Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết
Hoa hồng là loại hoa được nhiều chị em yêu thích nhưng không phải ai cũng biết cách để tự trồng ở nhà.
Trồng hoa bằng cành thực chất chính là phương pháp giâm cành, và hầu như thời điểm nào cũng có thể thực hiện được. Song thời gian được cho là tốt nhất để giâm cành rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10.
Khi giâm cành vào mùa mưa khá tốt, như vậy sẽ đỡ công tưới nước. Còn giâm vào mùa nắng thì phải theo dõi tưới nước thường xuyên, luôn luôn giữ đất ẩm thì cành mới đâm rễ và mọc lên tươi tốt được. Đồng thời khi giâm cành vào mùa nắng phải giâm ở nơi có bóng râm hoặc phải làm giàn che ở bên trên.
1. Cách trồng hoa hồng từ 1 nhành cây
Nguyên liệu
- Hoa hồng có cành dài, đúng loại bạn muốn trồng.
- Một củ khoai tây.
- Một chiếc chậu trồng hoa, có thể là một chiếc xô nhỏ.
- Đất trồng, phân bón, kéo cắt…
Cách làm
Cắt tách hoa để lấy phần cành bên dưới, hoa có thể cắm lọ và bạn bắt đầu làm việc với phần cành hồng vừa được cắt ra, bỏ hết phần lá xung quanh cành hồng.
Mọi người lưu ý chọn những cành thẳng, tươi khỏe và mới mọc trong vòng 1 năm thôi nhé vì đây là những cành nhân giống tốt, ra hoa đẹp. Sau khi cắt cành nên sử dụng ngay lập tức để đạt kết quả tốt nhất.
Vùi khoai tây xuống đất, lót đất ngập củ khoai tây.
Tưới nước xung quanh lọ nhựa cắm, không mở nắp chai trong suốt quá trình trồng.
Một thời gian sau, bạn sẽ có một cây hồng bắt đầu đâm chồi nảy lộc tràn đầy sức sống.
2. Chăm sóc chậu hồng sau khi giâm
Tưới nước
Nên dùng vòi phun nhẹ để tưới nước đều cho chậu hoa hồng vào buổi sáng và lúc chiều mát nếu vào những ngày nắng gắt. Tưới nước vào buổi chiều không nên tưới quá trễ để lá và hoa không còn bị dính nước.
Đối với cách trồng hoa hồng bằng cành trong chậu, chậu chứa lượng đất ít nên khả năng giữ nước thường không cao, vì thế cần tưới nước thường xuyên. Tùy vào điều kiện, môi trường trồng mà điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Bón phân
- Sau khi trồng được 3 – 5 ngày: Phun phân bón lá như Atonik, ba lá xanh 16.16.8, rong biển, HVP 30.10.10,… để bộ rễ tốt, ra hoa màu sắc đẹp hơn. Lưu ý: không được tưới phân lên hoa.
Video đang HOT
- Sau khi trồng được 10 – 15 ngày: Thời điểm cây ra rễ và phát lá non, bổ sung thêm phân hạt như phân dơi, NPK, DAP hay Dynamic. Bón xung quanh gốc cây, không được quá gần gốc sẽ ảnh hưởng đến rễ cây, sau đó lấp đất lại và tưới nước để giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng.
Định kỳ phun bón lá 1 lần và 1 lần bón gốc xen kẽ hằng tháng.
Cắt tỉa
Nên thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, hoa tàn, lá héo úa. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để cành hoa có sức đâm nhánh mới, cho ra những nụ hoa mới.
Chú ý quan sát, nếu thất cây cho nhánh mới mập mạp, màu tía đậm là cây đã được cung cấp đủ dinh dưỡng. Còn nếu cành mới ốm yếu, vống cao thì nên bổ sung thêm dinh dưỡng, tăng cường chăm sóc cho lần tỉa nhánh sau.
Phòng chống sâu bệnh hại
Nên tưới đủ nước cho hoa hồng, không những để lá cây quang hợp tốt mà còn tránh bị nhện đỏ, khi cây quá khô sẽ dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích, khiến lá cây bị nhạt màu, vàng úa, quăn queo rồi rụng dần, cây bị suy yếu. Lúc này cần tưới đủ nước, bón thêm phân bón lá, bổ sung dưỡng chất cho hoa hồng.
