Cách làm bánh canh cua, canh ghẹ ngon khó cưỡng
Cách làm bánh canh cua, canh hẹ với những nguyên liệu đơn giản cùng các bước cực dễ làm dưới đây sẽ giúp chị em chuẩn bị cho cả nhà một bữa đổi món thật ngon.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kênh cẩm nang a mẹo vặt để cuối tuần này trổ tài đãi cả gia đình thôi nào.
Cách làm bánh canh cua, canh ghẹ ngon khó cưỡng – cach nau banh canh cua
Làm bánh canh từ bột sắn (bột năng)
Bột sắn: Để nấu suất ăn cho khoảng 4 người, bạn chuẩn bị khoảng 1,5 bát con bột sắn khô. Trong trường hợp bạn không có bột sắn hoặc không thích mùi vị của chúng thì có thể đổi qua dùng bột năng.
Bột sắn – cách nấu bánh canh cua
Ngoài ra nếu số người ăn lớn hơn thì tuỳ tình hình bạn có thể chuẩn bị thêm bột theo nhu cầu.
Cách làm như sau:
Lấy phần bột sắn (bột năng) đã chuẩn bị trộn chung với khoảng 1/3 thìa cafe muối. Đổ từ từ phần nước sôi vào bột cho đến khi cảm nhận vừa đủ ẩm để nhào là được.
Nhào bột – cách làm bánh canh cua
Tiếp đó, bạn lấy thìa hoặc dụng cụ khuấy bột khuấy liên tục để đảm bảo bột không bị vón cục. Chờ bột nguội, bạn dùng tay nhào khối bột cho mềm, mịn rồi đem cán mỏng.
Cắt phần bột đã cán thành những sợi dài, mỏng như sợi mỳ mà bạn thường thấy. Lưu ý là trong lúc cán nên lăn 1 lớp bột khô để tránh bột bị dính dụng cụ hoặc dính tay.
Cán bột, cắt bánh canh – cach nau banh canh cua
Sau khi thái bột xong, bạn cho bột vào luộc cho đến khi sợi bánh trong và nổi lên là vớt ra. Thả phần bánh đã chín vào trong tô nước lạnh cho khỏi dính trong khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Cách làm bánh canh cua
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cua: Chọn những con cua cái chắc mình, còn tươi sống. Với suất 4 người ăn bạn chuẩn bị khoảng từ 800 lạng – 1 cân cua là được.
Cua thịt – cách nấu bánh canh cua
Tiết lợn: Khoảng 200 gram tiết lợn tươi. Lưu ý khi mua bạn nên chọn mua tại những cơ sở uy tín để được đảm bảo về chất lượng.
Sườn: Bạn chuẩn bị khoảng 200 gram sườn để làm nước dùng. Cũng như tiết, khi chọn sườn bạn nên chọn ở những cơ sở uy tín để được đảm bảo về chất lượng.
Các nguyên liệu khác cho món bánh canh cua – cach nau banh canh cua
Các gia vị khác: hành lá, hành khô, dầu điều, mắm, tiêu, bột nêm, bột ngọt…
Một lưu ý nhỏ đối với bánh canh đó là trong trường hợp bạn không có quá nhiều thời gian làm hoặc ngại làm bánh thì bạn cũng có thể mua trực tiếp bánh canh tươi để về chế biến.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cua: Làm sạch cua bằng cách ngâm cua trong nước khoảng 30 phút – 1 giờ để cua nhả bớt cát, bẩn bám tại càng. Tiếp đó bạn rửa sạch cua, nhất là tại các khớp chân.
Gỡ thịt cua – cách nấu bánh canh cua
Sau khi làm sạch cua xong, cho cua vào luộc chín trong khoảng từ 2 – 3 phút rồi vớt ra để nguội. Gỡ riêng phần thịt cua và gạch cua rồi để vào bát sạch.
Hành lá, rau mùi: Rửa sạch, cắt bỏ rễ và thái nhỏ
Hành khô: Đập dập, băm nhỏ
Tiết lợn: Cho vào luộc chín sau đó cắt thành các miếng vừa ăn.
