Cách làm 4 loại nước mía mát rượi ngày hè siêu ngon
Ngoài nước mía tắc truyền thống thì giờ đã có hàng loạt các món nước mía như nước mía cốt dừa, nước mía cam vắt, nước mía dâu tây và nước mía ép thơm rồi.
Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức nước mía để giải nhiệt trong mùa hè này theo một cách rất riêng.
Nước mía vốn dĩ có hương vị đơn thuần là ngọt dịu, về sau được nhiều người pha chế với nhiều loại khác nhau như người Sài Gòn hay cho thêm tắc vào cho ra ly nước mía thêm phần ngon. Thì ngày nay nhiều người còn pha chế thêm với nhiều loại khác nhau: nước cốt dừa, nước ép thơm, dâu tây, nước cam vắt cùng nước mía cho ra thức uống bổ dưỡng.
1. Nước mía cốt dừa
Có thể bạn đã từng nghe đến nước mía cốt dừa, đây là loại nước giải khát khá nổi tiếng ở Mỹ Tho. Nước mía cốt dừa có vị ngọt béo của cốt dừa, vị ngọt tự nhiên mát rượi của nước mía, cho thêm vài sợi dừa nhai nhai cho đỡ buồn miệng nữa.
Để chuẩn bị được lượng nước cốt dừa ngon nhất thì bạn nên mua dừa nạo ở ngoài về hơn là loại đóng sẵn và vắt lấy nước cốt. Cho lần lượt nước mía (nước mía phải tươi ngọt) và nước cốt dừa vào máy xay sinh tố, bấm nút cho máy chạy khoảng 30s là được món món nước mía cốt dừa tươi rói.
Việc cho nước mía, cốt dừa vào máy xay thay vì cho vào ly và chỉ có khuấy đều giúp cho cốt dừa quyện cùng nước mía tốt hơn, và hơn hết bạn sẽ cảm nhận được hương vị trọn vẹn thức uống này mà không phải là bị tách nguyên liệu. Hút một hơi nước mía cốt dừa mát lạnh trong ngày oi bức thì còn gì bằng?
2. Nước mía ép thơm
Nước mía ép thơm này có lẽ hơi mới lạ với người Sài Gòn thế nhưng người miền Tây lại rất quen thuộc, họ thường gọi là nước mía ép khóm. Bên cạnh nước mía cốt dừa thì nước mía ép thơm cũng là một biến tấu của người Mỹ Tho, Tiền Giang. Tác dụng của thơm cũng là một trong những lí do khiến người ta sử dụng nước ép thơm trong món nước mía ép thơm này như tăng cường năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa…
Thơm mua về rửa sạch, chỉ sử dụng 1/4 miếng thơm mà thôi. 1/4 miếng thơm bạn cắt nhỏ, dằm và vắt lấy nước ép thơm hoặc bạn có thể xay nhuyễn thơm cắt nhỏ rồi vắt lấy nước. Cũng cho lần lượt nước mía và nước ép thơm vào máy xay sinh tố như nước mía cốt dừa, đợi khoảng 20s là được rồi.
Khi thưởng thức món nước mía ép thơm này bạn cũng cần phải để ý đến một số trường hợp người dị ứng với thơm (biểu hiện sưng môi, má hay lưỡi khi ăn thơm, tăng lượng đường trong máu…) để có thể thưởng thức được món nước mía ép thơm này một cách trọn vẹn nhất.
3. Nước mía cam vắt
Bạn đã bao giờ thưởng thức nước mía cam vắt chưa? Vừa giải nhiệt lại vừa rất bổ dưỡng, ngọt mát của nước mía cùng với hương vị chua ngọt đặc trưng của cam khiến cho thức uống mùa hè này trở nên hoàn hảo hơn.
Trái cam để làm món nước mía cam vắt nên chọn cam vàng để đảm bảo được độ ngọt vừa phải, vắt lấy nước cam. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cam sành nếu thích vị chua nhiều hơn. Cho nước mía và nước cam vắt vào máy xay (thêm 1 muỗng cà phê mật ong/syrup đường nếu sử dụng cam sành để điều chỉnh độ ngọt phù hợp) khoảng 20s là được.
Video đang HOT
Nước mía cam vắt cũng là một trong những thức uống có lợi cho cơ thể, bởi vì cam có rất nhiều vitamin C bổ sung các khoáng chất cần thiết, hương vị nước mía cam vắt sẽ làm nhiều người mê mẩn.
4. Nước mía dâu tây
Không chỉ kết hợp được với nước cốt dừa nước cam thì nước mía còn có thể kết hợp được với dâu tây cho ra loại thức uống ngon đến mức không cưỡng lại được. Hương vị nước mía truyền thống quyện cùng hương vị chua chua ngọt tuyệt vời của dâu tây không những giúp giải nhiệt, ngon miệng mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Dâu tây ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch rồi cắt thành 4 miếng nhỏ cho dễ xay hơn. Cho nước mía và 2 trái dâu nhỏ đã cắt miếng vào máy xay, với sự kết hợp dâu tây lần này thì bạn nên xay lâu hơn 3 công thức trên để dâu tây được xay nhuyễn và quyện đều với nước mía hơn. Lượng dâu tây phụ thuộc vào khối lượng của từng trái, nếu trái dâu quá to thì bạn chỉ cần dùng 1 trái để tránh khi xay cùng nước mía làm át đi hương vị vốn có của nước mía.
