Cách làm bánh đúc lạc chấm tương hương vị truyền thống
Bánh đúc lạc chấm tương là món ăn truyền thống của người dân miền Bắc Việt Nam. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ đến việc làm bánh đúc lạc tại nhà để cả gia đình thưởng thức chưa?
Nếu bạn đang có ý định mà chưa biết cách làm thì cùng chúng tôi theo dõi cách làm bánh đúc lạc chấm tương qua nội dung dưới đây nhé!
Hướng dẫn cách làm bánh đúc lạc chấm tương
1. NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH ĐÚC LẠC
- Bột gạo loại ngon: 500g
- Lạc (đậu phộng): 200g
- Nước: 1.2 – 1.5l
- Nước vôi trong: khoảng 20-25ml
- Dầu ăn, muối
2. CÁCH LÀM BÁNH ĐÚC LẠC CHẤM TƯƠNG
Bước 1: Sơ chế lạc và pha chế bột
- Lạc sau khi đã chuẩn bị, các bạn ngâm với nước cho nở ra rồi sau đó cho vào luộc đến khi chín thì tắt bếp và để nguội.
Đọc tiếp sau quảng cáo
Ngâm lạc và luộc chín lạc
- Bột gạo hòa với lượng nước đã chuẩn bị. Hòa nước vôi trong với 1 nửa thìa cafe muối đến khi muối tan hết thì đổ nước vôi vào hỗn hợp nước bột gạo, khuấy đều.
Hòa tan bột gạo với nước, muối và nước vôi trong
Bước 2: Đun chín hỗn hợp bột
- Hỗn hợp sau khi đã khuấy đều thì các bạn cho vào nồi đun, trong quá trình đun thì nhớ khuấy đều bạn nhé, làm như vậy bột sẽ không bị vón cục và chín đều.
Đun chín hỗn hợp bột
- Đun đến khi bột đặc lại thì thôi (bột không còn bám lên trên thành nồi nữa).
- Sau khi bột đã chín thì lúc này bạn cho khoảng 20ml dầu ăn vào, đậy nắp và đun với lửa nhỏ thêm khoảng 10-15 phút nữa cho bột nở và dầu ăn đều, tiếp tục khuấy và cho thêm một lần nước nữa đun với lửa lớn đến khi bột sánh và đặc.
Bước 3: Trộn lạc và bột
Video đang HOT
Sau khi đã đun bột xong thì các bạn nhanh tay cho lạc đã luộc chín vào và trộn đều để lạc được rải đều ở khắp bánh rồi tắt bếp.
Trộn đều lạc với hỗn hợp bột gạo
Bước 4: Thưởng thức bánh đúc lạc
Cho bột trong nồi ra mâm hoặc là đĩa để nguội. Rồi sau đó cắt thành từng miếng bánh đúc nhỏ vừa ăn, bạn cũng có thể cắt tạo hình mà mình muốn nhé.
Thưởng thức bánh đúc lạc chấm tương
Để món ăn thêm đậm đà và đúng hương vị thì các bạn nên ăn bánh đúc lạc với tương nhé, chắc chắn hương vị của món ăn này sẽ khiến bạn khó mà quên được.
Như vậy chỉ với 4 bước thực hiện đơn giản thì cách làm bánh đúc lạc truyền thống thơm ngon đã được chế biến xong rồi. Thật là đơn giản đúng không nào?
Theo Giadinh
Cách làm bánh trôi nước ngon, đơn giản chuẩn vị
Bánh trôi nước dường như đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt Nam. Với hai cách làm bánh trôi nước đơn giản dưới đây, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể tự mình thực hiện tại nhà thay vì mua sẵn ngoài hàng.
1. Cách làm bánh trôi nước miền Bắc
2. Cách làm bánh trôi nước miền Nam
Lưu ý khi làm bánh trôi nước:
1. Cách làm bánh trôi nước miền Bắc
Nguyên liệu bánh trôi:
- Bột gạo nếp: 500 g
- Bột gạo tẻ: 50 g
- Dừa nạo
- Đường phèn
- Vừng trắng
- Muối
Các bước làm bánh trôi Miền Bắc:
Bước 1: Nhào bột bánh trôi
- Tiến hành trộn bột tẻ với bột nếp theo tỷ lệ 1:4, tức là cứ 1 phần bột gạo tẻ trộn với 4 phần bột gạo nếp (tùy từng khẩu phần ăn mà bạn trộn sử dụng khối lượng nhiều hay ít).
- Cho nước và ít muối vào hỗn hợp bột, trộn đều đến khi nào bột dẻo thành khối, mềm, không bị rơi vụn ra, không bị dính tay khi trộn.
