Cách hay cho các chị em tha hồ lấy lòng mẹ chồng khó tính
Lấy chồng, theo nếp nhà chồng đã khó, nhiều nàng dâu còn gặp phải mẹ chồng khó tính, nghiêm khắc nên càng thấy cuộc sống bức bí. Chuyên gia sẽ mách bạn cách chung sống với mẹ chồng nghiêm khắc.
ảnh minh họa
Bức xúc với mẹ chồng nghiêm khắc
Chị Mai Hoa (32 tuổi, ở TPVinh, Nghệ An) chia sẻ, lớn tuổi chị mới lấy chồng. Khi ấy chị đã là giám đốc một công ty con, song cũng biết nấu nướng, thu vén việc nhà. Hôm ấy mẹ chồng bận việc, giao cho chị ở nhà nấu mâm cỗ cúng. Chị hăm hở trổ tài, nhưng khi mẹ chồng về kiểm tra thấy chị làm không đúng ý, thế là bà bảo chị bê xuống bếp cho mấy người giúp việc ăn. Rồi tự tay bà nấu một mâm cỗ khác để cúng, khiến chị vừa phụ mẹ chồng làm cỗ, vừa bức xúc phát khóc.
Lần khác, chị đi công tác nước ngoài về mua biếu bố mẹ chồng mấy bộ quần áo và sắm cho hai vợ chồng những bộ đồ thời trang. Khi thấy nàng dâu xúng xính diện bộ váy hở vai đi ra đi vào, mẹ chồng gọi chị lại không cho phép mặc những bộ đồ đó, dù ở trong nhà. Những bộ quần áo thời trang chị biếu, mẹ chồng cho em gái của bà vì cho rằng những bộ đồ đó quá trẻ trung, không hợp với độ tuổi của bà.
Ít ngày sau, chị Hoa được mẹ chồng gọi ra trò chuyện. Bà bảo là phận dâu cả trong nhà, nhưng là dâu trưởng họ nên trọng trách lo toan cho một gia đình gia giáo là rất nặng nề. Vì vậy cách ăn mặc, đi đứng, nói cười của chị luôn phải nghiêm túc để “người trên trông xuống, người xa trông vào”. Những bộ quần áo thời trang hở hang không hợp khi mặc trong với gia đình. Làm cỗ bàn cũng phải bài bản: Cỗ thường 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn hơn phải 6 bát, 6 đĩa, hoặc 8 bát, 8 đĩa. Có những dịp lễ giỗ lớn thì mâm cúng lớn xếp cao 2, 3 tầng phải khéo… Xưa mẹ chồng bà rèn giũa để bà đảm đương vai trò “nội tướng”, nay truyền dạy cho con dâu mới. Ở ngoài nàng dâu giỏi giang là giám đốc, nói ai cũng phải nghe nhưng về nhà đi đâu cũng phải xin phép, nói năng rõ ràng, đi đứng khoan thai, đủ lễ nghĩa… Làm việc gì cũng phải hỏi ý kiến mẹ chồng, rồi mới cân nhắc làm hay không.
Ức chế vì việc gì mẹ chồng cũng bắt làm lại
Chị Nguyễn Thị Huệ (ở Cẩm Phả, Quảng Ninh) khi mới về làm dâu cũng rất ức chế với mẹ chồng, vốn nổi tiếng là cô giáo rất nghiêm khắc với học trò. Sau đám cưới chị rửa rổ rau sống, ngâm nước muối xong vớt ra vẩy cho ráo nhưng bày ra đĩa thì mẹ chồng chê chị rửa mạnh tay và ngâm nước muối lâu nên rau bị nát, không đẹp mắt. Chị rửa bát đĩa úp vào chạn thì bà nhắc chị úp bát xô lệch, không theo hàng lối, phải úp lại. Chị phơi quần áo, bà lắc đầu, bắt chị gỡ xuống, giũ mạnh từng cái quần áo rồi mới mắc vào mắc áo để quần áo phẳng, khi khô không tốn công là ủi… Ngay cả việc chị quét nhà bà cũng chê chị không moi ngóc ngách, không lau kẽ cầu thang… Việc gì chị làm bà cũng không bằng lòng, nghiêm khắc bắt chị làm đi làm lại, khiến chị cảm thấy bị soi mói, ngột ngạt mà không dám cãi lại.
