Cách làm bánh chưng ngày Tết của nhóm bạn 9X Nha Trang
Với mong muốn tìm lại ký ức về ngày Tết xưa cũ, Đỗ Tuấn, chàng trai 9X đến từ Nha Trang (Khánh Hòa) đã lên ý tưởng cùng bạn bè tự tay gói những chiếc bánh chưng truyền thống.
Mỗi năm, cứ đến dịp cận Tết Nguyên đán, nhóm mình lại lên ý tưởng tổ chức gói bánh chưng. Năm nay đặc biệt hơn bởi chúng mình có thêm nhiều thành viên mới cùng chung suy nghĩ và sở thích tham gia.
Để làm bánh chưng, bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm đậu xanh tách vỏ, thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ, lá dong. Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp và đậu xanh. Sau một đêm, bạn vớt nếp ra, để ráo nước, rắc 1, 2 muỗng muối vào trộn đều. Đậu xanh cũng thực hiện tương tự. Đối với thịt, bạn ướp cùng muối, tiêu và đường.
Lá dong lựa chọn là lá bánh tẻ, nghĩa là lá không được quá già hoặc quá non. Trước khi gói bánh, bạn cần ngâm lá với nước chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa hai mặt cho sạch và dựng lên đợi ráo nước. Bạn nên dùng khăn và sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân cho lá mềm, dễ gói.
Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn cần chuẩn bị một chiếc khuôn làm bánh. Một chiếc bánh sẽ dùng đến 4 lá dong. Bạn xếp lá dong vào trong khuôn, gấp mép để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn, cho một lớp đậu xanh và đặt thịt vào giữa. Sau đó, bạn rải tiếp đậu xanh và nếp theo thứ tự. Lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới phải đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Lưu ý, bạn không nên buộc quá chặt vì khi nấu nếp trong bánh sẽ còn nở ra thêm.
Video đang HOT
Trong quá trình gói bánh, một số người bạn biết thông tin qua mạng xã hội đã tìm đến, phụ giúp và cùng trải nghiệm hoạt động này cùng với chúng mình. Đó là một điều khá đáng mừng, mình thấy được đâu đó giữa những ngày kề Tết bộn bề, vẫn có những bạn trẻ, hay thậm chí cả người lớn thật sự muốn được một lần lại tự tay gói nên những chiếc bánh truyền thống.
Sau khi hoàn thành việc gói bánh, bạn đặt chúng vào một chiếc nồi lớn và đổ ngập nước. Thời gian để luộc một chiếc bánh sẽ cần nhiều thời gian. Chúng mình đã ngồi bên nhau cả đêm để đợi bánh chín.
Sáng sớm, thành quả cả ngày hôm qua của chúng mình cuối cùng cũng đã ra lò. Trong nhóm làm cùng, có người năm nào cũng gói, có người đã từng hoặc chưa bao giờ gói bánh lần nào. Điều đó không quan trọng, vui nhất là tất cả đã chung tay tự chuẩn bị nguyên liệu cần có, phân công và hướng dẫn cho nhau từng công việc.
Ai nấy cũng đều thích thú với hoạt động này, bởi nó như gắn liền trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Ý tưởng tự gói bánh chưng đơn giản xuất phát từ việc chúng mình muốn tìm lại cảm giác hồ hởi thời thơ ấu trong những ngày kề Tết. Lúc đó, cả gia đình được quây quần bên nhau, tự gói những chiếc bánh tét, bánh chưng trong không gian ấm áp và thiêng liêng…
Theo Zing
Cách làm bánh chưng xanh cho ngày Tết thêm trọn vẹn
Bánh chưng đã không còn xa lạ với tất cả người dân Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi dịp cuối năm nhà nhà đi mua sắm nguyên liệu để chế biến món bánh thơm ngon này để cúng tổ tiên, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm bánh vừa xanh vừa ngon.
Vậy hôm nay hãy cùng SATO tìm hiểu cách làm bánh chưng xanh cho ngày tết thêm trọn vẹn nhé.
