúng tỷ lệ với bột nở, bột năng để đảm bảo tạo nên hỗn hợp bột mềm mịn.
Đó là công thức làm bánh tôm kiểu truyền thống, khá công phu ở khâu chuẩn bị bột nhưng thành phẩm đổi lại sẽ ngon và có mùi thơm đúng chuẩn, giảm bớt hàm lượng calo và không có cảm giác ngán.
Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng bột chiên giòn. Vậy, làm bánh tôm Hồ Tây thế nào? Ăn kèm với rau gì ngon nhất? Bánh tôm có từ bao lâu, chứa bao nhiêu calo? Tất cả những thắc mắc này đều sẽ được giải đáp chi tiết ngay dưới đây.
1. Công thức làm bánh tôm Hồ Tây với khoai tây
1.1. Nguyên liệu
Với cách làm bánh tôm Hồ Tây kiểu truyền thống, để đạt độ giòn xốp ngon đúng chuẩn, bạn có thể sử dụng thêm nước soda như công thức dưới đây:
100 gram bột mì đa dụng
120 gram bột gạo
80 gram bột năng
3 gram muối trắng
2 gram bột nở
3 gram bột nghệ nguyên chất
330 ml nước soda
2 lạng khoai lang ngon (gọt vỏ, bào sợi)1 thau nước muối pha loãng
3 lạng tôm tươi đã sơ chế sạch, để nguyên vỏ
Nguyên liệu ướp tôm: 3 gram bột nêm, 2 gram tiêu đen xay, 3 gram bột tỏi
Dầu ăn
Nguyên liệu pha nước mắm chua ngọt : 100 gram đường trắng, 50 ml nước cốt chanh, 300 ml nước dừa tươi, 100 ml nước mắm (nên chọn loại có độ đạm dưới 40 độ), 20 gram tỏi băm, 20 gram ớt tươi băm
1.2. Cách làm bánh tôm khoai lang Hồ Tây chiên giòn xốp
1.2.1. Bí quyết pha bột làm bánh tôm Hồ Tây đúng tỷ lệ
Khoai lang sau khi bào sợi thì cho vào thau nước muối pha loãng. Khoảng 2 tiếng sau, vớt khoai lang ra, để ráo nước.
Công đoạn ngâm khoai lang bào sợi trong nước muối pha loãng. Ảnh: Cooky TV
Cho 3 loại bột vào một tô sạch, đủ lớn và trộn đều. Sau đó, thêm muối, bột nở, bột nghệ vào trộn chung với bột.Chế nước soda vào tô bột, khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa quyện sánh mịn. Để bột nghỉ nửa tiếng.Khoai ráo thì cho vào tô bột, trộn đều.
Hướng dẫn trộn bột với khoai lang bào sợi làm bánh tôm Hồ Tây. Ảnh: Cooky TV
Cho tôm vào tô khác, nêm gia vị vào trộn đều, ướp nửa tiếng cho thấm vị.
Bước ướp tôm với gia vị. Ảnh: Cooky TV
1.2.2. Cách làm bánh tôm Hồ Tây chiên giòn chấm nước mắm chua ngọt
Chế dầu ăn vào chảo lớn và đun nóng. Bạn chế nhiều dầu ăn để chiên ngập bánh nhé.Dầu nóng thì múc một muỗng bột kèm với khoai lang, đặt tôm đã ướp gia vị lên trên, thả từ từ vào chảo dầu chiên giòn. Trở đều mặt bánh cho đến khi bánh vàng giòn, tôm chín đều từ trong thịt ra ngoài là được. Chiên bánh tôm đến khi hết nguyên liệu bột và tôm.
Công thức chiên giòn bánh tôm Hồ Tây với khoai lang. Ảnh: Cooky TV
Nấu nước mắm: Bạn cho các nguyên liệu và gia vị làm nước mắm vào nồi nhỏ (trừ ớt, tỏi), bắc lên bếp. Vừa khuấy nước mắm, vừa đun cho sôi. Sau đó, tắt bếp, để nước mắm thật nguội mới cho tỏi ớt băm vào. Bạn có thể nấu dư nước mắm, để nguội, rót vào hũ sạch và kín bảo quản trong tủ lạnh dùng dần trong vài tuần nhé.Vớt bánh tôm đã chiên chín ra dĩa, thấm ráo dầu và ăn kèm rau sống, chấm nước mắm chua ngọt để thưởng thức hương vị thơm ngon nhất.
Chấm bánh tôm chiên giòn với nước mắm chua ngọt là ngon đúng chuẩn. Ảnh: Cooky TV
2. Cách làm bánh mì tôm Hồ Tây bằng bột chiên giòn không có khoai lang
2.1. Nguyên liệu
5 ổ bánh mì nướng đặc ruột (nên mua trước1 ngày để bánh mềm)
300 gram tôm tươi đã sơ chế khử mùi tanh, cắt đầu, rửa sạch, để ráo
Làm nước chấm: 1 muỗng canh tỏi, ớt băm; 3 trái chanh tươi; 70 gram đường; 200 ml nước đun sôi để ấm; 4,5 muỗng canh nước mắm (70 ml)
300 gram bột chiên giòn
Ít ngò rí, hành lá băm nhỏ
Gia vị: 1 thìa cà phê bột nêm,
1/2 thìa cà phê bột nghệ
Rau ăn kèm: xà lách, rau thơm,...
