Cách Không quân Nam Tư bảo toàn lực lượng trong chiến tranh
Dù có lực lượng yếu hơn nhưng Không quân Nam Tư vẫn biết cách duy trì sức mạnh của mình trước các đợt không kích ồ ạt của NATO.
Trang quân sự War History dẫn lời chuyên gia sử học người Bosnia và Herzegovina – Edin Hardau cho biết, trong giai đoạn trước khi xảy ra Chiến tranh Kosovo, Quân đội Nam Tư có tới 40 căn cứ quân sự chiến lược quan trọng, trong đó bao gồm cả các căn cứ không quân ngầm dưới lòng đất, thứ “vũ khí” giúp Không quân Nam Tư
chống lại các đợt không kích của liên quân NATO.
Lớn nhất trong số là căn cứ không quân eljava với chi phí xây dựng và vận hành lên đến 4.5 tỷ USD vào thời điểm đó, đứng vị trí thứ hai là căn cứ không quân Slatina với quy mô nhỏ hơn nhiều so với eljava. Cả hai căn cứ quân sự này đều được xây dựng bên dưới lòng đất hoặc nằm sâu trong lòng núi. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích MiG-29 của Không quân Nam Tư tại Slatina
Tuy nhiên Slatina lại có vị trí chiến lược hơn so với eljava khi nó nằm gần Pristina thủ phủ của Kosovo, và đối với Nam Tư căn cứ quân sự này có vị trí không thể thay thế. Bên cạnh đó Nam Tư còn cho xây dựng các căn cứ quân sự vệ tinh xung quanh Slatina với thiết kế đủ khả năng chống lại một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân như ở Podgorica, Mostar và Split.
Video đang HOT
Như trong sơ đồ ta có thể thấy toàn bộ khu căn cứ Slatina nằm gọn bên trong một quả núi và vị trí của nó trước khi chiến tranh nổ ra là hoàn toàn tuyệt mật. Tổ hợp công trình ngầm ở Slatina còn được so sánh như một mê cung nằm sâu trong lớp đá của đảo Vis thuộc vùng biển Adriatic, với chiều dài hơn 70 km.
Căn cứ không quân Slatina được Nam Tư hoàn thành vào năm 1965 với sức chứa hơn 5.000 binh sĩ và được trang bị nhu yếu phẩm giúp nó có thể trụ vững khi bị cô lập hơn 45 ngày.
Trong thời gian hoạt động của mình, Slatina là đại bản doanh của hai phi đội tiêm kích MiG-21 của Không quân Nam Tư với trang bị gồm 24 chiếc đa phần là các biến thể MiG-21bis và MiG-21UM.
Căn cứ Slatina có hangar chứa máy bay dài 300m nằm sâu trong lòng núi với lối ra được nối trực tiếp với đường băng chính của sân bay Pristina gần đó. Ngoài ra nó còn có các tổ hợp quân sự khác như kho vũ khí, xưởng sửa chữa, các dãy nhà tập thể dành cho binh sĩ. Bên cạnh đó Slatina còn được trang bị hệ thống thang máy ngầm dẫn thẳng ngọn đồi Goles ở phía trên.
Nhờ được bảo vệ bởi tổ hợp công trình kiên cố như vậy mà trong suốt chiến dịch không kích kéo dài hơn 1 năm của NATO, Trung đoàn không quân số 83 của Nam Tư đóng tại đây không chịu bất kỳ thiệt hại nào với các phi đội MiG-21 được giữ nguyên.
Sau khi Chiến tranh Kosovo kết thúc vào ngày 11/6/1999, căn cứ không quân Slatina được chuyển đổi thành sân bay quốc tế với hệ thống đường băng và nhà ga mới với cái tên khác là sân bay quốc tế Pristina. Tuy nhiên một phần của sân bay mới cũng sử dụng cho mục đích quân sự.
