Cách lái xe diesel tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả
Mức tiêu thụ nhiên liệu do hãng sản xuất đưa ra thường chỉ có tính chất tham khảo, bởi thực tế tùy thuộc vào cách lái xe của mỗi người.
Nhiều người chọn mua ôtô phiên bản động cơ dầu diesel thay vì xăng với mục đích tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên, việc tiết kiệm được nhiều hay ít còn tùy thuộc vào phong cách và kỹ thuật lái xe của mỗi người. Trong bối cảnh giá dầu đang tăng cao hơn so với giá xăng, những kỹ năng dưới đây có thể giúp các tài xế đi ôtô động cơ dầu thực sự giảm được phần nào hóa đơn từ các trạm nhiên liệu.
Tăng tốc nhẹ nhàng, lái xe chậm, đều, tránh phanh gấp
Khi bắt đầu xuất phát hay đi qua các điểm dừng, đỗ, các nút giao thông, người lái xe cần tăng tốc một cách nhẹ nhàng, tránh sự đột ngột. Bởi, việc làm này sẽ khiến hiệu suất nhiên liệu giảm tới 33% trên đường cao tốc và 5% đối với đường nội đô.
Khi bắt đầu xuất phát hay đi qua các điểm dừng, đỗ, các nút giao thông, người lái xe cần tăng tốc một cách nhẹ nhàng, tránh sự đột ngột
Một nghiên cứu từ Bộ Tài nguyên Canada đã chỉ ra rằng, một chiếc ô tô di chuyển ở tốc độ 50 – 80 km/h sẽ tiết kiệm nhiên liệu nhất. Và khi chạy đều ở tốc độ 90 km/h, chiếc xe của bạn có thể đi được quãng đường dài hơn 10 – 15% so với việc chạy ở mức 104 km/h.
Thêm vào đó, việc lái xe chậm, đều cũng sẽ giúp tài xế ít rơi vào tình huống phải phanh khẩn cấp do những tác động ngoại cảnh. Hệ thống phanh ít phải làm việc, cũng đồng nghĩa với việc giảm tải gánh nặng cho động cơ, từ đó giúp xe tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
Đạp chân ga ô tô từ từ
Khi khởi động xe, tài xế không nên quá vội vàng mà hãy nhấn ga một cách từ từ cho đến khi động cơ hoạt động rồi nhẹ nhàng tăng ga để bắt đầu tăng sức kéo của xe và di chuyển.
Video đang HOT
Trường hợp muốn tăng tốc, bạn cũng nên đạp ga thật chậm rãi để tốc độ của xe tăng dần, tránh tình trạng tăng đột ngột. Bởi hành động này không chỉ khiến chiếc ô tô tiêu tốn nhiên liệu hơn mà còn ảnh hưởng đến độ bền của xe. Ngược lại, khi xe giảm tốc, tài xế cũng nên nhả ga từ từ để giảm tải hoạt động cho động cơ, từ đó giúp tối ưu hơn trong việc tiết kiệm nhiên liệu.
Động cơ xe hoạt động ngay cả khi đứng yên một chỗ sẽ đốt cháy gần 1 lít nhiên liệu chỉ trong 15 phút
Không nên chạy không tải trong thời gian dài
Những bác tài có kinh nghiệm lái xe lâu năm cho biết, động cơ xe hoạt động ngay cả khi đứng yên một chỗ sẽ đốt cháy gần 1 lít nhiên liệu chỉ trong 15 phút.
Do đó, nếu di chuyển trong cảnh ùn tắc quá dài hoặc chờ một vị khách, một người thân trong khoảng thời gian tương đối, bạn hãy tắt động cơ.
Hãy giảm trọng tải xe ở mức tối đa
Một chiếc xe có trọng tải lớn cũng đồng nghĩa với việc hệ thống động cơ, máy móc sẽ phải làm việc vất vả hơn, khiến mức tiêu hao nhiên liệu tăng theo. Số liệu nghiên cứu từ Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho biết, cứ thêm 45 kg hàng hóa sẽ khiến lượng nhiên liệu tiêu tốn tăng thêm 2%, thậm chí nhiều hơn đối với các mẫu xe cỡ nhỏ.
Bên cạnh đó, sẽ có khoảng 0,25 lít nhiên liệu được sử dụng để chống lại cản gió, do đó việc chở hàng trên nóc xe cũng sẽ khiến mức tiêu hao nhiên liệu tăng lên. Ngay cả khi giá nóc không chứa đồ vẫn sẽ ảnh hưởng đến khí động học, vậy nên nếu không sử dụng, bạn hãy tháo bộ phận này ra.
Tận dụng công nghệ thông minh
Ngày nay, xe ô tô được trang bị thêm nhiều tính năng thông minh hữu ích, đơn cử như kiểm soát hành trình. Vì vậy, bạn hãy tận dụng triệt để nó, nhất là khi di chuyển trên cao tốc. Kiểm soát hành trình sẽ giúp chiếc xe tăng/giảm tốc một cách chừng mực, tránh ngăn việc tăng tốc đột ngột, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể, khoảng từ 5-15 %.
Tuy nhiên, tính năng này được khuyến cáo không nên sử dụng khi tắc đường, trời mưa lớn hoặc đường quá ướt.
Lái xe ô tô qua hầm đường bộ cần lưu ý những gì?