Bước 2: Làm nước dùng
Sườn: Chặt thành các miếng nhỏ sau đó cho vào ninh trong khoảng 30 phút để cho sườn mềm và lấy nước dùng. Lưu ý là khi bắt đầu sôi nước, bạn mở vung sau đó vớt sạch bọt để cho nước được trong và ngon hơn.
Video đang HOT
Cua: Cho một ít dầu ăn vào chảo và đun nóng già. Tiếp đó, bạn cho hành khô vào phi thơm rồi tiếp tục cho gạch cua vào đảo đều.
Đảo trong khoảng 2 phút, bạn cho phần thịt cua đã gỡ trước đó vào xào chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp và trút riêng ra bát.
Nước dùng bánh canh cua – cách làm bánh canh
Bước 3: Nấu bánh canh
Phi thơm hành mỡ với dầu điều rồi cho phần tiết đã luộc trước đó vào đảo qua. Tiếp đó, bạn cho phần nguyên liệu đã xào vào nồi nước ninh xương và đun sôi.
Bánh canh cua sau khi hoàn thiện – cách làm bánh canh cua
Cho bánh canh vào bát. Tiếp đến, cho phần thịt cua, gạch cua và các loại rau gia vị lên phía trên. Chế nước dùng đã chuẩn bị (có cả tiết và sườn) và thưởng thức.
Cách làm bánh canh ghẹ
Nguyên liệu cần có
Ghẹ: Cũng như cua, bạn chọn những con ghẹ chắc mình, còn tươi. Với suất 4 người ăn, bạn cũng chuẩn bị khoảng 4 con cỡ từ 8 lạng – 1 cân là vừa đủ.
Ghẹ – cách nấu bánh canh ghẹ
Xương: Xương dùng để ninh nước dùng. Bạn chuẩn bị khoảng 200 gram xương sườn lợn để ninh.
Các loại rau gia vị: Hành tươi, hành khô, rau mùi, các loại rau ăn ghém khác.
Gia vị cần có: Muối, tiêu, dầu hạt điều, dầu ăn, hạt nêm…
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế
Ghẹ: Khác với cua, ghẹ bạn sẽ làm sống chứ không nên luộc chín. Tuy nhiên nếu muốn gỡ thịt dễ thì bạn luộc chín sơ cũng vẫn được.
Làm sạch ghẹ – cách nấu bánh canh ghẹ
Sau khi làm sạch xong, bạn tách mai ghẹ sau đó gỡ riêng phần gạch và phần thịt để riêng. Ướp phần thịt gỡ được trong khoảng 30 phút với nước mắm, hạt nêm cho đậm đà.
Xương sườn: Rửa sạch, chặt thành các miếng vừa ăn
Hành lá, rau mùi: Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ và thái nhỏ
Hành khô: Rửa sạch, đập dập sau đó băm nhỏ.
Bước 2: Làm nước dùng
Sườn: Cho sườn vào ninh trong khoảng 30 phút (tương tự với cách nấu nước dùng cho món bánh canh cua). Lưu ý trong quá trình ninh cần vớt bọt để nước trong và ngon hơn.
Ghẹ: Đun nóng dầu điều sau đó cho hành khô vào phi thơm. Tiếp đó cho phần thịt ghẹ vào xào chín.
Bước 3: Nấu bánh canh
Tiếp tục phi thơm hành với dầu (lần này bạn có thể dùng dầu ăn thường) sau đó cho phần gạch ghẹ vào xào chín. Sau khi xào xong, bạn trút tiếp phần thịt ghẹ đã xào trước đó vào xào lẫn.
Món bánh canh ghẹ sau khi hoàn thiện – cách nấu bánh canh ghẹ
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đổ hết phần hỗn hợp vào nồi nước dùng. Đun sôi nồi nước dùng và nếm lại gia vị một lần nữa.