- Cuối cùng bọc bột lại rồi ủ trong 30 phút.
Hỗn hợp bột đã được nhào mịn, dẻo thành khối
Bước 2: Làm nhân bánh
- Cắt đường phèn thành những miếng nhỏ sao cho vừa với bánh.
- Rang vừng trắng đến khi hạt vừng có mùi thơm thì tắt bếp, không nên rang vừng quá cháy.
Đường phèn và vừng trắng sau khi được chế biến
Bước 3: Tiến hành nặn bánh
- Bạn lấy từng phần bột bánh đã ủ một rồi xoa thành hình tròn. Dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột rồi đặt vào nhân đường. Sau đó, vê viên bột lại thật kín để bao lấy hết phần đường.
- Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Xếp bánh trôi đã nặn ra đĩa.
Công đoạn nặn bánh trôi
Bước 4: Luộc bánh trôi
- Đun một nồi nước sôi vừa đủ với lượng bánh muốn nấu. Khi nước sôi thả bánh vào. Đến khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa.
- Tiếp tục đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong là bánh đã chín, để khoảng 15 giây rồi vớt ra, thả vào nồi nước đun sôi để nguội.
Lưu ý: Không nên luộc bánh lâu quá dễ làm nát bánh
- Dùng muôi có lỗ vớt bánh ra đĩa, rải đều để các viên bánh không bị đè lên nhau.
- Rắc vừng, dừa nạo sợi lên trên bánh rồi thưởng thức.
Bánh trôi nước miền Bắc có vị ngọt béo
2. Cách làm bánh trôi nước miền Nam
Nguyên liệu làm bánh trôi:
- Bột nếp: 250 g
- Nước cốt dừa: 500 ml
- Gừng: 1 củ
- Mè trắng: 2 muỗng canh
- Đậu xanh không vỏ: 150 g
- Đường thốt nốt: 200 g
- Muối: muỗng cafe
- Lá dứa: 3 lá
Hướng dẫn cách làm bánh trôi Miền Nam:
Bước 1: Nhào bột bánh trôi
- Cho bột nếp ra tô lớn. Đổ nước ấm vào, trộn và nhồi bột thành một khối mềm, dẻo, mịn. Sau đó bọc màng thực phẩm, để khoảng 20-30 phút.
Nhào bột nếp để làm bánh
- Đậu xanh ngâm nở, vo sạch, nấu cùng với 250ml nước cốt dừa và 50 ml nước lọc. Khi đậu xanh chín mềm thì tán nhuyễn, vo thành viên nhỏ.
- Vo bột nếp thành viên tròn, vừa ăn, ấn dẹp. Đặt viên đậu xanh vào giữa, vo tròn kín lại.
Nặn nhân đậu xanh vào bánh
- Mè trắng cho vào chảo rang chín.
Bước 2: Nấu bánh trôi
- Đun sôi 700ml nước với đường thốt nốt, gừng cắt sợi, lá dứa, 1/2 muỗng cà phê muối.
- Luộc viên bánh trôi trong nước sôi. Khi bánh nổi lên khỏi mặt nước thì vớt cho vào nồi nước đường, nấu nhỏ lửa khoảng 5-10 phút.
- Cuối cùng, múc bánh trôi và nước đường ra bát, để nguội. Rắc mè trắng lên trên và chan thêm nước cốt dừa.
Bánh trôi nước miền Nam có hương vị rất khác biệt
Lưu ý khi làm bánh trôi nước:
- Đậu xanh nên chọn loại hạt nhỏ để nhân bánh thơm bùi hơn.
- Khi nhào bột, bạn đổ nước từ từ, vừa đổ vừa nhào để bột không bị nhão.
- Vo bột bọc bên ngoài nhân thật khít, tránh để khí lọt vào. Nếu bọc không khít, khi đun, chiếc bánh dễ bị vỡ.
Hy vong cách làm bánh trôi nước trên đây se giup bạn co thêm môt mon trang miêng thơm ngon để tự tay trổ tài vào cuối tuần hoặc các dịp lễ Tết.
Theo Khampha
Người dân các nước ăn gì vào Giáng sinh? Vào Giáng sinh, người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ chuẩn bị những món ăn truyền thống khác nhau. Đức: Ở Đức, Giáng sinh sẽ không trọn vẹn nếu thiếu stollen, chiếc bánh với topping kẹo, trái cây sấy khô, các loại hạt và phủ đường cát bên trên. Các món ăn Giáng sinh phổ biến khác của Đức là...