Bạn có thể cải thiện sức khỏe bởi sự kết hợp của nước mía cùng với loại hoa quả. Bên cạnh việc làm mới khẩu vị thức uống của bản thân, thì bạn còn giúp gia đình bạn thưởng thức được 4 loại nước mía mới lạ hơn và ngon hơn trong ngày hè oi bức này.
Cách làm nước mía cốt dừa Mỹ Tho ngọt béo thơm lừng
Nước mía cốt dừa Mỹ Tho - loại thức uống đặc biệt khác so với nước mía thông thường. Cùng vào bếp khám phá món nước nổi tiếng này cùng với công thức làm siêu đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được đấy nhé!
Nguyên liệu làm Nước mía cốt dừa
Cho 4 người
Mía cây 500 gr (chừng 3 - 5 khúc dài)
Nước cốt dừa 90 ml ( phần nước mía) Nước cốt dừa 80 ml (phần thạch)
Nước dừa tươi 300 ml
Sữa tươi không đường 220 ml
Bột rau câu 6 gr (có thể chọn 1 trong 2 loại thạch sau: Agra - giòn hoặc Jelly - dẻo dai)
Đường trắng 80 gr
Mít 100 gr
Dừa bào sợi 100 gr
Đậu phộng rang 50 gr
Cách chọn mua nguyên liệu
Cách lựa mía ép sao cho ngọt, nhiều nước
Cây mía phải có độ dẻo, màu đều cả cây. Điều đó chứng tỏ cây mía mềm, dễ ép nước, nước nhiều và cây mía đó có đầy đủ các chất và hàm lượng đường cần thiết.Cây mía không có vết nứt, nếu có vết nứt,cây mía sẽ bị khô, không còn chất lượng như ban đầu, lượng nước ép ra cũng không được đảm bảo.Các đốt mía phải đều và dài, như thế sẽ được nhiều nước hơn những cây mía có đốt ngắn.Mía róc vỏ rồi thì chọn những cây không quá vàng, cũng không quá xanh. Cây mía xanh là mía non, không ngọt, mía vàng quá là mía già, ngọt gắt và cứng.
Cách chọn trái dừa lấy nước cốt dừa
Dừa các bạn nên chọn dừa khô và hơi già. Khi cầm quả dừa lên, mình lắc bên trong nghe được tiếng nước và thấy nặng tay.Nếu chọn phải quả dừa non, cùi dừa sẽ ít, nước cốt dừa sẽ không đặc sánh như làm từ dừa già. Các bạn nên tham khảo ý kiến từ người bán hàng để giúp chọn được trái dừa ưng ý nhé.
Dụng cụ thực hiện
Máy ép trái cây
Cách chế biến Nước mía cốt dừa
1
Làm thạch rau câu dừa
Lớp rau câu dừa tươi:
Bắc nồi lên bếp, cho vào 300ml nước dừa tươi, 30g đường và 3g bột rau câu. Đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hết.
Khi thấy hỗn hợp vừa sôi tới thì tắt bếp, đổ ra khuôn hình chữ nhật hay hình vuông, để khoảng 15 - 30 phút cho bề mặt se lại.
Lớp rau câu cốt dừa:
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 220ml sữa tươi không đường, thêm 80ml nước cốt dừa, 50g đường và 3g bột rau câu. Đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hết.
Đun đến khi thấy hỗn hợp sôi thì tắt bếp. Sau đó đổ phần nước cốt dừa còn đang nóng lên trên mặt lớp rau câu dừa tươi đã se mặt lại.
Cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để hỗn hợp đông lại thành thạch rau câu.
Lưu ý : Để thạch rau câu không bị tách thành 2 phần, không có độ kết dính thì bạn hãy đổ lớp nước cốt dừa khi đang còn nóng lên trên bề mặt lớp nước dừa tươi khi vừa se lại hoặc bạn dùng dao khía nhẹ vài đường lên mặt rau câu ở dưới rồi đổ lớp rau câu mới lên nhé!
2
Ép nước mía
Khúc mía khi mua bạn nên nhờ người bán róc sạch vỏ mía và cắt thành từng khúc nhỏ vừa đủ để bỏ vào máy ép trái cây.
Cho từ từ mía vào máy ép, ép lấy nước đến khi hết số mía.
3
Hoàn thành
Cắt phần thạch rau câu dừa thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Cho vào mỗi ly 1 lượng nước mía vừa đủ, thêm đá viên rồi cho 30ml nước cốt dừa, thạch rau câu dừa, mít, đậu phộng, dừa bào sợi lên trên mặt rồi dùng ngay thôi.
4
Thành phẩm
Nước mía cốt dừa Mỹ Tho có vị ngọt thanh của nước mía, hòa quyện cùng vị thơm béo ngậy từ nước cốt dừa. Đặc biệt có các loại ăn kèm như thạch rau câu mát lạnh, mít giòn và đậu phộng rang có vị bùi bùi rất thú vị và lạ miệng.
Đây là một món nước rất thơm ngon lại có các vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp giải nhiệt và tăng sức đề kháng, tránh mất nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng. Quả là món nước đáng để bạn thử đúng không nào?
Cách làm nước mía sữa tươi macchiato lạ mắt, thơm ngon, béo ngậy Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước mía macchiato thơm ngon, hấp dẫn và đơn giản nên bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. ! Nguyên liệu làm nước mía sữa tươi macchiato Cho 4 người Nước mía 100 ml Sữa tươi không đường 170 ml Kem béo 50 ml Kem topping 20 ml Đá viên 1 ly...