Bánh chưng dền ngon cho ngày Tết truyền thống
1. Nguyên liệu làm bánh (đây là nguyên liệu gói khoảng 3 chiếc bánh chưng, kích thước 14cm, dày 4 cm)
- Gạo nếp: 650 gram;
- Đỗ xanh không vỏ: 400 gram;
- Thịt ba chỉ hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram;
- Lá dong;
- Lạt gói bánh chưng.
Nguyên liệu chuẩn bị gói bánh chưng
2. Cách làm bánh
Chuẩn bị:
Trước khi tiến hành làm bánh chưng, bạn cần ngâm gạo nếp trước, và tốt nhất bạn nên ngâm gạo nếp qua đêm, hoặc ít nhất cũng phải ngâm gạo khoảng 4 tiếng.
Bạn nên ngâm gạo nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để gạo nếp có màu xanh đẹp mắt, bên cạnh đó cũng giúp gạo nếp thơm hơn. Ngoài ra, đỗ xanh không vỏ bạn cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm nhé.
Thực hiện:
Sau khi đã ngâm gạo nếp xong, bạn đổ gạo ra rổ và để cho gạo ráo nước. Rắc thêm hai thìa muối vào và dùng tay trộn đều gạo.
Đỗ xanh cũng thực hiện tương tự, đổ đỗ ra cho ráo nước rồi trộn với muối và hạt tiêu, sau đó bạn ướp thịt với muối, hạt tiêu và đường.
Gói bánh:
Gói bánh cần một chút khéo tay và có khuôn vuông hỗ trợ
Để cho bánh vuông thành và đẹp mắt, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khuôn gói bánh hình vuông để làm nhé.
Sau đó, bạn xếp 4 chiếc lá dong, xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Làm thao tác tương tự cho 3 chiếc lá còn lại, sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ gạo nếp lên trên.
Phân bố gạo nếp và đỗ xanh trên dưới đều như nhau
Bạn trải đều nếp ở 4 góc của khuôn và để lõm ở giữa. sau đó cho đỗ xanh vào rồi để thịt lên, tiếp đến lại cho đỗ xanh. Và cuối cùng, bạn cho gạo nếp lên phủ lại, bạn cố gắng làm sao để lượng gạo và đỗ xanh ở trên và ở dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng bạn gói bánh và dùng dây lạt buộc bánh lại. Bạn lưu ý là không nên buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra.
Các bước gói bánh
Luộc bánh chưng:
Bạn đặt chiếc bánh vào một nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thông thường, thời gian để luộc một chiếc bánh loại nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Còn nếu bạn sử dụng nồi áp suất, thời gian luộc sẽ được rút ngắn hơn, chỉ còn khoảng 1 tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi bị cạn thì đổ thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được một nửa thời gian thì lật bánh lại, thay nước mới bạn nhé.
Cho bánh chưng vào nồi và luộc chín
Sau khi thấy bánh đã chín thì bạn vớt bánh ra rồi cho ngay vào thau nước lạnh ngâm khoảng 20 phút. Bạn để bánh ráo nước rồi dùng vật nặng đè lên bánh để ép hết nước ra, ép trong khoảng 5 - 8 tiếng.
Chiếc bánh chưng vuông thành, đẹp mắt đã hoàn thiện
SATO đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh chưng xanh dền cho ngày Tết thêm trọn vẹn, bạn có thể áp dụng cách làm này để sắp tới gói bánh cho gia đình mình cúng tổ tiên đón năm mới nhé.
Chúc bạn thành công!
Tuấn Anh
Theo doisongphapluat
Bài dự thi Nhớ thương mùi Tết: Con nhớ mùi 'thủ bò', bố ơi! Giữa không gian này con như thấy không phải mùi hương trầm bay trong làn khói mà như có mùi hôi hôi của cái thủ bò mà hằng năm Tết đến bố đều xách về như đang phảng phất quanh đây. Tết đến nơi rồi mà nhà mình vẫn chưa sắm sửa gì cả. Ai đời 26 Tết còn phải ra sau vườn...