Cách kết hợp thức ăn có lợi
Không có thực phẩm có hại chỉ có điều chúng ta chưa biết cách kết hợp chúng với nhau.
Ăn chuối sau khi ăn đồ nướng
Các loại đồ nướng thường sinh ra benzopyrene, một trong những tác nhân gây ung thư.
Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng chuối có thể khống chế benzopyrene phát huy tác dụng, có lợi cho việc bảo vệ dạ dày.
Uống nước cần tây ép sau khi ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các chuyên gia khuyên rằng nên uống một cốc nước ép có lượng đường thấp và chứa lượng chất xơ cao như cần tây ép. Chất xơ trong cần tây có thể mang đi một phần chất mỡ trong thức ăn.
Ăn chuối sẽ có lợi cho tiêu hóa sau khi ăn đồ nướng. (Nguồn: Internet).
Video đang HOT
Ăn sữa chua sau khi ăn lẩu
Vị mặn và cay của lẩu sẽ gây hại cho dạ dày. Sữa chua ăn ngay sau khi ăn lẩu sẽ góp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn lactic trong sữa chua có thể khống chế sự phát triển của tác nhân gây hại dạ dày.
Uống trà gừng sau khi ăn cua
Thịt cua thuộc loại thịt có tính hàn, những người có đường tiêu hoá không tốt thì thường bị trướng bụng, buồn nôn sau khi ăn cua.
Vì vậy, sau khi ăn cua nên ăn uống một loại nước có tính nóng như nước gừng để bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên những người mắc bệnh tiểu đường thì không nên uống.
Theo Eva
Làm giảm sự khó chịu cho dạ dày sau khi ăn
Sau khi ăn đồ nướng, lẩu, mỳ tôm, những món ăn béo ngậy thì nên ăn gì sẽ tốt cho dạ dày?
1. Ăn chuối tiêu sau khi ăn đồ nướngSau khi ăn đồ nướng, nên ăn chuối tiêu, loại thực phẩm như đồ nướng có thể sản sinh ra benzopyrene - một hợp chất hữu cơ gây ung thư, theo ngiên cứu mới nhất cho thấy trong chuối tiêu có chứa một lượng chất nhất định có tác dụng ngăn cản việc hình thành benzopyrene, giúp bảo vệ dạ dày.
2. Uống nước cần tây sau khi ăn các món rán xào
Nếu ăn nhiều thức phẩm có chứa chất béo, hãy uống một cốc nước cần tây, hàm lượng chất xơ cao trong cần tây có thể làm giảm đi một phần chất béo.
Sau khi ăn đồ nướng, nên ăn chuối tiêu (ảnh minh họa)
3. Ăn sữa chua sau khi ăn lẩu
Nhiệt độ cao liên tục và sự hòa trộn của các loại nguyên liệu sẽ không tốt cho dạ dày. Trong sữa chua, ngoài chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn có axit lactic có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại .
4. Uống trà lúa mạch khi đầy bụng
Nếu tiêu hóa không tốt, sau khi ăn nên uống trà lúa mạch hoặc nước từ vỏ cam. Hàm lượng allanton (chất có khả năng tái tạo và phát triển tế bào hữu cơ) trong lúa mạch cũng như lượng dầu trong vỏ cam giúp thúc đẩy sự co thắt của dạ dày, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Nếu tiêu hóa không tốt, sau khi ăn nên uống trà lúa mạch (nguồn ảnh: internet)
5. Ăn hoa quả sau khi ăn mỳ tôm
Sau khi ăn mì ăn liền, bạn nên ăn một chút hoa quả như táo, dâu tây, cam, hay trái kiwi, v.v . Ngoài ra, khi nấu cần để sợi mỳ mềm sẽ tốt hơn cho hoạt động của dạ dày.
6. Uống nước gừng sau khi ăn cua
Thịt cua có tính hàn, vì thế không ít người sau khi ăn cua bị đau bụng, đi ngoài, hoặc buồn nôn. Uống một cốc nước ấm với gừng tươi và đường sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau bụng, tuy nhiên với người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng loại nước này.
VGT (Theo Dân Trí)
Thực phẩm không nên ăn lúc đói Khoai lang, cam, sữa, đậu nành là những loại thực phẩm và đồ uống chúng ta không nên sử dụng trong lúc bụng trống rỗng. Khoai lang: Chất nhựa trong khoai lang sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây ra chứng ợ nóng. Cam: Lượng axit hữu cơ quá nhiều trong cam sẽ khiến cho axit dạ dày tiết...