Cách lái xe an toàn trên đường trơn trượt
Khi lái xe đường trơn, lốp dễ bị trượt, khiến xe mất kiểm soát. Một số kinh nghiệm lái xe đường trơn sau đây sẽ giúp tránh tình trạng này.
Không hãm phanh hoặc rẽ đột ngột khi lái xe đường trơn
Lái xe chú ý tuyệt đối không hãm phanh hay rẽ đột ngột nếu xe mất độ bám đường do trơn ướt. Điều này có thể khiến xe văng theo quán tính, cực kỳ nguy hiểm cho chính tài xế và những người khác cùng lưu thông.
Trong trường hợp này, lái xe nên giữ khoảng cách an toàn so với phương tiện khác xa hơn điều kiện thời tiết bình thường và giảm tốc độ. Với xe có trang bị hệ thống ABS, khi xe bị trượt, tài xế chỉ cần đạp phanh, giữ và đánh lái. Hệ thống chống bó cứng phanh sẽ tạo ra chuỗi nhấp, nhả để người lái vừa phanh vừa duy trì tay lái, nhanh chóng đưa xe thoát khỏi chỗ trơn trượt.
Lái xe chú ý tuyệt đối không hãm phanh hay rẽ đột ngột nếu xe mất độ bám đường do trơn ướt
Giữ chặt vô lăng nếu ô tô bị trượt trên đường
Lái xe trên đường trơn trượt, tài xế sẽ có cảm giác như toàn xe bị giật ngược lại khi 2 bánh trước vượt qua vũng nước sâu. Lúc này, chủ tay lái không nên hốt hoảng mà chỉ cần giữ thật chặt vô lăng và tiếp tục đưa chiếc xe vượt qua nguy hiểm, tiến về phía trước.
Video đang HOT
Giảm tốc độ, giữ khoảng cách với các phương tiện
Kể cả khi đi trên những cung đường quen thuộc nhưng với điều kiện thời tiết bất lợi như trời mưa thì tài xế cũng cần phải giảm tốc độ và giữ khoảng cách với những phương tiện khác, hạn chế việc đi quá nhanh, khó kiểm soát được tay lái, dễ gây tai nạn.
Lái xe hãy luôn đảm bảo tốc độ hợp lý để bánh xe có thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường, tạo độ bám đường nhất định. Nếu trên đường xuất hiện các vũng nước khó xác định độ sâu, người điều khiển xe cần tránh và chọn hướng di chuyển an toàn hơn.
Lái xe hãy luôn đảm bảo tốc độ hợp lý để bánh xe có thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường
Không nên đánh lái mạnh khi lái xe đường trơn
Nếu không may rơi vào tình trạng bị mất lái, tài xế cần giữ bình tĩnh và tuyệt đối không tiếp tục đánh lái. Việc cần làm lúc này là giữ chặt tay lái, thả chân ga và rà phanh cho đến khi chiếc xe dừng lại hoàn toàn.
Khi ô tô đã bị trượt trên đường trơn, nếu không có hệ thống phanh ABS thì người lái không được dùng phanh nữa. Ngược lại khi ô tô có hệ thống này thì lái xe phải phanh thật chắc để đi qua chỗ trượt. Cuối cùng hãy nhả ga nhẹ nhàng để đánh lái theo hướng người lái mong muốn.
Đi theo vệt lốp của xe phía trước khi lái xe trên đường trơn trượt
Vệt lốp của chiếc xe phía trước chính là yếu tố đảm bảo cho sự an toàn khi gặp tình huống lái xe đường trơn. Chiếc xe phía trước đã vượt qua chướng ngại mà không gặp nguy hiểm gì thì tài xế chỉ cần điều khiển ô tô của mình theo vết xe phía trước để tiến lên. Đây chính là bí quyết “vàng” để đi qua những cung đường trơn, lầy mà người điều khiển xe không phải lo lắng quá nhiều.
Chủ động dừng xe khi ô tô bị trượt
Trong trường hợp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa quá lớn, đường quá trơn thì việc dừng xe là cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả tài xế và những người khác cùng lưu thông trên đường. Khi quyết định tạm dừng, lái xe nên chọn khu vực lề đường có khoảng trống thích hợp, luôn bật đèn pha và đèn cảnh báo để người và phương tiện khác có thể nhận biết được ô tô của mình.
"Tài già" nêu quy tắc khi đổi lái trên đường ít người biết
"Tôi thấy trên đường bây giờ, lái và phụ xe khi đổi lái cho nhau thường đi rất lung tung, vô tội vạ. Thời chúng tôi học lái xe, việc đổi lái và di chuyển như thế nào đều phải có quy tắc riêng", anh Vũ Thành Trung chia sẻ.