Chị Huệ đem chuyện về kể với mẹ đẻ và bàn cách ứng xử phù hợp. Mẹ chị Huệ khuyên con nên nhờ chính mẹ chồng dạy cho cách rửa rau không nát, cách úp bát, cách phơi quần áo… và cách thu xếp việc nhà theo đúng ý bà. Mẹ chồng thấy con dâu chịu tiếp thu và làm theo ý bà nên vui lắm, gia đình cũng đầm ấm hơn. Hai lần chị ở cữ, một tay mẹ chồng chăm sóc cả dâu con không nề hà việc gì.
Video đang HOT
Năng trò chuyện, tránh lời qua tiếng lại
ThS tâm lý Ngô Thị Thu Huyền, Phòng Tư vấn đời sống tâm lý (phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Nhập gia thì phải tùy tục”, ở nhà chồng nếu nàng dâu thể hiện những cảm xúc riêng như cáu bẳn, ghét bỏ, giận dữ, đối phó, trả đũa… khi mẹ chồng nghiêm khắc dạy bảo thì sẽ biến thành mâu thuẫn. Nếu mẹ chồng khó tính thì sẽ xảy ra cuộc chiến trong gia đình.
Vì vậy, nàng dâu nên thay đổi mình khi về nhà chồng. Đã lấy chồng thì không thể thay đổi được hoàn cảnh, mà nàng dâu hãy tự thay đổi suy nghĩ và hành động của mình theo nền nếp gia phong nhà chồng. Nhà nào cũng có một số nguyên tắc chung, “nhập gia” thì phải tôn trọng. Nàng dâu đừng thể hiện cái tôi cá nhân của mình mà nói lại vì sẽ gây bất hòa. Nếu nàng dâu lúc nào cũng cho mình đúng, mình giỏi, mình hiểu biết… mà không tôn trọng ý kiến của mẹ chồng, thì cuộc sống gia đình sẽ khó bề yên ấm.
Hãy chủ động hỏi mẹ chồng cách thức thu xếp bếp núc, cách sắp xếp công việc và những việc trong nhà của bà để học hỏi, áp dụng. Không phải mẹ chồng – nàng dâu nào cũng không hợp nhau, nhưng không phải con dâu nào cũng khó chịu với bố mẹ chồng. Thực tế là, mẹ chồng nào cũng dành tình cảm tốt đẹp cho con, cho cháu.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Hoàn (Trung tâm tư vấn gia đình An Nam) cho rằng, với những mẹ chồng nghiêm khắc, muốn chỉ bảo, dạy dỗ thì nàng dâu khôn ngoan hãy tôn trọng, lắng nghe, học hỏi theo ý bà cho phù hợp với gia đình. Mẹ chồng nào cũng muốn nàng dâu biết thay mình lo lắng, chăm sóc cho con cháu và đại gia đình. Việc này đòi hỏi nàng dâu có chủ động về nữ công gia chánh, kiến thức cuộc sống. Có khó khăn gì thì hãy trò chuyện, chia sẻ, học hỏi ở mẹ chồng.
Các nàng dâu cũng nên có độc lập riêng, không nên răm rắp nghe cả những cái sai của mẹ chồng, mà hãy cởi mở trò chuyện trao đổi để hai mẹ con dễ thông cảm. Nhưng vì mẹ chồng – nàng dâu là hai thế hệ quá khác nhau. Nếu không thể dung hòa thì nàng dâu cũng không nên quá chịu đựng, ức chế, không chia sẻ với ai mà dễ bị thành trầm cảm, cũng không cố gò ép ở chung, mà có thể ra ở riêng.
Các chuyên gia cho rằng, mẹ chồng thường nghiêm khắc rèn giũa các nàng dâu khoảng 3 – 4 năm đầu, rồi giảm dần nếu nàng dâu biết tiếp thu và học hỏi.
” Nàng dâu không nên trách giận, bực tức, hay than thở, đặc biệt là không kể xấu mẹ chồng với người ngoài tránh kiểu nói đi thì nhẹ, nói lại thì nặng. Trường hợp mẹ chồng khăng khăng bắt ép nàng dâu theo ý mình quá, nàng dâu cũng không nên phản kháng, mà tìm cách nhờ chồng tham gia thu xếp cho ổn. Trường hợp nhà con một, neo người buộc phải ở lại thì hãy luôn nhớ là mẹ chồng không bao giờ thay đổi, mà chỉ có nàng dâu cần thay đổi”.
