Cách khắc phục kính lái bị mờ mà tài xế nên nắm
Khi lưu thông dưới điều kiện trời mưa hay sương mù, nhiều tài xế từng gặp phải trường hợp kính xe của mình bị mờ. Hiện tượng này làm ảnh hưởng đến tầm nhìn, ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm không đáng có.
Ảnh minh hoạ. Ảnh Kiến Văn
Nguyên nhân hiện tượng này đến từ việc nhiệt độ và độ ẩm trong và ngoài xe chênh lệch lớn dẫn đến hơi nước đọng trên kính. Cách tốt nhất trong trường hợp này đó là sử dụng hệ thống sấy kính trên xe để khắc phục. Trang bị này có ở hầu hết các loại xe hiện nay.
Hiện tượng mờ kính lái, kính chiếu hậu thường xảy ra khi trời mưa hoặc có sương mù. Ảnh Kiến Văn
Nó bao gồm hệ thống sấy kính lái và kính chiếu hậu, nhiều chiếc xe sang còn trang bị cả hệ thống sấy kính chiếu hậu ngoài. Thông thường, nút điều khiển được đặt ở vị trí trung tâm của bảng điều khiển xe, ngay cạnh hệ thống điều hòa. Nó được minh họa tương đối rõ ràng, riêng biệt, nên rất dễ nhận ra.
Tuy nhiên, khi sử dụng chức năng này, tài xế nên đóng hết các cửa kính lại. Chỉ cần một chút kính bị hở thì không đạt được hiệu quả tối đa. Đối với các loại xe không trang bị chức năng sấy kính tự động thì bạn nên chú ý tắt ngay sau khi sử dụng, để tiết kiệm nhiên liệu cũng như không ảnh hưởng đến hệ thống điều hòa.
Video đang HOT
Trong trường hợp mưa nhỏ hay xe có trang bị bị vè che mưa, bạn có thể cân nhắc việc hạ kính ôtô xuống. Theo kinh nghiệm của các tài xế lâu năm thì nên hạ kính xe mỗi bên khoảng 5-10 cm, đồng thời bật quạt gió nấc cao để lưu thông không khí trong xe. Nó sẽ giúp giải quyết việc kính xe bị mờ ngay.
Hoặc bật quạt gió và để ở chế độ lấy gió ngoài cũng là cách xử lý hiệu quả mờ kính. Vừa giúp cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe, vừa làm thoáng xe. Dù vậy, tài xế chỉ nên áp dụng phương pháp này khi chưa có hơi nước đọng trên mặt kính chắn gió hay kính chiếu hậu. Nó không hiệu quả khi đã có số lượng hơi nước lớn bám vào những chỗ này.
Một cách nữa có thể sử dụng đó là dùng hệ thống điều hòa. Nên bật điều hòa gió to và chọn chế độ là hất gió lên kính để làm cho kính hết mờ. Sau đó điều chính hất gió về phía cabin, không hất vào kính nữa. Chú ý, bạn nên chọn chế độ lấy gió trong, vì gió ngoài sẽ mang theo hơi nước, sẽ làm kính lái bị mờ hơn.
Bên cạnh đó, khi sử dụng điều hòa thì không nên dùng điều hòa nóng để xử lý hơi nước. Bởi vì nó càng làm cho chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài tăng lên, từ đó không giải quyết được kính mờ. Lời khuyên được đưa ra đó là sử dụng điều hòa lạnh và chế độ gió hợp lý. Nếu lạnh quá cũng khiến cho kính bị đọng nước bên ngoài, ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Bật điều hoà ôtô mức "level max", tại sao vẫn không mát?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ôtô không mát hoặc làm mát kém. Khi gặp tình trạng này, tài xế cần kiểm tra những thiết bị, bộ phận nào?
Điều hòa làm mát kém
Mặc dù tài xế đã bật điều hòa với ở mức "level max", nhưng ôtô của bạn vẫn không thấy mát hoặc mát kém, cabin xe có mùi khó chịu thì nguyên nhân chính xác là do lọc gió điều hòa bị bẩn.
Theo đó, sau một thời gian sử dụng, nếu không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn sẽ bám vào lưới lọc, lâu ngày sẽ kết tảng dày khiến cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được ca-bin xe. Trong trường hợp này, cách khắc phục duy nhất chính là vệ sinh cho tấm lưới lọc.
Lọc gió điều hoà bị bẩn là một trong những nguyên nhân khiến điều hoà ôtô của bạn không mát, hoặc mát kém. Ảnh: Nguyễn Ho/otofun
Thông thường các nhà sản xuất đều có khuyến cáo nên thay mới sau mỗi khoảng 16.000 đến 24.000 km. Tuy nhiên, với những xe thường xuyên vận hành trong môi trường nhiều khói bụi thì thời gian thay thế lọc gió sẽ ngắn hơn, thậm chí là phải vệ sinh hàng tuần.
Điều hòa chết hẳn, không có tác dụng làm mát
Nếu trường hợp này xảy ra sau khi hệ thống làm lạnh được bơm ga thì nguyên nhân chính là do thừa ga hoặc thiếu ga.
Thiếu ga do ga bị xì sẽ khiến cho áp suất giảm xuống mức thấp hơn bình thường. Để bảo vệ hệ thống điện lạnh trên ôtô thì công tắc áp suất sẽ tự động ngắt, không cho lốc lạnh hoạt động, bởi nếu hoạt động sẽ làm trầy xước piston, xilanh.
Trường hợp thừa ga, áp suất sẽ cao hơn mức bình thường, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để bảo vệ hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động và do đó sẽ không thể làm mát.
Trong trường hợp này, để khắc phục, chỉ còn cách là đưa xe đến các gara sửa chữa để được trợ giúp.
Làm gì khi điều hòa không mát?
Tài xế luôn phải vệ sinh hệ thống lọc gió, thay mới lọc gió điều hòa khi xe giảm mát. Chi phí thay mới khoảng vài trăm nghìn đồng tùy dòng xe.
Đồng thời tài xế cũng phải kiểm tra gas điều hòa, bổ sung thay mới nếu cần thiết. Chi phí nạp gas điều hòa khoảng 500.000 đồng.
Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh điều hòa. Chi phí bảo dưỡng dàn nóng, dàn lạnh khoảng 800.000 đồng.
Kiểm tra lốc điều hòa, thay mới nếu hỏng hóc nặng. Chi phí thay lốc điều hòa ôtô dao động khoảng 10 triệu đồng
10 lưu ý tài xế phải biết giúp bảo quản ôtô khi phải đỗ dài ngày Khi sở hữu một chiếc xe ôtô thì có lẽ điều bạn mong muốn là được lái nó hàng ngày. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, bạn buộc phải đỗ xe lâu ngày mà không thể sử dụng vì nhiếu lý do như đi công tác dài ngày, tìm được một phương tiện giao thông khác hay thậm chí là bị hạn...