Trường hợp hoa hồng bị rệp sáp, xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá thì dùng tay ngắt bỏ lá, tiêu diệt các đốm trắng đi. Còn nếu bệnh lan rộng, nặng hơn thì nên chọn và sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Vườn hồng trên sân thượng rực rỡ sắc màu của chàng trai 8x siêu đảm tại Sài Gòn
Ít ai có thể ngờ rằng, không gian trên sân thượng rộng thoáng và ngập tràn sắc màu của các loài hoa hồng này lại do bàn tay của chàng trai đa tài yêu hoa chăm sóc.
Chủ nhân của khu vườn ai ngắm cũng mê mẩn ngay từ lần đầu tiên này chính là anh Khắc Trung (sinh năm 1985). Hiện tại anh đang làm Marketing về phim và giải trí.
Khu vườn nhỏ trên cao đẹp lãng mạn với hoa hồng.
Hoàng hôn bình yên với hoa hồng trên sân thượng.
Một góc đầy nắng.
Anh Trung trồng nhiều loại hồng khác nhau.
Một góc hoa rực rỡ.
Chia sẻ về lý do biến sân thượng trống không thành khu vườn rực rỡ thơm hương hoa hồng, chàng trai 8X cho biết: " Cách đây 2 năm, sau khi chia tay mối tình dài 7 năm và bước qua thêm một mối tình ngắn nữa thì mình bị rơi vào tình trạng không tìm thấy được niềm vui trong cuộc sống. Mình thấy cuộc sống của bản thân khá vô vị và chán ngắt. Mình rơi vào tình trạng này khoảng nửa năm thì sau đó... chịu không nổi.
Lúc đó, mình quyết định phải thoát khỏi tình trạng này bằng mọi giá. Sẵn cái sân thượng ở nơi sống bấy lâu không ai cải tạo, mình làm lại để có thêm không gian thư giãn mỗi khi ở nhà cũng như hi vọng, việc dọn dẹp sẽ kéo bản thân khỏi cảm xúc tiêu cực".
Sau khi dọn dẹp xong sân thượng, tinh thần của anh cũng được xốc lại kha khá. Anh Trung dành khoảng 60m2 để trồng cây, đa phần là hoa hồng và một số cây khác.
Anh Trung trồng hoa hồng bằng cả niềm đam mê, tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống.
Ban đầu, anh Trung trồng cây và trị bệnh cho cây bằng các loại thuốc hóa học. Số lượng cây trên sân thượng ngày một nhiều. Anh cảm thấy không ổn khi nghĩ đến tình trạng liên tục phải sử dụng thuốc hóa học sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Vì thế, anh đã dành thời gian tìm cách khắc phục để không bỏ ngỏ công sức, tiền bạc vào niềm đam mê làm vườn của mình. Việc tìm hiểu cũng không gặp nhiều khó khăn khi gia đình anh cũng từng có khá nhiều kinh ngiệm về trồng trọt, thêm vào đó anh may mắn tìm được những người bạn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về việc chăm hồng không dùng thuốc.
Hiện tại khu vườn trên cao của anh có khoảng 60 giống hồng ngoại và hồng nội, tổng số cây khoảng 80. Bên cạnh đó còn có các loại cây khác như mai vàng, mười giờ, sen, dâm bụt, ớt, quỳnh hương, chanh dây...
Anh Khắc Trung chia sẻ thêm kinh nghiệm trồng hồng trên sân thượng: "Nếu như trồng hồng ở vườn dưới đất, cây được tiếp xúc trực tiếp với nguồn dinh dưỡng đa dạng thì trồng hồng trên sân thượng cần phải kiểm soát kỹ lượng nước và dinh dưỡng cho các chậu cây. Nhưng bù lại, khi mưa lớn lâu và dài thì xử lý úng cho cây trong chậu lại dễ hơn cho cây trồng trực tiếp dưới đất.
Thêm một điểm cần lưu ý khi trồng hồng trên sân thượng là nếu trồng hồng leo, cần chú ý kỹ khâu làm giàn. Nếu làm không khéo dễ bị gió lớn làm cho gãy, đổ giàn gây nguy hiểm. Một số cây hồng leo có kích cỡ lớn, người trồng cũng không thể để cây phát triển hết mức được mà buộc phải cắt tỉa để đảm bảo an toàn".
