Cách làm bác tiều phu vô cùng đẹp mắt bằng vải
Hình ảnh bác tiều phu đốn củi với cuộc sống lam lũ nhưng bản tính lại chất phác và lương thiện đã đi sâu vào tâm trí mỗi con người qua các câu chuyện ngắn được học trên ghế nhà trường. Hôm nay, chuyên mục sẽ giới thiệu tới các bạn cách làm bác tiều phu vô cùng đẹp mắt bằng vải.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Vải mành thô
Súng bắn keo và keo nến
Bông, kim chỉ
Nhựa màu
Các bước tiến hành:
Bước 1: Cắt một tấm vải thô sau đó dùng tay tước thành những sợi vải nhỏ dài thẳng một cách khéo léo.
Bước 1
Bước 2: Dùng hai sợi dây buộc số sợi vải kia thành hai phần ở chính giữa để làm thành bộ râu cho chú tiều phu.
Bước 2
Bước 3: Cắt một miếng vải nhỏ rồi cho bông vào phía bên trong, sau đó dùng kim chỉ khâu túm các đầu cạnh lại thành hình tròn bản dẹt để tạo thành chiếc mũi.
Bước 3
Bước 4: Cắt một tấm vải thô to khác sau đó khâu thành hình túi, phần giữa có khâu một đường ngang thắt eo để làm thành thân bác tiều phu. Sau đó, nhét bông vào phía bên trong.
Video đang HOT
Bước 4
Bước 5: Cắt hai đoạn dây thép rồi uốn thành hai hình cánh tay bác tiều phu. Sau đó, dùng súng bắn keo gắn bông lên phía trên hai bề mặt.
Bước 5
Bước 6: Cắt hai tấm vải thô tiếp rồi bọc phía bên ngoài cánh tay, sau đó dùng kim chỉ khâu lại để thành hai chiếc cánh tay hoàn chỉnh.
Bước 6
Bước 7: Dùng súng bắn keo gắn cố định hai cánh tay vào thân bác tiều phu một cách chắc chắn ở phần khâu thắt eo giữa.
Bước 7
Bước 8: Dùng vải màu khâu thành một chiếc áo cho bác tiều, rồi khéo léo mặc vào cẩn thận.
Bước 8
Bước 9: Cắt nhựa màu trắng thành hai hạt bản dẹt làm thành phần lòng trắng đôi mắt, tiếp tục cắt hai hạt nhựa màu đen xanh với kích thước nhỏ hơn rồi gắn lên trên phần lòng trắng để tạo thành đôi mắt hoàn chỉnh cho chú tiều phu.
Bước 9
Bước 10: Cắt một miếng bìa giấy cát- tông thành hình đôi bàn chân sau đó cho một lượng bông lên trên. Cuối cùng cắt một miếng vải thô rồi khâu bao quanh bên ngoài để tạo thành đôi bàn chân cho bác tiều.
Bước 10
Bước 11: Cắt một đoạn dây thừng nhỏ, tết đôi lại rồi gắn bao viền chân bác tiều, sau đó gắn cố định đôi chân vào phần thân bác tiều.
Bước 11
Bước 12: Cắt một tấm vải rồi khâu lại thành chiếc mũ, phần phía đầu mũ gắn một tấm vải lông lên phía trên.
Bước 12
Bước 13: Dùng súng bắn keo gắn các phần vào với nhau một cách hoàn chỉnh, đúng vị trí là xong.
Bước 13
Bác tiều phu làm bằng vải vô cùng đẹp mắt như thế này sẽ khiến người nhận vô cùng bất ngờ và thích thú. Chúc bạn thành công!
Theo kheotay.com.vn
Cha mẹ dạy gì cho con?: Câu chuyện cảm động về giáo sư Việt 38 tuổi tại Đức
Tới Đức cùng gia đình từ năm 1992, những năm tháng tuổi thơ chứng kiến cha mẹ vất vả lam lũ kiếm được đồng tiền giữa xứ người đã ảnh hưởng lớn Đỗ Thành Trung sau này.
Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Thành Trung - ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP
Anh chia sẻ với phóng viên Thanh Niên câu chuyện mình trưởng thành, trong đó có những dấu ấn sâu đậm từ gia đình, ông bà, cha mẹ, những người quan trọng nhất làm nên một Đỗ Thành Trung của ngày hôm nay.
Ông bà là những người thầy đầu tiên
Tôi may mắn được sinh trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Bố tôi từng là học sinh giỏi và được tuyển chọn vào trường chuyên toán của tỉnh Hải Dương từ bé. Sau này, bố tôi tốt nghiệp khoa chế tạo máy tại thành phố Dresden, Đức khóa 1971 - 1975, sau đó, bố về Việt Nam làm việc tại Viện công nghệ, Tổng cục kỹ thuật, Bộ Quốc phòng. Năm 1988, bố được tuyển làm đội trưởng một đoàn công nhân sang Đức lao động.
Ông nội tôi từng là hiệu trưởng Trường THPT Nam Sách, Hải Dương. Ông ngoại công tác tại Trường ĐH sư phạm Hà Nội 2. Mẹ tôi là giảng viên Trường CĐ sư phạm mẫu giáo Hà Nội.
Nếu nói đến ai có ảnh hưởng lớn đối với tôi lúc bé, tôi luôn liên tưởng đến ông nội và ông ngoại. Vì bố đi công tác xa nên tôi chuyển về ở với ông bà ngoại. Mỗi dịp nghỉ hè và các ngày lễ thì về ở với ông bà nội ở Nam Sách, Hải Dương.
Trước năm 1990, Việt Nam mình còn rất nghèo, dù gia đình thiếu thốn nhưng ông nội tôi luôn tự hào và thường nói với tôi là nhà mình rất giàu. Giàu không phải về vật chất mà giàu về tinh thần. Ông là người duy nhất trong làng có một giá sách rất lớn, bao gồm sách văn học, lịch sử, kỹ thuật...
Những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi gắn liền với những kỷ niệm về quê thăm và sống với ông bà, tìm đọc các quyển sách trong giá sách. Mặc dù đọc chưa hiểu nhiều nhưng thói quen đọc và ham sách cũng đã hình thành từ những chuyến về quê.
Ông nội tôi là nhà giáo, lúc tôi nhỏ ông thường xuyên đi hiệu sách mua sách cùng tôi. Ông đọc và ngâm thơ cho tôi nghe, chiều chiều dắt tôi đi thăm các chùa, đình làng... Những cuốn sách truyện cổ tích dân gian, những bài thơ của Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bính, Xuân Diệu và những trích đoạn trong truyện Kiều đã đi sâu vào ký ức của tôi lúc ở Việt Nam. Dù sống tình cảm nhưng ông cũng rất nghiêm khắc. Đối với ông học là phải giỏi và phải luôn có đạo đức tốt. Ông đã rèn cho tôi tính kiên trì, kỷ luật và ngăn nắp.
Gia đình anh Trung - NVCC
Những bài học từ giọt mồ hôi của cha mẹ
Năm 1990, lịch sử nước Đức có nhiều biến động. Bố tôi chuẩn bị về nước, tuy nhiên vì nghĩ sau này khó có thể quay trở lại Đức, bố tôi đưa 3 mẹ con tôi sang Đức du lịch một lần.
Năm 1992, bố tôi đón 3 mẹ con tới thành phố Erfurt, thủ phủ của bang Thringia. Lúc này, nhận ra cơ hội có thể làm kinh tế, bố mẹ tôi tranh thủ làm việc, hy vọng có thể để dành một khoản tiền trước khi quay lại Việt Nam.
Trong khi đó, không để anh em tôi bị lãng phí thời gian, bố đã đăng ký lớp học tiếng Đức, xin học phổ thông cho tôi... Đó là cơ duyên, để chúng tôi gắn bó với nước Đức, đến nay đã 26 năm.
Những năm tháng đầu tiên ở Đức, chúng tôi cũng như phần lớn các gia đình Việt Nam khác rất vất vả. Công ty cũ của bố phá sản, nhiều người Đức thất nghiệp, nói chi những người nước ngoài như bố mẹ tôi.
