Cách khôi phục đèn pha khi bị mờ
Khi lái xe vào ban đêm hoặc trong điều kiện có tầm nhìn hạn chế, một trong những cách để bảo vệ an toàn quan trọng nhất mà người lái xe có thể làm là đảm bảo cho đèn pha hoạt động tốt nhất.
Đèn pha ô tô không chỉ gặp các vấn đề như bị cháy bóng hoặc yếu điện. Kinh nghiệm từ các chuyên gia chăm sóc bảo dưỡng ô tô cho thấy, hiệu quả chiếu sáng của đèn pha có thể giảm do các trầy xước trên mặt kính đèn pha. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những nguyên nhân làm đèn pha bị mờ và làm thế nào để khôi phục mặt kính đèn pha nếu cần.
Kính đèn pha bị mờ sau thời gian dài sử dụng
Hiện tượng đèn pha bị mờ là gì?
Nếu bạn thấy ánh sáng phát ra từ đèn pha không còn rõ như trước, rất có thể là đèn pha của bạn đang bị mờ. Đôi khi các tài xế cũng thấy là đèn pha của họ không những ít sáng hơn, mà ánh sáng phát ra còn có màu hơi vàng, hơi đục. Điều này có thể cho thấy là đèn pha đã bị mờ.
Hầu hết các mặt kính đèn pha ngày nay được làm từ nhựa dày cấu tạo từ polycarbonate. Không giống như các kính thủy tinh được sử dụng trong những chiếc xe hơi cũ, các loại kính nhựa này có khả năng chống xước và bền hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, nhựa polycarbonate bị tác động bởi tia UV từ mặt trời, các lớp bên ngoài bắt đầu bị phá vỡ và xuống cấp. Những thay đổi này làm cho mặt kính hấp thụ ánh sáng xanh từ bóng đèn, tạo ra ánh sáng có màu màu vàng nhạt. Việc làm sạch đèn pha bị mờ sương khá dễ dàng.
Làm sạch đèn pha bị mờ
Các sản phẩm cần dùng
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm chuyên dụng để làm sạch kính đèn ô tô bị mờ do tiếp xúc với tia cực tím. Hãy tìm những sản phẩm có ký hiệu “dụng cụ phục hồi đèn pha” hoặc “phục hồi kính đèn pha”.
Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách để làm sạch đèn pha bị mờ. Kem đánh răng và bột baking soda sẽ là chất tẩy rửa hiệu quả để làm sạch đèn pha. Cả hai sản phẩm này đều có tính tẩy rửa giúp loại bỏ hiện tượng mờ đục mà không làm trầy xước hoặc làm hỏng đèn pha. Các hợp chất đánh bóng như Rain-X cũng có thể khắc phục hiệu quả những tổn hại do tia tử ngoại. Nhìn chung, bạn cần có một bộ dụng cụ vệ sinh trong nhà xe hoặc trong nhà của bạn!
Video đang HOT
Các dụng cụ cần có:
Dung dịch tẩy rửa, bột baking soda hoặc kem đánh răng.
Bao tay bảo vệ da nhạy cảm.
Khăn lau.
Nước sạch.
Bàn chải lông mềm.
Chất tẩy rửa nhẹ.
Đầu tiên bạn cần làm sạch bụi bẩn khỏi đèn xe. Dùng một chút chất tẩy rửa nhẹ lên mặt đèn xe và nhẹ nhàng lau chùi sạch các chất bẩn bám trên bề mặt.
Làm sạch vết bẩn bám trên bề mặt đèn
Sau khi rửa sạch vết bẩn, dùng khăn để lau khô bề mặt đèn xe cho đến khi không còn nước.
Tiếp theo hãy dùng chất phục hồi đèn pha chuyên dụng. Kem đánh răng hoặc bột baking soda xoa đều lên về mặt kính đèn. Cần trộn với một ít nước để tạo ra dung dịch đậm đặc. Sau khi quét dung dịch này lên đèn, đợi một vài phút để dung dịch này khô lại.
Dùng bàn chải chà một cách nhẹ nhàng lên bề mặt kính đèn theo vòng tròn để làm sạch. Bạn sẽ thấy màu vàng nhạt trên về mặt kính đèn sẽ từ từ biến mất. Tiếp tục chà nhẹ cho đến khi bề mặt kính trở nên trong suốt.
Và bước cuối cùng sử dụng khăn sạch để lau tất cả chất tẩy rửa thừa trên kính đèn. Có thể dùng nước sạch để rửa sạch vết bám, sau đó dùng khăn lau khô.
