Cách khoá ứng dụng tạm thời trên iPhone
Apple chưa cung cấp tính năng khoá ứng dụng, tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm được điều này nếu biết cách cài đặt thời gian sử dụng tối đa cho iPhone hoặc iPad của mình.
Người dùng iPhone thường có một hoặc nhiều ứng dụng nhạy cảm, chứa thông tin cá nhân không thể tiết lộ. Những ứng dụng riêng tư này cần một lớp bảo mật bổ sung ngoài mật khẩu chung của thiết bị.
Mặc dù không thể trực tiếp khóa ứng dụng, trang Howtogeek gợi ý cho bạn cách sử dụng chế độ “ Screen Time” của iPhone/iPad để hạn chế quyền truy cập không mong muốn.
“Screen Time” không khóa ứng dụng nhưng áp đặt giới hạn thời gian sử dụng hàng ngày cho chúng. Khi bạn truy cập ứng dụng quá thời gian quy định, điện thoại sẽ yêu cầu mật mã nếu muốn tiếp tục sử dụng.
Nếu sử dụng Screen Time hiệu quả, ứng dụng này sẽ như một lớp bảo mật thứ hai cho ứng dụng, sau mật khẩu của thiết bị.
Điểm hạn chế duy nhất của phương pháp này là ứng dụng sẽ chỉ được khoá khi vượt quá thời gian quy định.
Tuy nhiên, đây có vẻ vẫn là cách tối ưu nhất để bảo vệ các ứng dụng bị truy cập không mong muốn. Sau đây là cách để bật chế độ “Screen Time”.
Đầu tiên, bạn hãy vào “Setting” và chọn ứng dụng “Screen Time” trên iPhone hoặc iPad của mình. Sau đó, chọn “Turn on” để kích hoạt ứng dụng quản lý thời gian này.
Một dòng thông báo tự động sẽ hiển thị trên màn hình, hãy chọn “Continue” và xác nhận “This is my iPhone” . Sau đó, bạn mở menu của ứng dụng, chọn vào “Apps Limit” , đồng thời cấp quyền hoạt động cho tuỳ chọn này.
Cài đặt đồng hồ về thời lượng 1 phút, sử dụng quá thời gian này, ứng dụng sẽ yêu cầu nhập mật khẩu để tiếp tục sử dụng
Sau đó, bạn cần nhấn vào “Add Limit” để chọn ứng dụng mà bạn muốn đặt thời gian sử dụng, sau đó nhấn “Next” ở góc trên cùng bên phải.
Sau bước này, ứng dụng sẽ hiển thị một đồng hồ để bạn cài đặt thời gian sử dụng tối đa, bạn hãy đưa thời gian về mức thấp nhất là 1 phút, sau đó nhấn “Add” ở góc bên phải màn hình để tiếp tục.
Cuối cùng, hãy trở về trang chính của Screen Time, cuộn xuống bên dưới và thiết lập mật khẩu yêu cầu trong trường hợp sử dụng quá thời gian quy định.
Như vậy, bạn đã hoàn thành việc cài đặt thời gian sử dụng tối đa cho các ứng dụng cần được bảo mật. Trong trường hợp muốn sử dụng chúng hơn 1 phút, hãy chọn “Ask For More” -> “One More Minute” và nhập mật khẩu khi được yêu cầu.
Công nhân đập phá nhà máy lắp ráp iPhone vì bị chậm trả lương
Các công nhân tại một nhà máy lắp ráp iPhone ở Ấn Độ đã gây ra một vụ bạo loạn, đập phá nhà máy vì bị chậm lương nhiều tháng.
Sự việc xảy ra vào cuối tuần vừa qua, tại một nhà máy của hãng công nghệ Đài Loan Wistron, đặt tại khu công nghiệp Narsapura (bang Karnataka, Ấn Độ), khi khoảng 2.000 công nhân đã đập phá nhà máy này. Đây là nhà máy lắp ráp iPhone SE cho thị trường Ấn Độ.
Một chiếc xe ô tô bị đốt cháy trong vụ bạo loạn
Nguyên do của vụ bạo loạn bắt nguồn từ việc các công nhân bức xúc vì chuyện lương bổng, khi nhiều người bị cắt giảm lương và một số khác bị nợ lương trong nhiều tháng qua.
"Dù ban đầu các sinh viên tốt nghiệp đại học được hứa hẹn sẽ nhận lương 21.000 Rupee (tương đương 6,6 triệu đồng) mỗi tháng, nhưng sau đó lương của họ giảm xuống còn 16.000 Rupee (5 triệu đồng) và những tháng gần đây giảm xuống còn 12.000 Rupee (3,7 triệu đồng). Mức lương hàng tháng của các công nhân không có bằng đại học bị giảm xuống còn 8.000 Rupee (2,5 triệu đồng). Số tiền lương của chúng tôi đã bị cắt giảm và thật khó chịu khi điều này xảy ra", một công nhân làm việc tại nhà máy cho biết.
Các công nhân đã có buổi gặp mặt và làm việc với Bộ phận nhân sự của nhà máy vào ngày thứ 7 vừa qua (12/12), nhưng đã không có phương án giải quyết phù hợp nên đã dẫn đến vụ bạo loạn.
Theo truyền thông địa phương, các công nhân đã đập phá đồ đạc, nội thất trong các văn phòng làm việc, máy tính và các thiết bị bên trong nhà xưởng. Các công nhân đã đốt cháy xe ô tô của công ty và làm hư hại 4 xe khác đang đậu trong khuôn viên của nhà máy.
Trật tự chỉ được lập lại sau khi có sự can thiệp của lực lượng cảnh sát. Hiện cảnh sát đang thu thập hình ảnh từ các camera giám sát để bắt giữ những người cầm đầu vụ đập phá và những người tham gia phá hoại cơ sở vật chất của nhà máy.
Hiện Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) và là một trong những thị trường quan trọng nhất của Apple. "Quả táo" bắt đầu lắp ráp iPhone tại thị trường này từ năm 2017 để giảm thuế và giảm giá sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà máy tại Ấn Độ chỉ lắp ráp các loại iPhone đời cũ do người dùng Ấn Độ vẫn chuộng các mẫu sản phẩm này hơn là iPhone đời mới có giá đắt đỏ.
Wistron, một trong những đối tác lắp ráp iPhone, đã đầu tư hơn 400 triệu USD tại Narasapura, một trong những khu công nghiệp lớn nhất Ấn Độ, để xây dựng nhà máy rộng hơn 17ha. Hiện có khoảng 10.000 công nhân đang làm việc tại nhà máy này. Ngoài lắp ráp iPhone, nhà máy còn được sử dụng để lắp ráp một vài sản phẩm điện tử khác cho các đối tác của Wistron.
Hiện Apple và Wistron vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc.
Jony Ive - "cha đẻ thiết kế" của iPhone có thể trở thành CEO Ferrari Huyền thoại mệnh danh "phù thủy thiết kế" Jony Ive bất ngờ được xem là một trong hai ứng cử viên "sáng giá" cho vị trí CEO đang bị bỏ trống của Ferrari. Jony Ive (trái) là ứng cử viên sáng giá để trở thành CEO mới của Ferrari. Theo báo cáo từ Reuters , Louis Camilleri - CEO Ferrari, đã đột ngột...