Với 2 tấm bằng ĐH, nhưng bố mẹ tôi hằng ngày đi bán quần áo tại các thành phố ngoại ô khắp bang Thuringia. Hầu như bố mẹ lao động không có ngày nghỉ, không có cuối tuần, không kể ngày lễ hay mưa tuyết. Dù khó khăn nhưng bố mẹ không bao giờ cho 2 anh em tôi cảm giác bị thiếu thốn và thua kém bạn bè. Không một chuyến đi chơi ở lớp, không một quyển sách truyện nào chúng tôi có nhu cầu mà bố mẹ không đáp ứng.
Sự phấn đấu, ý chí vượt khó của bố mẹ đã hình thành trong tôi một tình thương bố mẹ vô cùng. Chính sự hy sinh thầm lặng không một lời kêu ca của bố mẹ... đã ảnh hưởng rất tích cực đến tôi.
Bố mẹ lao động vất vả cũng vì nghĩ để cho anh em tôi có một tương lai tốt đẹp. Ông bà sống tiết kiệm và luôn muốn hướng cho anh em tôi một cái gì đó cao cả hơn. Tầm 15, 16 tuổi tôi muốn đi làm thêm vì nghĩ như vậy giúp được bố mẹ nhưng bố mẹ không đồng ý, vì muốn cho tôi tập trung học tập, không sớm phải nghĩ đến làm ăn kinh tế. Tôi luôn nhớ mãi lời cha mẹ: "Nếu con rảnh con chọn chơi môn thể thao hay hoạt động xã hội, gặp gỡ bạn bè, hoặc làm cái gì có ý nghĩa, việc kiếm tiền là việc cả đời, con sẽ vẫn có thời gian".
Bố tôi luôn muốn tôi phải hòa nhập được với xã hội và văn hóa Đức. Ông không ngại duy trì những mối quan hệ với những đồng nghiệp và bạn học cũ để nhằm cho chúng tôi có sự tiếp cận mật thiết với người bản xứ. Chính những người bạn đó là những người đến giờ vẫn cố vấn và có những lời khuyên cho tôi mỗi khi đứng trước quyết định quan trọng.
Không mệt mỏi phấn đấu để đạt được điều lý tưởng, cao cả, chính ý chí này của bố mẹ là động lực khiến cho tôi có chỗ đứng ngày hôm nay.
Từ bé đến lớn, có những lúc tôi hụt hẫng và có những lúc đi sai con đường nhưng bố mẹ luôn ở bên cạnh và hỗ trợ tôi. Kể cả đến bây giờ, cha mẹ tôi vẫn tuyệt vời như thế, lo lắng cho các con, chăm sóc 3 đứa con của vợ chồng tôi, mỗi khi chúng tôi phải đi công tác. Kể chuyện mẹ cha, thấy mình còn quá nhỏ bé và chưa làm được gì báo đáp công lao trời biển...
Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Thành Trung (38 tuổi) là một trong những giáo sư trẻ nhất ở Đức. Anh Trung là chuyên gia về mạng lưới điện và tự động hóa, nhà sáng lập doanh nghiệp MorEnergy đang phát triển rất tốt tại Đức.
Thời gian qua, anh Đỗ Thành Trung luôn ủng hộ, truyền lửa và kinh nghiệm cho các thanh niên và sinh viên gốc Việt tại Đức, nhiều lần tham gia và là khách mời đặc biệt các chương trình của Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức cũng như của Đại sứ quán và cộng đồng người Việt. Anh cũng là một trong 100 chuyên gia trẻ dự Chương trình Vietnam Innovation Network mới đây tại Việt Nam.
(Ghi theo lời kể của giáo sư - tiến sĩ Đỗ Thành Trung)
Theo thanhnien
Con ngựa cái Một hôm có một chàng thanh niên cưỡi ngựa vào rừng đốn củi, bỗng gặp một ông tiên xuất hiện, ông tiên hỏi: ảnh minh họa _ Nhà ngươi có muốn ta giúp gì hay không? Anh chàng nói: _ Dạ thưa tiên, con muốn ông giúp con một điều này thôi, điều mà con mặc cảm bấy lâu nay là tại sao...