Cách hơn 100km, bác sĩ vẫn cứu bé 23 ngày tuổi vượt bệnh hiểm nghèo
Nhờ sự hỗ trợ từ công nghệ, các bác sĩ ở Hà Nội có thể khám, chỉ dẫn bác sĩ tuyến dưới phẫu thuật thành công cho bệnh nhi mắc bệnh nặng.
Ảnh minh họa
Ngày 29/5, Bệnh viện Nhi Trung ương chính thức đưa hệ thống hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) vào phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới.
“Thông qua việc trao đổi, các bác sỹ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa chia sẻ, hỗ trợ các ca bệnh khó, phức tạp qua đó từng bước cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cơ sở”- Giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.
Ngay trong sáng cùng ngày, bệnh viện đã hỗ trợ 6 cơ sở tuyến dưới chẩn đoán, can thiệp cho các bệnh nhi mắc các căn bệnh nặng mà không cần chuyển tuyến.
Video đang HOT
Trong đó ca bệnh mắc tim bẩm sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Bệnh nhi ở Quảng Ninh mới được 23 ngày tuổi, được chẩn đoán hẹp van động mạch phổi. Sau khi hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia từ Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ tại đầu cầu Quảng Ninh đã trực tiếp mổ và truyền hình trực tuyến dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Trung tâm Tim mạch trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương).
Theo nhận định của các bác sĩ, đây là ca bệnh khó, trẻ còn quá nhỏ. Nếu không có hệ thống hỗ trợ trực tuyến bệnh nhi sẽ phải chuyển lên bệnh viện tuyến trung ương mới có thể thực hiện phẫu thuật được.
Việc áp dụng tư vấn điều trị trực tuyến không chỉ làm giảm thời gian đi lại, giảm thiệt hại kinh tế cho người bệnh…
Cũng trong sáng nay, các bác sĩ còn hỗ trợ chẩn đoán cho các ca bệnh ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, Bệnh viện đa khoa Sốp Cộp – Sơn La, Bệnh viện Sản Nhi Hà Nam, Trung tâm Sản Nhi – BV Đa khoa Phú Thọ…
Mỗi bệnh viện có một ca bệnh và tình huống khác nhau, nhưng qua khám chữa bệnh từ xa, các bệnh đều được xử lý và thực hiện một cách tốt nhất. Giáo đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho hay bệnh viện đã thử nghiệm triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa phục vụ cho hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến từ cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên chưa thực hiện được.
“Hiện nay, khi đã chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về đường truyền, kết nối, nhân lực đồng thời thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Y tế nên bệnh viện tự tin triển khai hệ thống Telehealth.
Đây cũng là những bước đi thử nghiệm đầu tiên của hành trình dài hướng đến cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại cộng đồng thông qua các hoạt động hội chẩn, khám, tư vấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…
Qua đây, Bệnh viện Nhi Trung ương mong muốn hỗ trợ bác sỹ tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn”, giáo sư Hải cho hay.
Được biết, trước đó Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đã triển khai việc khám chữa bệnh từ xa, qua đó đã hội chẩn được nhiều ca bệnh khó, cứu sống bệnh nhân mà không cần phải chuyển tuyến.
Em bé có nang ruột đôi bẩm sinh
Bệnh nhi 4 tháng tuổi hai ngày chưa đi đại tiện, nôn nhiều kèm dịch thức ăn, nhập viện cấp cứu.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh ngày 25/5 khám, phát hiện bé có dấu hiệu mất nước, niêm mạc nhợt nhạt, tại vị trí bờ dưới gan phải có dịch. Chẩn đoán bé có nang ruột đôi tá tràng, chỉ định phẫu thuật nội soi.
Khi kíp nội soi đặt camera quan sát vị trí nang ruột tá tràng phát hiện khối dạng nang dịch lớn, chèn ép lòng tá tràng. Bác sĩ bắt buộc chuyển sang mổ mở, kẹp, cắt mạch nuôi dạ dày đoạn môn vị và đóng phần mỏm cắt đại tràng cho trẻ.
Hiện, bệnh nhân được theo dõi tại Khoa Gây mê hồi tỉnh, sức khỏe tốt.
Kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Kim Hiếu cho biết nang ruột đôi là bất thường hiếm gặp của hệ tiêu hóa. Người bệnh xuất hiện một đoạn ruột có cấu trúc như ruột nhưng phát triển thừa và dính chặt vào đoạn ruột bình thường.
Biểu hiện của bệnh tùy theo vị trí và kích thước của đường tiêu hóa đôi. Bệnh thường gây rối loạn tiêu hóa không điển hình dễ bỏ qua, đôi khi chỉ là những cơn đau bụng âm ỉ từng đợt rồi hết, có khi là đợt tiêu lỏng hoặc tiêu khó do phân tích tụ.
Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật sớm để tránh các biến chứng.
Bác sĩ khuyến cáo khi trẻ nhỏ đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên chú ý và cho con đi khám để phát hiện bệnh sớm.
Vết loét vảy đen khiến trẻ nhiễm khuẩn huyết Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nhiễm khuẩn huyết sau nhiều ngày tự dùng kháng sinh. Vết loét đã đóng vảy đen, do ấu trùng mò đốt, gây sốt cao và nhiễm khuẩn huyết - ẢNH: BỆNH VIỆN SẢN NHI QUẢNG NINH Triệu chứng gần giống như cảm...