Cách làm bánh chưng xanh cho ngày Tết thêm trọn vẹn
Bánh chưng đã không còn xa lạ với tất cả người dân Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi dịp cuối năm nhà nhà đi mua sắm nguyên liệu để chế biến món bánh thơm ngon này để cúng tổ tiên, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm bánh vừa xanh vừa ngon.
Vậy hôm nay hãy cùng SATO tìm hiểu cách làm bánh chưng xanh cho ngày tết thêm trọn vẹn nhé.
Bánh chưng dền ngon cho ngày Tết truyền thống
1. Nguyên liệu làm bánh (đây là nguyên liệu gói khoảng 3 chiếc bánh chưng, kích thước 14cm, dày 4 cm)
- Gạo nếp: 650 gram;
- Đỗ xanh không vỏ: 400 gram;
- Thịt ba chỉ hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram;
- Lá dong;
- Lạt gói bánh chưng.
Nguyên liệu chuẩn bị gói bánh chưng
2. Cách làm bánh
Chuẩn bị:
Video đang HOT
Trước khi tiến hành làm bánh chưng, bạn cần ngâm gạo nếp trước, và tốt nhất bạn nên ngâm gạo nếp qua đêm, hoặc ít nhất cũng phải ngâm gạo khoảng 4 tiếng.
Bạn nên ngâm gạo nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để gạo nếp có màu xanh đẹp mắt, bên cạnh đó cũng giúp gạo nếp thơm hơn. Ngoài ra, đỗ xanh không vỏ bạn cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm nhé.
Thực hiện:
Sau khi đã ngâm gạo nếp xong, bạn đổ gạo ra rổ và để cho gạo ráo nước. Rắc thêm hai thìa muối vào và dùng tay trộn đều gạo.
Đỗ xanh cũng thực hiện tương tự, đổ đỗ ra cho ráo nước rồi trộn với muối và hạt tiêu, sau đó bạn ướp thịt với muối, hạt tiêu và đường.
Gói bánh:
Gói bánh cần một chút khéo tay và có khuôn vuông hỗ trợ
Để cho bánh vuông thành và đẹp mắt, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khuôn gói bánh hình vuông để làm nhé.
Sau đó, bạn xếp 4 chiếc lá dong, xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Làm thao tác tương tự cho 3 chiếc lá còn lại, sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ gạo nếp lên trên.
Phân bố gạo nếp và đỗ xanh trên dưới đều như nhau
Bạn trải đều nếp ở 4 góc của khuôn và để lõm ở giữa. sau đó cho đỗ xanh vào rồi để thịt lên, tiếp đến lại cho đỗ xanh. Và cuối cùng, bạn cho gạo nếp lên phủ lại, bạn cố gắng làm sao để lượng gạo và đỗ xanh ở trên và ở dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng bạn gói bánh và dùng dây lạt buộc bánh lại. Bạn lưu ý là không nên buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra.
Các bước gói bánh
Luộc bánh chưng:
Bạn đặt chiếc bánh vào một nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thông thường, thời gian để luộc một chiếc bánh loại nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Còn nếu bạn sử dụng nồi áp suất, thời gian luộc sẽ được rút ngắn hơn, chỉ còn khoảng 1 tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi bị cạn thì đổ thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được một nửa thời gian thì lật bánh lại, thay nước mới bạn nhé.
Cho bánh chưng vào nồi và luộc chín
Sau khi thấy bánh đã chín thì bạn vớt bánh ra rồi cho ngay vào thau nước lạnh ngâm khoảng 20 phút. Bạn để bánh ráo nước rồi dùng vật nặng đè lên bánh để ép hết nước ra, ép trong khoảng 5 – 8 tiếng.
Chiếc bánh chưng vuông thành, đẹp mắt đã hoàn thiện
SATO đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh chưng xanh dền cho ngày Tết thêm trọn vẹn, bạn có thể áp dụng cách làm này để sắp tới gói bánh cho gia đình mình cúng tổ tiên đón năm mới nhé.
Chúc bạn thành công!
Tuấn Anh
Theo doisongphapluat
Bài dự thi Nhớ thương mùi Tết: Con nhớ mùi 'thủ bò', bố ơi!
Giữa không gian này con như thấy không phải mùi hương trầm bay trong làn khói mà như có mùi hôi hôi của cái thủ bò mà hằng năm Tết đến bố đều xách về như đang phảng phất quanh đây.
Tết đến nơi rồi mà nhà mình vẫn chưa sắm sửa gì cả. Ai đời 26 Tết còn phải ra sau vườn lấy "phân" dồn bao rồi đẩy xe bò ra ruộng. Chiều 29 Tết, nhà người ta bày biện mâm quả thờ gia tiên đâu đấy, rồi người ta đi chợ hoa chơi còn mình ngồi còng lưng nhặt rửa lá dong. Đêm 30, gần 10 giờ đêm mẹ còn hì hụi nấu xôi với luộc gà, bố thì lúc đó mới rửa tay làm gà, đi ra đại lý mua đồ, dù gì thì trước 12 giờ đêm bàn thờ cũng đầy đủ như nhà người ta nhưng người ta hưởng không khí Tết chán chê rồi, nhà mình cứ phải cập rập đến là khó chịu. Có hôm 11 giờ đêm bố mới mang về cây quất hay cây đào để giữa hiên, đương nhiên là không thể sánh với cây đào thế tiền triệu được chưng đèn nhấp nháy rực rỡ của nhà hàng xóm được rồi.
Hoa từ miền Tây về phục vụ người Sài Gòn. Ảnh: Trần Trương Tôn Dzũng.