Cho bánh canh vào bát. Tiếp đến, cho phần thịt ghẹ, gạch và các loại rau gia vị lên phía trên. Chế nước dùng đã chuẩn bị (có cả tiết và sườn) và thưởng thức.
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong hai món bánh canh với cách làm bánh canh cực kỳ đơn giản theo công thức ở trên rồi. Chúc các bạn thành công và đừng quên tìm các công thức các món ăn ngon khác từ ameovat.com nhé.
Ba cách nấu chè cốm thanh mát dịp Trung thu
Chè cốm với hương thơm, màu sắc đặc trưng, là món ăn thích hợp cho mùa Trung thu này. Cùng thử ngay 3 cách nấu chè cốm ngọt lịm sau để cùng gia đình thưởng thức.
1. Cách nấu chè cốm truyền thống a. Nguyên liệu làm chè cốm
Cốm sữa: 120g
Bột sắn: 60g
Đường cát trắng: 400g
Nước hoa bưởi: 1 thìa cà phê
Lưu ý: Nên chọn cốm có hạt chắc, mỏng, dẹt, có mùi thơm của lúa non và khi ăn có độ dai, vị ngọt bùi.
Không nên chọn mua những hạt cốm có màu sắc xanh đậm, mơn mởn vì có thể đây là cốm đã được nhuộm màu; cũng không nên chọn những hạt cốm có dấu hiệu bị ẩm mốc, chảy nhớt và cần xem bao bì đảm bảo được đóng gói nguyên vẹn, thời hạn sử dụng còn lâu.
Chè cốm là một món ăn không thể bỏ qua khi vào Thu (Ảnh: nauankhongkho.com)
b. Nấu chè cốm
Bước 1: Cho vào nồi 1 lít nước, hòa thêm vào đó 400g đường cát trắng. Nếu muốn ăn ngọt hay nhạt, bạn có thể thêm hoặc bớt lượng đường. Khuấy đều cho đường tan rồi bắc nồi lên bếp đun.
Bước 2: Hòa bột sắn với 300g nước, sau đó lọc lại cho đều và bỏ cặn.
Bước 3: Khi hỗn hợp nước đường bạn đun ở bước 1 sôi lên, đem hỗn hợp bột sắn vừa pha cho từ từ vào nồi. Vừa rót, bạn vừa dùng thìa khuấy đều tay cho bột hòa đều trong nước và nhanh chín.
Bước 4: Trong khi hỗn hợp bột sắn với nước đường đang sủi, bạn cho nhỏ lửa lại, từ từ rắc cốm vào nồi chè. Khuấy đều sao cho cốm và bột hòa đều vào nhau. Khi thấy chè cốm sôi nhẹ, bạn cho thìa cà phê nước hoa bưởi vào tạo hương thơm cho món chè cốm. Trộn đều lên rồi tắt bếp.
Bước 5: Khi món chè cốm đã chế biến xong, bạn múc chè ra bát để nguội trước khi ăn hoặc để vào tủ lạnh nếu muốn ăn lạnh.
2. Cách làm chè cốm hạt sen a. Nguyên liệu
- Cốm: 200g
- Hạt sen tươi: 400g
- Bột năng hoặc bột sắn dây: 60g
- Lá dứa, đường cát, đường phèn, muối
Chè cốm hạt sen thơm ngon, hấp dẫn. (Ảnh: cachnauche.com)
b. Các bước làm chè cốm hạt sen
Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu
Cốm tươi rửa sạch. Hạt sen đem ngâm với nước rồi tách bỏ phần tâm sen. Bột năng hoặc bột sắn thì đem pha loãng với nước. Đường phèn đem đi đun với 20ml nước, khuấy đều đến khi đường tan. Lá dứa rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Bước 2: Nấu chè
Cho hạt sen vào nồi nước, ninh ở mức lửa vừa đến khi nhừ. Khi hạt sen nở thì cho ít đường vào để sen ngấm. Tiếp đó, cho phần nước lá dứa đã lọc vào và đun ở mức lửa nhỏ. Khi bắt đầu sôi thì cho cốm vào. Cho thêm 1/3 thìa cà phê muối để chè có vị thanh hơn.