Theo kinh nghiệm của anh thì cây thiếu phân không chết nhưng dư phân thì chắc chắn không sống nổi.
Theo anh Khắc Trung, bí quyết để có một vườn hồng như ý cần nhất là sự kiên trì và nhẫn nại. Phân bón và các chất hữu cơ tan rất chậm trong đất nên cây sẽ sử dụng từ từ, không nhanh như khi xử lý bằng chất hóa học. Khi chăm hồng hữu cơ cần chịu khó quan sát và nhẫn nại chờ hồng phản ứng từ từ. Nhiều bạn không chờ được và thấy cây không phản ứng lại lo sợ và bón phân càng nhiều, càng liên tục. Kết quả khi các chất tan cùng lúc thì cây bị sốc phân và chết. Theo kinh nghiệm của anh thì cây thiếu phân không chết nhưng dư phân thì chắc chắn không sống nổi.
Hoa hồng cũng thường bị bệnh bọ trĩ cắn tơi tả hoa, lá, nụ... Anh Trung cho biết, hiện bọ trĩ không có bất kỳ loại thuốc hóa học nào trị lâu dài được vì tính kháng thuốc rất cao. Nếu dùng thuốc hóa học thì trong nhà phải có 3 -4 loại thuốc khác nhau phun xen kẽ để tránh bọ trĩ nhờn thuốc. Vì vậy, cách này khá nguy hiểm cho người dùng.
Đối với anh, có thể trị bọ trĩ bằng phương pháp hữu cơ khá hiệu quả. Đó là dùng dầu neem oil nguyên chất chiết xuất từ lá cây neem. Điều thú vị là bọ trĩ không kháng neem được nên anh chỉ cần dùng duy nhất neem oil là xử lý và duy trì được một vườn hồng không bọ trĩ. Thậm chí việc dùng liên tục dầu neem đúng cách khi điều trị bọ trĩ cũng hoàn toàn không ảnh hưởng đến cây và sức khỏe người chăm.
Tuy nhiên, dù neem oil hiệu quả nhưng lại không có nhiều đơn vị cung cấp, nên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gắn mác neem oil nhưng lại là các loại thuốc hóa học pha với 1 lượng rất nhỏ của neem oil nên người chơi hồng cần phải đọc kỹ các bao bì trên sản phẩm để tránh mua nhầm.
Để cây khỏe, chủ nhân khu vườn còn lưu ý cần phải biết cách bón phân cho cây. Cây hồng ăn phân bón khá nhiều nên cần chú ý theo dõi cây liên tục, đặc biệt là sau mỗi đợt ra hoa lớn. Giai đoạn đó nếu không canh bón, cây sẽ dễ bị suy kiệt. Cách bón phân tốt nhất là không dùng duy nhất một loại phân cho cả vườn, cần xen kẽ mỗi tuần hoặc mỗi lần khác nhau. Mẹo nhỏ nếu không có thời gian hoặc số lượng cây nhiều thì nên pha các loại phân hữu cơ sử dụng cùng nấm vi sinh Tricoderma vào nước rồi đem tưới gốc, vừa nhanh vừa hiệu quả.
Không gian vườn của anh Khắc Trung hiện tại, hoa vẫn nở rực rỡ đủ loại, cây vẫn xanh tươi như chính tâm hồn của anh. Cuộc sống mở ra cho anh nhiều niềm vui, niềm hy vọng và tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Ngắm hoa, chăm cây, làm vườn là một trong những cách để anh mang đến cho cuộc sống của mình thêm nhiều dư vị ngọt ngào và đáng yêu hơn mỗi ngày.
Nguồn ảnh NVCC
Theo afamily
Cách trồng hoa hồng từ cành siêu đơn giản siêu nhanh, giúp bạn sớm có vườn hồng như mơ Trồng hoa hồng từ cành chỉ cần tuân thủ một vài bước cơ bản sau là bạn đã có vườn hồng với những giống mới đẹp đến ngỡ ngàng rồi nhé! Hãy thử tưởng tượng xem, một ngày nào đó bạn mua được một đóa hồng lạ vô cùng bắt mắt. Say mê vẻ đẹp của chúng nhưng bạn không biết phải làm...