5 dấu hiệu nhận biết xe ô tô cần được chăm sóc và bảo dưỡng
Khi ô tô có những dấu hiệu sau đây, chủ xe cần đưa xế yêu đến các gara uy tín để các kỹ thuật viên có thể kiểm tra và kịp thời có phương án chăm sóc và bảo dưỡng chính xác.
1. Xe thải nhiều khói một cách bất thường
Trên thực tế, xe sử dụng động cơ diesel sẽ thải khói nhiều hơn xe chạy xăng. Nhưng chủ xe cần chú ý, nếu lượng khói xả ra có màu bất thường và với liều lượng lớn thì chắc chắn động cơ xe đang có vấn đề.
Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về ô tô, nếu thấy xe thải khói có những màu sắc sau đây, chủ xe cần đưa xế yêu đến các gara sửa chữa ngay để các kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra lại động cơ.
Trong trường hợp xe thải khói trắng: Nếu như xe xả những luồng khói màu trắng như mây, có nhiều khả năng dầu nhớt hoặc có thể là nước đã lọt vào buồng đốt. Ngoài ra, có thể do van bị hở, piston hay xi lanh bị hao mòn khiến cho quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ thải ra khói màu trắng.
Khi thấy xe thải khói màu xanh, chủ xe cần đưa xế đến gara để có thể kiểm tra động cơ nếu như không muốn xe ngốn nhiên liệu nhiều hơn bình thường và 'trái tim' của ô tô sẽ nhanh bị hỏng hóc.
Nếu xe xả khói đen có nghĩa là lượng nhiên liệu vào buồng đốt đang nhiều hơn bình thường. Nếu là xe sử dụng động cơ xăng thì nguyên nhân của hiện tượng này là do bộ chế hòa khí gặp trục trặc, còn nếu là xe chạy dầu thì có nhiều khả năng buồng đốt có nhiều muội than hay cặn bẩn bám vào.
Nếu bình làm mát bị rò rỉ hay van hoặc đầu xi lanh bị hở/hao mòn, xe sẽ thải nhiều lượng khói màu xám.
2. Rò rỉ nhiên liệu
Nếu phát hiện ra có vết chất lỏng ở dưới xe trong khi bạn không hề rửa xe hay vừa đi qua vũng nước thì nhiều khả năng ô tô đang gặp phải tình trạng rò rỉ nhiên liệu. Để chắc chắn hơn, bạn có thể đạp phanh và cảm nhận xem chân phanh có mềm hơn bình thường không.
Hãy xuống xe và kiểm tra các đầu nối xi lanh ở khoang động cơ, dầu phanh, bình làm mát, dầu truyền động... Nếu phát hiện xe bị rò rỉ nhiên liệu, hãy cố gắng đưa xe đến các tiệm sửa chữa ngay, bởi lái xe trong tình trạng này rất có nguy cơ bị cháy nổ.
3. Âm thanh lạ kèm theo rung lắc
Nếu như xe đi qua con đường bằng phẳng, không ổ gà mà vẫn nghe thấy âm thanh lạ phát lên như tiếng rít, bộp bộp, lộc cộc như tiếng gõ kèm theo rung lắc thì chắc chắn động cơ, hệ thống treo hoặc khung gầm xe của bạn đang gặp vấn đề.
4. Các lỗi về hệ thống điện của xe ô tô
Đèn xe chập chờn, còi xe lúc được lúc không, hệ thống điều hòa bị trục trặc hay các nút bấm điều khiển không hoạt động... là những lỗi thường thấy liên quan đến hệ thống điện của ô tô.
Tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm về sửa chữa điện, hãy đưa xe đến các gara uy tín, tránh khiến cho tình trạng hỏng hóc nặng thêm và có thể gây nguy hại đến sự an toàn của bản thân.
5. Lỗi vặt
Trong quá trình sử dụng, chủ xe có thể để ý đến các vấn đề quan trọng thỉnh thoảng lại xảy ra như khả năng làm mát của điều hòa, hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, chất lượng hoạt động của động cơ như xe chạy có êm mượt không, có bị yếu hay giật cục khi tăng tốc đột ngột không...
Có thể những lỗi này lâu lâu mới xuất hiện, nhưng tích tụ dần thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị sử dụng của chiếc xe. Chính vì thế, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra để có lịch trình chăm sóc và bảo dưỡng ô tô hợp lý và tốt nhất.
6 bộ phận trên xe ô tô hay gặp vấn đề hỏng hóc Dưới đây là những bộ phận trên xe ô tô hay bị hỏng hóc mà chủ xe cần nắm rõ để có cách chăm sóc và bảo dưỡng xế yêu chuẩn xác nhất. 1. Đèn xe Hệ thống đèn xe ô tô dễ 'dở chứng', phát sáng chập chờn khi xe thường xuyên đi qua những địa hình lầy lội, ổ gà, hoặc...