Cách lạ: “Thay máu” cho vườn nhãn già cỗi, anh Xôm rôm rả thu tiền
Thực hiện “trẻ hóa” vườn nhãn già cỗi bằng cách ghép cải tạo, mỗi khi mùa nhãn về, anh Lò Văn Xôm – Bí thư Chi bộ bản Kéo, xã Huổi Một (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) lại kiếm được bộn tiền từ bán quả tươi.
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn nhãn cạnh nhà, cây nào, cây nấy quả sai lúc lỉu, anh Xôm phấn khởi, cho biết: “Sau khi tôi thực hiện ghép cải tạo vườn nhãn, vụ nào cây cũng sai trĩu chịt, không còn hiện tượng cây không đậu quả hay lưa thưa vài chùm như trước”.
Năm 2012, anh Xôm có ý tưởng “thay máu” cho vườn nhãn bên hông nhà. Ban đầu, anh nghĩ là sẽ phải chặt bỏ để trồng mới vì vườn nhãn đã trồng được tới hơn 10 năm. Nhưng khi đến bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong (huyện Sông Mã), tìm hiểu, anh được nhiều người trồng nhãn giỏi nơi đây cho biết, không cần phải chặt cây cũ mà vẫn có cách để “trẻ hóa” vườn nhãn bằng cách ghép cành. Cách này vừa có thể thu hoạch sớm mà năng suất, chất lượng quả cao hơn, cây lại khỏe hơn. “Được lời như cởi tấm lòng”, anh Xôm phấn khởi, quyết định làm theo chỉ dẫn của người dân nơi đây.
Vườn nhãn ghép của anh Xôm, cây nào cũng trĩu quả, bình quân đạt khoảng 100kg/cây.
Thu hoạch xong vụ nhãn năm 2012, anh Xôm cưa, đốn cành của 60 cây nhãn trong vườn để thử nghiệm. Tháng 4/2013, vì chưa nắm bắt được kỹ thuật nên anh đã mua cành giống được cắt tỉa, chọn lọc từ những cây nhãn đầu dòng (giống nhãn lồng Hưng Yên), ở bản Hải Sơn và thuê người đến ghép. Nhờ chăm bón đúng kỹ thuật, vườn nhãn phát triển xanh tốt. Năm 2014, từ 60 gốc nhãn mới ghép, anh thu được hơn 4 tấn quả tươi, lãi hơn 50 triệu đồng, cao gần 10 lần so với năm 2012.
Anh Xôm cho biết, vụ nhãn vừa rồi, anh Thu gần 100 triệu từ vườn nhãn bên hông nhà.
Vui mừng và tin tưởng vào “phép mầu”, anh Xôm tiếp tục &’thay máu” cho hơn 300 gốc nhãn giống địa phương, trồng từ năm 2005 ở trên nương của gia đình. Lần này, anh tự ghép chứ không phải thuê như lần trước. Anh Xôm chia sẻ: “Thời kỳ ghép cành tốt nhất là tháng 4 hàng năm. Từ gốc cây sau khi cưa đốn, mỗi cây giữ lại 5 cành cấp 1 để ghép. Sau khi cành ghép bật mầm và phát triển thành thục thì bấm ngọn. Khi cành ghép mọc nhiều chồi mới thì tỉa định chồi để quyết định số cành cho quả”.
Video đang HOT
Cũng theo anh Xôm, sở dĩ, vườn nhãn nhà anh ra quả đều và sai như vậy là do được chăm bón đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài việc cân đối giữa bón phân vi sinh và phân NPK đối với các thời điểm ra hoa, ra quả… anh còn thường xuyên tưới đủ ẩm vào các thời kỳ nhãn sinh trưởng lộc, chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển. Anh Xôm thông tin: “Làm sạch cỏ xung quanh gốc nhãn cũng rất quan trọng, vừa hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng vừa tránh được sâu bệnh gây hại, giúp cho cây nhãn sinh trưởng phát triển tốt. Bây giờ gần 400 gốc nhãn ghép của tôi, mỗi năm ít nhất cũng thu hơn 200 triệu đồng”.
Theo anh Xôm, để nhãn phát triển tốt, qua sai, cần phải làm cỏ thường xuyên xung quanh gốc.
Có nguồn thu cao, ổn định nên ngoài gần 400 gốc nhãn của gia đình, vừa qua anh Xôm còn mua thêm hơn 2 ha nhãn của người dân trong bản với dự định sang năm sẽ ghép cải tạo hơn lại diện tích nhãn đó.