Theo_Kiến Thức
Pháp-Ấn phát triển vũ khí thống trị chiến trường Trung Đông
Theo Lenta, hãng Sagem của Pháp và công ty Ấn Độ OIS Enhancers Technology đã ký bản ghi nhớ hợp tác sản xuất dòng tên lửa không đối đất hiện đại AASM.
Theo điều khoản được ký kết, liên doanh Pháp - Ấn Đô sẽ tổ chức sản xuất mô-đun dẫn đường theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ để lắp đặt trên đạn AASM.
Trong giai đoạn đầu tiên, Sagem sẽ chịu trách nhiệm tích hợp đạn AASM lên máy bay chiến đấu Su-30MKI, Mirage-2000H và Jaguar IS/IB hiện trong biên chế Không quân Ấn Độ. Trong tương lai, AASM còn có thể trang bị trên máy bay MiG-29K của Hải quân Ấn Độ.
Theo Sagem giới thiệu, AASM là loại tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường GPS/INS ở giai đoạn giữa kết hợp với đầu dẫn tên lửa laser bán chủ động ở đoạn cuối đường bay.
Tiêm kích Rafale gắn tên lửa AASM.
Trong đợt thử nghiệm cuối cùng của dòng tên lửa này trên tiêm kích Rafale trước khi được Pháp bàn giao cho không quân nước này hồi đầu năm 2013 cho thấy, tên lửa được phóng đi từ chiến đấu cơ Rafale tại căn cứ không quân Cazeau, mục tiêu cần tiêu diệt là một xe chiến đấu địa hình điều khiển xa với độ sai lệch mục tiêu 1m.
Khi còn những giây cuối trên đường bay của AASM, chiếc Rafale mới bắt đầu chiếu xạ laser, cùng lúc đó chiếc xe địa hình cũng được điều khiển biến tốc nhưng nó không thoát được sự truy kích của quả tên lửa.
Giai đoạn đầu, tên lửa bay theo quỹ đạo song song với mục tiêu, đến giai đoạn cuối nó mới bổ nhào xuống và phóng tới mục tiêu theo 1 góc tà nhất định, khi đó chiếc xe địa hình đang chạy với vận tốc 50km/h, cách máy bay khoảng 15km.
Ngoài phiên bản kết hợp GPS/INS và laser, AASM còn có 2 phiên bản khác là loại chỉ sử dụng GPS/INS và kết hợp GPS/INS hồng ngoại.
Các phiên bản của AASM đều có 2 loại tên lửa với kích cỡ khác nhau, bao gồm loại 125 kg và loại 250 kg với tầm bắn 50 km, rất phù hợp để tấn công các trận địa phòng không và cả các phương tiện chiến đấu cơ động như: tăng - thiết giáp, xe chiến đấu...
Tên lửa AASM đã được Không quân Pháp cho thử lửa trong các cuộc không kích ở Lybia và đạt kết quả rất mỹ mãn. Ngày 24/03/2011, một chiếc Rafale của Pháp sử dụng 1 quả tên lửa AASM chỉ được dẫn đường bằng GPS đã phá hủy một chiếc máy bay huấn luyện "Soko G-2 Galeb" của không quân Lybia.
Trong cuộc không kích Lybia, các máy bay Rafale của Pháp đã sử dụng tổng cộng 225 quả tên lửa này, phá hủy rất nhiều phương tiện chiến đấu và các trận địa phòng không Lybia.
Lần tham chiến gần đây nhất của AASM là vào ngày 23/2/2015, tiêm kích Rafale với tên lửa không đối đất AASM cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle mở màn chiến dịch không kích IS ở Iraq.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Đức bác ý định xây dựng căn cứ quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ Bộ Quốc phòng Đức đã bác bỏ các báo cáo của truyền thông về việc Berlin có ý định xây dựng một căn cứ quân sự thường trực tại Thổ Nhĩ Kỳ. RIA Novosti ngày 25/4 đưa tin cho biết, Bộ Quốc phòng Đức đã bác bỏ các báo cáo của truyền thông về việc Berlin có ý định xây dựng một căn...