Cách làm bánh cốm Hà Nội thơm dẻo, láng mịn tại nhà
Bánh cốm là là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, với mùi thơm ngây ngất, mát dịu quyện trong lớp vỏ bánh dẻo mềm xanh mướt cùng lớp nhân đậu xanh bùi ngọt tạo nên một ấn tượng khó quên đối với bất kì ai đã từng thử qua!
Thay vì thưởng thức món bánh cốm ngoài cửa hàng, các bạn hãy tự tay làm món bánh cốm vừa ngon, thú vị lại đảm bảo vệ sinh tại nhà nhé. Dưới đây là cách hướng dẫn làm bánh cốm thơm ngon và cực hấp dẫn, các bạn cùng tham khảo cách làm nhé.
Bánh cốm Hà Nội thơm ngon
Để thực hiện hướng dẫn làm bánh cốm ngon và chuẩn vị người Hà Nội, trước hết các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cần có để làm bánh cốm dưới đây nhé:
Nguyên liệu:
- Cốm khô: 300 gr
- Đậu xanh đã cà vỏ: 50 gr
- Đường: 80 gr ( có thể gia giảm theo khẩu vị )
- Vừng rang chín: 3 thìa ăn cơm
- Bột nếp: 3 thìa ăn cơm
- Dầu ăn: 1 thìa ăn cơm
- Nước hoa bưởi: vài giọt
Video đang HOT
- Nước: 300 ml
- Lá nếp: vài lá
Cách thực hiện:
Bước 1: Đậu xanh ngâm nước cho nở mềm trong vòng 3 tiếng, đem hấp chín. Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng một ít nước và 30 gr đường rồi xay thật nhuyễn.
Bước 2: Cốm nhặt bỏ những hạt xấu, rửa qua nước cho sạch. Ngâm cốm với nước lạnh trong vòng 1 tiếng cho cốm nở mềm. Lượng nước ngâm cốm cao hơn bề mặt cốm một tí xíu.
Bước 3: Cho phần đậu xanh đã xay nhuyễn, dầu ăn và chỗ bột nếp vào chảo chống dính. Đặt chảo lên bếp sên nhỏ lửa cho đến khi đậu xanh trở lên khô ráo thì rắc một nửa chỗ vừng và vài giọt nước hoa bưởi vào. Dùng đũa đảo đều để vừng và nước hoa bưởi trộn đều vào đậu, rồi cho đậu ra một cái bát.
Bước 4: Cho 300 ml nước cùng 50 gr đường và lá nếp vào chảo. Đun cho tan đường thì cho cốm vào xào ở mức lửa nhỏ. Dùng đũa quấy đều để cốm không bị bén chảo. Khi cốm trở lên khô ráo, các hạt cốm đã gần như tan hết, ăn thử thấy cốm rất dẻo, không còn lẫn những hạt cốm còn rắn nữa là được. Trong lúc xào nếu thấy cốm còn lẫn những hạt rắn mà nước đã khô thì có thể chế thêm chút nước.
Bước 5: Xoa dầu ăn vào tay cho khỏi dính rồi nặn một ít cốm thành hình vuông (nên nặn thật mỏng). Đặt miếng cốm vào một miếng màng bọc thức ăn rồi xúc một ít nhân đậu xanh dàn đều vào giữa miếng cốm. Sau đó nặn một miếng cốm tương tự đặt chồng lên trên. Cuối cùng là rắc một chút vừng vào bề mặt của chiếc bánh cốm.
Bước 6: Nắn lại các mép của bánh cho đẹp hơn rồi gói lại. Nếu muốn bánh cốm được đẹp và mịn màng hơn thì nên dùng khuôn vuông để tạo hình bánh bạn nhé.
Bánh cốm dẻo dẻo hòa quyện với nhân đậu xanh thơm ngon
Bánh cốm thích hợp làm quà biếu vào dịp Tết
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm bánh cốm dẻo thơm trên nhé!
Cách làm bánh trôi nước tại nhà cực kỳ đơn giản cúng Tết Hàn thực
Tết Hàn thực đến cũng là lúc nhà nhà làm bánh trôi bánh chay như một nét văn hóa đẹp có từ lâu đời.
Nguyên liệu:
- Bột gạo nếp.
- Bột gạo tẻ.
- Đường đỏ viên
- Vừng rang.
- Dừa nạo
- Nước hoa bưởi.
Cách làm:
- Dùng phới lồng trộn đều bột nếp và bột tẻ trong một chiếc âu lớn. Từ từ đổ nước vào bột đồng thời trộn đều để bột và nước được hoà quyện hoàn toàn. Để hỗn hợp nghỉ trong khoảng 3 tiếng cho bột lắng, tách bột và nước thành 2 phần. Đổ bớt nước ở âu và cho bột vào một chiếc khăn xô, buộc túm lại và treo lên để bột róc hết nước.
- Sau khoảng 1 tiếng bạn có thể mở khăn kiểm tra, nếu bột mịn, không dính tay thì chúng ta sẽ có thể bắt tay vào nặn bánh trôi.
- Chia bột thành những sợi dài, đường kính từ 1,5-2cm và dùng dao cắt chúng theo chiều dài khoảng một đốt ngón tay. Việc chia bột như vậy sẽ giúp các viên bánh trôi của bạn đều nhau hơn, tránh trường hợp viên to, viên nhỏ thiếu thẩm mỹ. Tiếp theo, hãy vê tròn và ấn dẹt viên bột, rồi đặt một viên đường đỏ vào giữa.
- Sau đó, bao bột lại sao cho bột bọc kín viên đường rồi vê tròn lại. Lưu ý nên vê bột cho thật khít, không để không khí vào gây ra viên bánh trôi sau khi luộc xong bị xẹp. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên vo quá kỹ, tránh trường hợp bánh vỡ khi đun.
- Sau khi đã nặn bột xong, chúng ta sẽ chuyển tới công đoạn cuối cùng - luộc bánh trôi. Bánh đã chín sẽ nổi lên mặt nước.
Lúc này, hãy vớt bánh ra và thả vào chậu nước đun sôi để nguội để bánh bớt dính. Sau đó, cho bánh ra đĩa và gạn bớt nước.
- Cuối cùng, dùng đầu ngón tay ướt chấm vào bát vừng rang và chấm lên mặt bánh để đĩa bánh trôi nước của bạn trở nên đẹp mắt hơn. Hoặc bạn có thể rắc vừng lên mặt bánh nếu không muốn mất thời gian.
- Ngoài ra, bạn có thể cho thêm nước hoa bưởi ở vào nước luộc bánh để tạo cho bánh có mùi hương hấp dẫn hơn.
Chúc các bạn thành công!
Ẩm thực Việt Nam Với nhiều món ăn ngon và lạ, ẩm thực Việt Nam chính là một phần hồn dân tộc, góp phần tạo nên sức quyến rũ cho Du lịch Việt Nam. Người dân Việt Nam ở mỗi vùng miền lại có khẩu vị khác nhau. Người miền Bắc ăn nhạt, chủ yếu sử dụng nước mắm, mắm tôm pha loãng, nhiều món rau và...