Nhờ trồng nhãn, cuộc sống gia đình anh Xôm đã bước sang trang mới. Cơ ngơi của anh bây giờ là một ngôi nhà 3 tầng mới xây, nằm sững sững ngay mặt đường nội bản. Trong nhà anh có đầy đủ tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh…
Trên cương vị Bí thư Chi bộ bản Kéo, anh Xôm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Anh đến từng hộ vận động bà con thực hiện ghép cải tạo lại vườn nhãn của mình. Nhiều hộ tin tưởng làm theo và cũng bắt đầu khá lên nhờ có thu nhập cao hơn từ nhãn.
Theo Danviet
Sơn La: Xã biên giới đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới
Những con đường bê tông thẳng tắp, những ngôi nhà khang trang, những cách rừng nhãn bát ngát màu xanh ấm no. Đó là những đổi thay ở xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, xã biên giới đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiến đất làm nông thôn mới
Với hơn 20 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Xã gồm 23 bản, gần 2.700 hộ thuộc 4 dân tộc Kinh, Thái, Khơ Mú, Sinh Mun cùng sinh sống. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Khương ai nấy đều nhiệt tham gia bằng nhiều việc làm cụ thể. Nét nổi bật là phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Ông Lò Văn Hỏi, hiến đất làm đường giao thông vào bản
Ông Lò Văn Hỏi, bản Híp (Chiềng Khương), là hộ tình nguyện hiến 385 m2 đất vườn làm đường nông thôn và xây trưởng mầm non, tâm sự : "Bà con trong bản ai cũng muốn có đường bê tông để thay thế đường đất, khi có chủ trương Nhà nước hỗ chợ xi măng làm đường bê tông vào bản, con đường đi qua đất vườn nhà tôi. Tôi đã tình nguyện hiến 70 m2 đất vườn để làm cho đường vào bản to, rộng hơn."
Ông Hỏi còn cho biết thêm, trong bản có một điểm trường mầm non nằm sát đất vườn nhà, thấy sân chơi của các cháu nhỏ, hẹp quá nên ông hiến tiếp 315 m2 đất làm sân chơi cho các cháu nhỏ. Thấy các cháu được học, vui chơi, ông càng thêm vui.
Còn ông Lò Văn Nhiệm, ở bản Búa, hiến 156 m2 đất xây dựng nhà văn hóa bản, chia sẻ: "Trước đây nhà văn hóa bản nhỏ hẹp, xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, hội họp của người dân. Vì mong muốn có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, nơi vui chơi cho các cháu nhỏ. Bà con trong bản đã cùng góp kinh phí để xây dựng nhà văn hóa. Mặt bằng quá hẹp nên tôi quyết định hiến 156 m2 đất vườn làm mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa". Ông nhận thấy mình cần có trách nhiệm xây dựng bản làng. Được đóng góp chút công sức thấy mình vui hơn.
Lễ công bố xã Chiềng Khương đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
Trao đổi với PV, ông Tòng Văn Phong, Bí thư đảng ủy xã Chiềng Khương chia sẻ: "Ngay khi phát động phong trào đã có hàng trăm hộ nông dân hưởng ứng tham gia, người thì hiến đất, người đống góp ngày công... Nhờ tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng của bà con nông dân, xã Chiềng Khương đạt chuẩn nông thôn mới".
Bừng lên những niềm vui
Đến Chiềng Khương những ngày này, đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi của cán bộ và nhân dân về niềm vui xã vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Đường bê kiên cố, sạch đẹp thuận lợi cho người dân đi lại, trao đổi hàng hóa
Đường bê tông nối dài
Với phương trâm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và "dân biết, dân làm, dân kiểm tra", mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được giải đáp, Nhà nước hỗ trợ còn người dân đóng góp ngày công. Nhờ vậy đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi...
Nhân dân phấn khởi gia sức sản xuất phát triển kinh tế
Sau 5 năm thực hiện, đến nay Chiềng Khương đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trở thành xã biên giới đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới. Theo thống kê, vốn huy động trên 67 tỷ đồng, nhân dân tham gia đóng góp trên 31.000 ngày công, hiến trên 12.000 m2 đất để hoàn thành 156 tuyến đường giao thông đến bản, dài gần 45 km. Tất cả các bản đã xây dựng được nhà văn hóa... 18/23 bản đạt tiêu chuẩn bản văn hóa. Hiện xã đang duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xã có 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 40%, bình quân thu nhập hơn 27 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 5%.
Theo Danviet
"Hot girl nghiện gym" kiếm hàng chục tỷ đồng ở tuổi 23 Nhờ đam mê tập gym, cô nữ sinh này "cá kiếm" hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Mới 23 tuổi nhưng cô nàng này đã giàu sụ nhờ giỏi tập gym Cô sinh viên Katie Parsons bỗng trở nên nổi tiếng khắp đất nước New Zealand khi trở thành một trong những huấn luyện viên thể hình kiếm tiền giỏi nhất năm. Năm...