Sau 2 phút, cho tiếp toàn bộ nước đường phèn, bột sắn vào, khuấy đều đến khi chè sánh mịn lại thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện thành phẩm
Chè cốm hạt sen có thể ăn nóng hoặc nguội. Món chè này có thể ăn kèm với đá bào cùng với dừa tươi nạo sợi hoặc nước cốt dừa.
3. Cách nấu chè cốm đậu xanh a. Nguyên liệu nấu chè cốm đậu xanh
-Cốm: 200g
- Đậu xanh tách vỏ: 150g
- Đường phèn: 250g
- Bột năng: 3 muỗng canh
- Nước cốt dừa, vani, đường, muối.
Chè cốm đậu xanh thơm ngon (Ảnh: dienmayxanh.com)
b. Nấu chè cốm đậu xanh
Bước 1: Cho đậu xanh hòa với 4 bát con nước rồi đun ở mức lửa vừa. Bạn có thể nêm thêm 1 ít muối, khuấy đều đến khi đậu mềm và sánh lại. Khi đậu xanh đã chín mềm, bạn tắt bếp, cho đậu xanh ra cối, kế đến dùng chày giã nhuyễn.
Bước 2: Lấy tô rồi cho toàn bộ phần đậu xanh đã giã nhuyễn cùng 200g cốm đã nấu chín, xay nhuyễn vào, dùng muỗng đảo đều để cốm và đỗ xanh được trộn đều với nhau.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp cùng 1 lít nước với lửa lớn. Khi nước lăn tăn sôi thì cho 250g đường phèn vào, đồng thời giảm xuống lửa vừa nấu trong vòng 5 phút. Khi thấy đường đã tan thì bạn cho nốt chén bột năng đã pha vào, tiếp tục nấu thêm 5 - 7 phút, khi thấy chè sôi trở lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4: Chuẩn bị bát con rồi cho 1 ít nước đường, bột năng vừa nấu cùng hỗn hợp cốm và đậu xanh vào, thêm vani, nước cốt dừa, khuấy đều lên và thưởng thức.
Phương Anh (Tổng hợp)
1. Cách nấu chè cốm truyền thống a. Nguyên liệu làm chè cốm
Cốm sữa: 120g
Bột sắn: 60g
Đường cát trắng: 400g
Nước hoa bưởi: 1 thìa cà phê
Lưu ý: Nên chọn cốm có hạt chắc, mỏng, dẹt, có mùi thơm của lúa non và khi ăn có độ dai, vị ngọt bùi.
Không nên chọn mua những hạt cốm có màu sắc xanh đậm, mơn mởn vì có thể đây là cốm đã được nhuộm màu; cũng không nên chọn những hạt cốm có dấu hiệu bị ẩm mốc, chảy nhớt và cần xem bao bì đảm bảo được đóng gói nguyên vẹn, thời hạn sử dụng còn lâu.
Chè cốm là một món ăn không thể bỏ qua khi vào Thu (Ảnh: nauankhongkho.com)
b. Nấu chè cốm
Bước 1: Cho vào nồi 1 lít nước, hòa thêm vào đó 400g đường cát trắng. Nếu muốn ăn ngọt hay nhạt, bạn có thể thêm hoặc bớt lượng đường. Khuấy đều cho đường tan rồi bắc nồi lên bếp đun.
Bước 2: Hòa bột sắn với 300g nước, sau đó lọc lại cho đều và bỏ cặn.
Bước 3: Khi hỗn hợp nước đường bạn đun ở bước 1 sôi lên, đem hỗn hợp bột sắn vừa pha cho từ từ vào nồi. Vừa rót, bạn vừa dùng thìa khuấy đều tay cho bột hòa đều trong nước và nhanh chín.
Bước 4: Trong khi hỗn hợp bột sắn với nước đường đang sủi, bạn cho nhỏ lửa lại, từ từ rắc cốm vào nồi chè. Khuấy đều sao cho cốm và bột hòa đều vào nhau. Khi thấy chè cốm sôi nhẹ, bạn cho thìa cà phê nước hoa bưởi vào tạo hương thơm cho món chè cốm. Trộn đều lên rồi tắt bếp.