Khi di chuyển trên đường, nhất là các chuyến đi dài, việc các tài xế đổi vị trí lái cho nhau là khá phổ biến. Nhiều người khi được hỏi phải di chuyển thế khi rời ghế lái (về phía trước hay phía sau xe) lại tỏ ra khá lúng túng và cho rằng đi thế nào cũng được. Tuy vậy, một số tài xế có kinh nghiệm lại cho rằng, dù là việc nhỏ nhưng vẫn có quy tắc riêng.
Dưới đây là chia sẻ của lái xe Vũ Thành Trung (51 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) gửi đến VietNamNet về vấn đề này. Anh Trung đã có 30 năm kinh nghiệm cầm lái, từng là lái xe con cho một số cơ quan, đơn vị của nhà nước trước khi chuyển sang lái xe khách:
Nhiều người cho rằng, khi đổi vị trí giữa lái và phụ xe trên đường thì di chuyển theo hướng nào cũng được. (Ảnh minh hoạ)
Tôi thấy một vấn đề hiện nay là việc cấp giấy phép lái xe con khá dễ dàng, nhiều người dù có bằng nhưng còn không biết những nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật ô tô hay quy tắc xử lý các tình huống thường ngày tưởng như ai cũng biết. Tôi lấy ví dụ như trong trường hợp rất đơn giản là lái xe và người ngồi bên cạnh muốn đổi lái cho nhau ở giữa đường, dám chắc đến 70% là không biết đi thế nào cho đúng.
Thời chúng tôi khi học lái xe, các thầy dạy rất kỹ từ những thứ đơn giản nhất. Trong đó, khi lái và phụ xe khi đổi chỗ cho nhau, ngoài việc tuân thủ theo quy định về dừng đỗ xe trên đường thì bắt buộc phải tuân theo quy tắc "vòng xoáy âm dương" khi di chuyển. Quy tắc này có nghĩa là người đang ở vị trí lái phải đi vòng về phía đằng sau xe để sang bên phụ, còn người đang ở ghế phụ sẽ đi qua đầu xe chứ không được đi ngược lại.
Tại sao lại có quy tắc này?
Thứ nhất là để tạo nên đường một chiều giúp hai người không bị "va" vào nhau trong quá trình đổi lái, nhất là ở những vị trí đỗ xe chật hẹp chỉ đủ cho 1 người đi qua.
Thứ hai, quan trọng hơn, đó là hướng di chuyển này giúp cả hai đều có góc nhìn hướng về phía sau bên lái của xe. Đây chính là hướng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất khi có thể có phương tiện cùng chiều lao tới khi dừng đỗ xe ở lề đường. Nếu đi theo hướng ngược lại, lái xe sẽ hoàn toàn bị đông và có thể bị đâm từ sau lưng mà không thể có phản ứng gì.
Trong mọi trường hợp, cần phải quan sát phía sau bên lái để tránh trường hợp có xe cùng chiều lao tới. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Đó là lý do tại sao ở thế hệ chúng tôi, khi những người ngồi trên xe con muốn đổi lái cho nhau đều có thói quen đi đúng theo quy tắc nói trên, còn hiện nay gần như ít người dạy.
Mở rộng ra không chỉ khi đổi lái, trường hợp hay gặp là lái xe xuống mở cửa cho sếp ngồi phía bên phụ cũng phải tuân theo nguyên tắc này, tức là người lái xe khi rời ghế lái sẽ đi vòng về phía sau để mở cửa và sau khi xong việc thì đi qua phía đầu xe để trở lại ghế lái.
Thế nên, chỉ cần quan sát vào hướng di chuyển khi rời ghế lái là tôi có thể biết những lái xe đó có được dạy dỗ "đến nơi đến chốn" hay không. Và nếu ai chưa biết đến quy tắc này thì cũng nên làm theo vì chính sự an toàn và "chuyên nghiệp" của mình.
Hy vọng chia sẻ của tôi sẽ giúp ích được ít nhiều cho độc giả của VietNamNet.
Làm gì để không bị lật xe khi xuống hầm các trung tâm thương mại? Nhiều ý kiến cho rằng có nhiều trung tâm thương mại làm đường lên/xuống bãi đỗ xe thực sự là thử thách đối với lái mới hay chị em phụ nữ. Mới đây, trên một số diễn đàn về ô tô, nhiều người chia sẻ hình ảnh về một chiếc ô tô bị lật trên đoạn đường xuống hầm của một trung tâm...