Ngày xưa còn bé, tôi rất hay so sánh với gia đình nhà người ta và thầm trách hoàn cảnh nhà mình như vậy đấy. Mãi sau này lớn lên mới hiểu, mọi thứ mua vào giờ phút cuối năm thường về đúng giá của cái ngày chưa phải là Tết, cứ riêng bước sang tháng 12 âm một cái là giá bắt đầu tăng vọt. Bố mẹ tôi vẫn cố gắng để con cái được hưởng đủ đầy, có điều vẫn phải tính toán đủ cả sao cho giá ở mức độ hợp lý. Chỉ là bố mẹ phải chịu vất vả hơn bình thường, điều đó lý giải tại sao bố mẹ chỉ đơn thuần làm nông mà nuôi được ba con ăn học đàng hoàng.
Có lần bố đi đâu mua được cái "thủ bò" rõ to xách về. Bố và mẹ vất vả nguyên ngày để đục đẽo, lọc cái đầu con bò cho đến tối, thành quả là một thúng đầy toàn xương trắng tinh, chị em tôi khệ nệ bê ra đầu ruộng để đó. Mẹ bảo, nó hôi, chuột nó tránh xa ruộng nhà mình. Trên đoạn xương đó hoàn toàn không còn tí dấu hiệu da thịt nào, bởi tất cả da thịt đã được lọc chia ra cái phản kia từng rổ, phần má, phần lưỡi là cả miếng thịt to ngon để luộc, phần vụn để xào rau cần. Với cách lọc của bố mà chia ra tính giá theo cân thì quá là rẻ.
Từ đó trở đi, Tết năm nào cũng ăn chán cả thịt bò đến nỗi, mỗi khi bố nhắc tới thịt bò là tôi đã ám ảnh cái mùi hôi hôi của cái thủ bò lúc chưa được làm sạch.
Thực ra thứ tôi thích nhất chỉ là mùi bánh chưng chín lúc bố lấy ra để ép, khi đó mùi lá dong bị luộc kĩ dậy mùi quện với mùi gạo nếp, mùi thịt mỡ nó đánh thức cảm giác thèm ăn ghê gớm, đúng là sức mạnh của món ăn mỗi năm chỉ được nấu một lần. Không gì tuyệt vời hơn cảm giác được gỡ miếng bánh đầu tiên ra ăn sau khi bố đã thắp hương trên bàn thờ. Vẫn ấm nóng và ngon đến vô cùng. Sau này đi học, ở Hà Nội có nơi quanh năm bán bánh chưng cóc ăn sáng, nhưng rõ ràng mùi bánh chưng không bao giờ rõ nét như mùi bánh Tết, và đặc biệt là không có gì ngon bằng bánh chưng bố nấu.
Những năm về sau này, điều kiện kinh tế gia đình tốt lên nhiều, chúng tôi lần lượt ra trường, kiếm ra tiền, lập gia đình, nhưng năm nào bố cũng tự tay gói bánh, vẫn mua thủ bò về lọc lấy thịt lấy da. Bây giờ không phải vì ít tiền không dám mua miếng bò bắp, bò thăn mà vì với gia đình chúng tôi chỉ có phần lưỡi bò, phần sụn, phần da lọc từ cái đầu của nó mới là ngon nhất, đặc biệt là qua cách lọc cẩn thận, cách chế biến tuyệt vời của bố. Hai ông con rể và cậu con trai Tết nào cũng le ve học mà vẫn chưa ai học gói bánh đẹp mà ngon được như bố. Còn "kỹ thuật" lọc thủ bò thì chịu, không ông nào làm được, nhưng ăn thì quen cái miệng mất rồi. Tết nào mà bố nói không mua được thủ bò là y như rằng cả nhà nhìn nhau đầy vẻ tiếc nuối.
Chờ khách. Ảnh: Trần Trương Tôn Dzũng.
Năm nay bố đi xa rồi, Tết không còn mùi bánh chưng nữa, không ai xách thủ bò về lọc thịt nữa. Chúng tôi cũng như nhà người ta đặt vài tấm bánh xếp lên bàn thờ, cũng mấy cân giò bò, thịt bò bắp bò ngon mắt xếp trong tủ. Nhưng rồi nhớ da diết những hương vị Tết ngày nào.
Thắp nén hương cho bố, nhớ lại những ngày Tết sum vầy mà mới năm ngoái thôi gương mặt bố vẫn rạng rỡ, bố ngồi giữa nhà tay thoăn thoắt gói bánh chưng, nhớ tiếng cười của bố còn vang như đâu đây khi bố chơi cùng tụi nhóc, giọt nước mắt con rơi xuống má nghẹn ngào. Giữa không gian này tôi như thấy không phải mùi hương trầm bay trong làn khói mà như có mùi hôi hôi của cái thủ bò mà hằng năm Tết đến bố đều xách về như đang phảng phất quanh đây.
MAI LAN
(Mỹ Xá, Nam Định)
Theo thegioitiepthi
Chỉ là bánh tét thôi nhưng miền Tây có không biết bao nhiêu phiên bản đủ màu sắc nhìn hoa cả mắt Chỉ từ một chiếc bánh Tét mà người miền Tây cũng biến ra nhiều phiên bản xanh xanh đỏ đỏ khác nhau khiến người ta phải trầm trồ Dạo gần đây đã thấy có vài nhà trong Sài Gòn bắt đầu nhóm bếp than, chuẩn bị nồi to để nấu bánh tét, bánh chưng, thế là mới "à" ra, chợt nhớ rằng Tết...