Khi lái xe ô tô qua hầm đường bộ, tài xế cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn cũng như tránh bị phạt do phạm lỗi.
Hầm đường bộ được xây dựng nhằm gỡ nút thắt về ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đồng thời hỗ trợ người lái di chuyển an toàn, giảm tải rủi ro, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, khi di chuyển trên đoạn đường này đòi hỏi những lưu ý, kinh nghiệm để không vi phạm Luật an toàn giao thông.
Bật đèn chiếu sáng
Hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô bao gồm đèn pha và đèn cốt có chức năng giúp người lái cải thiện tầm nhìn, tăng khả năng quan sát chướng ngại vật trên đường. Trong đó, đèn pha có tác dụng chiếu sáng xa, đèn cốt đóng vai trò chiếu sáng gần.
Khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ, người lái nên bật đèn cốt chiếu sáng gần. Bên cạnh đó, đèn cốt có góc chiếu thấp, giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi hẹp, đồng thời tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông đối diện.
Khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ, người lái nên bật đèn cốt chiếu sáng gần
Hầm đường bộ đều được trang bị hệ thống đèn đường. Tuy nhiên do thiết kế hầm ở dưới lòng đất nên bóng đèn không cấp đủ ánh sáng để người lái nhìn rõ mọi chướng ngại vật. Vì vậy, người lái cần tích hợp thêm đèn cho xe để tăng khả năng chiếu sáng. Đồng thời khi di chuyển trong hầm bộ, người lái cần duy trì đèn chiếu sáng để đảm bảo tầm nhìn tối ưu.
Người lái lưu ý, ngay cả khi hầm đường bộ có đủ sáng, người lái vẫn cần bật đèn chiếu sáng như một cách báo hiệu cho các phương tiện cùng di chuyển. Với lỗi không bật đèn trong hầm đường bộ chủ xe ô tô có thể bị phạt tối đa 2 triệu đồng theo khoản 1 Điều 27 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Ngoài ra, Điểm a Khoản 4, Điểm c Khoản 11, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định: khi qua hầm đường bộ xe ô tô cần bật đèn chiếu sáng gần. Tuy nhiên, người lái cần chú ý không bật đèn định vị, đèn pha hay đèn sương mù nhằm hạn chế tình trạng người di chuyển phía đối diện bị ngợp, chói mắt, không thể điều khiển phương tiện như ý muốn, dễ xảy ra sự cố ngay trong hầm đường bộ.
Chạy đúng tốc độ cho phép
Theo điều 5, điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông, xe ô tô phải giảm tốc độ, đồng thời bị giới hạn tốc độ trên và tốc độ dưới khi di chuyển qua hầm đường bộ. Cụ thể, tốc độ tối đa trong đường hầm bộ là 60km/h và tối thiểu là 30km/h. Tuân thủ tốc độ này giúp người lái dễ dàng kiểm soát và xử lý kịp thời tình huống trong hầm. Việc đi quá nhanh có thể dẫn tới va chạm hoặc quá chậm gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến các phương tiện đang lưu thông tại thời điểm đó.
Việc giữ khoảng cách giữa các xe trong hầm đường bộ sẽ giúp giảm nguy cơ va chạm
Giữ khoảng cách an toàn
Khoảng cách giữa hai xe trước sau cũng như hai xe lưu thông cạnh nhau cũng gây ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và khả năng an toàn. Việc giữ khoảng cách giữa các xe trong hầm đường bộ sẽ giúp giảm nguy cơ va chạm, tai nạn trong trường hợp xe phanh gấp hoặc có sự cố xảy ra bất ngờ. Thông thường, khoảng cách được yêu cầu giữa 2 xe di chuyển liên tiếp tối thiểu là 30m. Đây là khoảng cách vừa đủ để người lái xe có thể bao quát được tầm nhìn xung quanh và kịp thời ứng phó với tình huống bất ngờ.
Không sử dụng còi xe
Còi xe là bộ phận có nhiệm vụ phát ra âm thanh thông báo cho các phương tiện đang cùng tham gia giao thông trên 1 tuyến đường biết về sự tồn tại và ý định di chuyển của xe.
Tuy nhiên, thiết kế đặc thù của hầm đường bộ là có không gian lớn, được xây ngầm dưới lòng đường và thông ra hai đầu hầm, vậy nên sử dụng còi trong khu vực này sẽ khiến âm thanh bị khuếch đại, tạo ra tiếng ồn lớn gây ảnh hưởng đến toàn bộ người đang di chuyển trong hầm. Như vậy, khi đi trong hầm, chủ xe cần tuyệt đối tránh sử dụng còi để gây ảnh hưởng đến chính bản thân và những người khác.
Trong trường hợp muốn báo hiệu cho phương tiện khác, chủ xe có thể nháy đèn, nhưng cần chú ý không sử dụng đèn ưu tiên ngoại trừ các phương tiện được ưu tiên dựa theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Nguyên nhân mất tập trung khi lái xe Theo các chuyên gia, hầu hết mọi tai nạn đáng tiếc đều do mất tập trung khi lái xe và những vấn đề này hoàn toàn có thể tránh và ngăn chặn được. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành các quy định để phòng chống mất tập trung khi tham gia giao thông, một trong số đó có thể kế đến...