Bước 5: Khi món chè cốm đã chế biến xong, bạn múc chè ra bát để nguội trước khi ăn hoặc để vào tủ lạnh nếu muốn ăn lạnh.
2. Cách làm chè cốm hạt sen a. Nguyên liệu
- Cốm: 200g
- Hạt sen tươi: 400g
- Bột năng hoặc bột sắn dây: 60g
- Lá dứa, đường cát, đường phèn, muối
Chè cốm hạt sen thơm ngon, hấp dẫn. (Ảnh: cachnauche.com)
b. Các bước làm chè cốm hạt sen
Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu
Cốm tươi rửa sạch. Hạt sen đem ngâm với nước rồi tách bỏ phần tâm sen. Bột năng hoặc bột sắn thì đem pha loãng với nước. Đường phèn đem đi đun với 20ml nước, khuấy đều đến khi đường tan. Lá dứa rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Bước 2: Nấu chè
Cho hạt sen vào nồi nước, ninh ở mức lửa vừa đến khi nhừ. Khi hạt sen nở thì cho ít đường vào để sen ngấm. Tiếp đó, cho phần nước lá dứa đã lọc vào và đun ở mức lửa nhỏ. Khi bắt đầu sôi thì cho cốm vào. Cho thêm 1/3 thìa cà phê muối để chè có vị thanh hơn.
Sau 2 phút, cho tiếp toàn bộ nước đường phèn, bột sắn vào, khuấy đều đến khi chè sánh mịn lại thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện thành phẩm
Chè cốm hạt sen có thể ăn nóng hoặc nguội. Món chè này có thể ăn kèm với đá bào cùng với dừa tươi nạo sợi hoặc nước cốt dừa.
3. Cách nấu chè cốm đậu xanh a. Nguyên liệu nấu chè cốm đậu xanh
-Cốm: 200g
- Đậu xanh tách vỏ: 150g
- Đường phèn: 250g
- Bột năng: 3 muỗng canh
- Nước cốt dừa, vani, đường, muối.
Chè cốm đậu xanh thơm ngon (Ảnh: dienmayxanh.com)
b. Nấu chè cốm đậu xanh
Bước 1: Cho đậu xanh hòa với 4 bát con nước rồi đun ở mức lửa vừa. Bạn có thể nêm thêm 1 ít muối, khuấy đều đến khi đậu mềm và sánh lại. Khi đậu xanh đã chín mềm, bạn tắt bếp, cho đậu xanh ra cối, kế đến dùng chày giã nhuyễn.
Bước 2: Lấy tô rồi cho toàn bộ phần đậu xanh đã giã nhuyễn cùng 200g cốm đã nấu chín, xay nhuyễn vào, dùng muỗng đảo đều để cốm và đỗ xanh được trộn đều với nhau.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp cùng 1 lít nước với lửa lớn. Khi nước lăn tăn sôi thì cho 250g đường phèn vào, đồng thời giảm xuống lửa vừa nấu trong vòng 5 phút. Khi thấy đường đã tan thì bạn cho nốt chén bột năng đã pha vào, tiếp tục nấu thêm 5 - 7 phút, khi thấy chè sôi trở lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4: Chuẩn bị bát con rồi cho 1 ít nước đường, bột năng vừa nấu cùng hỗn hợp cốm và đậu xanh vào, thêm vani, nước cốt dừa, khuấy đều lên và thưởng thức.
Chia sẻ cách nấu bún ốc thơm ngon đậm đà Ai đã từng thưởng thức qua món ăn bún ốc rồi thì chắc hẳn các bạn không bao giờ quên được mùi vị thơm ngon đậm đà của món ăn này, nhưng làm sao để nấu được món bún ốc thơm ngon này là một điều không hề dễ dàng. Hôm nay a mẹo vặt sẽ giúp bạn thực hiện cách nấu bún...