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh mì nhân tôm chiên giòn. Ảnh: Kênh YT Hoài Nam Food
2.2. Cách làm bánh mì tôm Hồ Tây với bột chiên giòn không có khoai lang
Dùng kéo cắt đôi các ổ bánh mì theo chiều dọc.Cho bột chiên giòn ra tô sạch, châm nước lọc vào theo tỷ lệ 1 phần bột thì 1 phần nước. Nghĩa là bạn thêm 300 ml nước vào tô bột, khuấy đều. Cho hành, ngò vào trộn chung với bột, rồi để nghỉ 10 phút. Sau đó, rắc bột nghệ vào khuấy bột sánh mịn là được.
Bước trộn bột chiên giòn với bột nghệ làm bánh mì tôm chiên giòn. Ảnh: Kênh YT Hoài Nam Food
Ướp tôm với ít bột nêm, muối, bột ngọt, để yên khoảng 10 phút. Sau đó, cho tôm vào tô bột chiên giòn, trộn để phủ bột đều.Bắc chảo dầu ăn chiên sâu lên bếp, đun nóng.
Phết bột chiên giòn lên miếng bánh mì, rồi múc tôm xếp lên trên miếng bánh. Cho bánh mì vào chảo chiên giòn, trở mặt có tôm lên trên. Dùng muỗng rưới dầu nóng lên tôm cho chín và bám vào miếng bánh mì. Khi mặt bánh chín ngả vàng trở mặt tiếp tục chiên đến khi vàng đều là được.Vớt bánh mì ra, để ráo dầu và cuốn với rau sống chấm kèm nước mắm chua ngọt.
Các bước làm bánh mì tôm chiên giòn biến tấu đặc sản Hồ Tây. Ảnh: Kênh YT Hoài Nam Food
3. Bánh tôm Hồ Tây có từ bao giờ, chứa bao nhiêu calo?
Sở dĩ, thức ăn vặt hấp dẫn này có tên là bánh tôm Hồ Tây vì đây là sản phẩm được chế biến bởi Công ty ăn uống Hồ Tây có từ thời bao cấp. Nghĩa là, bánh tôm đã có từ những năm tháng thuộc về giai đoạn 30 thế kỉ trước. Theo lời người dân kể lại thì bánh đã có từ những năm 1970 - 1980. Với cách làm các món ăn vặt thơm ngon này, Công ty Hồ Tây đã biến món ngon bình dị trở thành đặc sản Hà Nội nổi tiếng cho đến tận bây giờ.
Bánh được đặc trưng bởi màu vàng bột chiên giòn, phồng thơm kết hợp vị tôm ướp mằn mặn. Chính vì thế mà ăn kèm bánh tôm Hồ Tây thì không thể thiếu nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Nếu ăn đúng kiểu truyền thống nữa thì phải kèm theo một dĩa dưa góp đu đủ cà rốt giòn giòn cay cay. Bánh tôm Hồ Tây có chứa khoảng 600 - 750 calo tùy loại bột kết hợp và hàm lượng khoai lang ăn kèm. Để chống ngán, bạn có thể thêm rau sống, xà lách,...ăn kèm với bánh nhé.
Bánh Tôm Hồ Tây xuất hiện từ những năm thập niên 70, với hàm lượng khoảng 600 calo/ cái. Ảnh: Kênh YT Bếp của vợ
4. Cách bảo quản bánh tôm Hồ Tây tự làm tại nhà
Bánh được chiên giòn ruộm nên cách bảo quản cũng đơn giản. Theo đó, bạn có thể để bánh ở nhiệt độ phòng trong tối đa 2 - 3 ngày để đảm bảo hương vị vẫn giòn và ngon nhất. Nếu muốn lưu trữ bánh lâu hơn, bạn cho vào hộp kín và đặt bánh trong tủ lạnh. Khi nào ăn thì có thể lấy bánh tôm ra chiên lại, hoặc hấp nóng lại. Tuy nhiên, bánh chế biến lại sau thời gian bảo quản lạnh sẽ không còn ngon và giữ độ giòn tan như ban đầu nữa. Do đó, webnauan.vn khuyên bạn nên làm mẻ bánh đủ lượng người ăn trong ngày là tốt nhất nhé.
Cách làm bánh tôm Hồ Tây đơn giản, nhưng là một trong những công thức nấu ăn mang đầy đủ nét đặc sắc của ẩm thực Hà thành. Trong đó, nếu làm bánh tôm từ bột gạo tự xay là mềm, ngon và thơm nhất. Nếu sợ chứa nhiều calo, bạn có thể giảm lượng bột và khoai lang kết hợp khi chiên giòn. Lúc này, bánh sẽ mỏng và có độ giòn hấp dẫn hơn đấy. Chúc bạn làm bánh tôm chiên giòn thành công để thưởng thức món ăn ngon Hà Nội ngay tại nhà cùng gia đình nhé!
Cách làm nước sốt bánh mì heo quay ngon đậm vị tại nhà Cách làm nước sốt bánh mì heo quay đơn giản nhưng là yếu tố quyết định độ ngon của món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Việt Nam. Về cơ bản, nước sốt ướp thịt heo quay truyền thống là từ bột ngũ vị hương. Chính thành phần này làm nên mùi thơm, cùng lớp da giòn vàng ruộm độc đáo của món...