Theo Phununews
'Chồng càng khó tính, vợ càng nhanh già'
Một chuyên gia tâm lý người Mỹ cho biết, tính cách của chồng có ảnh hưởng lớn tới nhan sắc người vợ...
ảnh minh họa
Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ đã phát hiện ra một hiện thực vô cùng thú vị: vẻ đẹp của người vợ có liên quan mật thiết với tính cách của người chồng bởi tính cách của bạn hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của vợ mình. Cụ thể là:
- Một ông chồng có tấm lòng khoan dung độ lượng, luôn luôn điềm tĩnh, lại có thể bao dung, nhường nhịn vợ của mình sẽ khiến vợ cảm thấy vô cùng tự do. Làn da của những bà vợ hạnh phúc này luôn mịn màng, trắng sáng, không hoặc ít xuất hiện những vết thâm và tàn nhang, luôn luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống với vẻ mặt rạng ngời, hạnh phúc.
- Những ông chồng khép kín, ít nói, lòng dạ hẹp hòi, rất ít khi hỏi han chuyện của vợ, cũng không chu đáo, ân cần thì vợ của họ cũng thường buồn bã không vui, da mặt xù xì, rất dễ có tàn nhang.
- Những ông chồng bạo lực, lỗ mãng, không ân cần dịu dàng, lại hay ghen tuông, hơi chút mở lời mắng nhiếc thì vợ của họ rất dễ nổi tàn nhang trên da và da cũng thường đen hơn và không láng mịn. Họ bị lão hóa nhanh và tóc bạc sớm.
Chuyên gia tâm lý cũng nhận thấy điều tương tự ở nam giới, nếu vợ của họ là những người dịu dàng, biết quan tâm chia sẻ thì đàn ông thường có tính cách hào sảng, thoải mái và phong độ hơn.
Chuyên gia cho biết, điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của quan hệ hôn nhân trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Khi người phụ nữ cảm nhận được sự tôn trọng và quan tâm từ phía người chồng đó là niềm hạnh phúc, niềm động viên vô cùng lớn đối với họ.
Đối với một số cô gái trẻ thành công có thể đơn thuần là sự nghiệp hay tiền tài, tuy nhiên đối với những người phụ nữ có gia đình, sự thành công của họ ngoài xã hội dù có vang dội đến thế nào, nhưng khi trở về bên gia đình họ không nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của đức ông chồng thì đó chưa hẳn đã là thành công đối với họ. Chính tính tình, cách ứng xử của người chồng tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ lên tâm lý vẻ ngoài cũng như ý chí chăm sóc ngoại hình của người vợ. Những điều này thể hiện qua ngoại hình người vợ, đặc biệt là sự rạng ngời trên khuôn mặt của họ.
Hai người dù yêu nhau đến mấy trước khi kết hôn, nhưng khi sống chung không có ý thức giữ gìn, vun đắp thì tình cảm cũng dễ tàn phai.
Ngôi nhà hạnh phúc không chờ đợi bạn - Bạn phải bắt tay vào xây dựng nó
Có lẽ bạn nghĩ rằng ông bà mình đã làm điều đó thật dễ dàng, nhưng thời gian đã thay đổi và sự mong đợi của hầu hết các cặp đôi cũng đã thay đổi. Trong khi duy trì một gia đình và nuôi con là những ưu tiên hàng đầu của thời gian trước đây, thì những cặp đôi hiện đại còn khao khát sự gần gũi về cảm xúc và sự thỏa mãn. Những mối quan hệ hiện nay có thể kéo dài vì tuổi thọ trung bình của con người tăng lên. Điều đó kết hợp với việc xã hội đang phát triển với một tốc độ ngày càng nhanh hơn đòi hỏi bạn cần phải có kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu, khao khát và phong cách sốngđang đổi thay của bản thân cũng như của người bạn đời.
3 nguyên tắc cơ bản sau sẽ giúp vợ chồng hòa hợp và hạnh phúc hơn.
Thứ nhất: Không được có suy nghĩ coi mình "cao quý hơn người"
Quan hệ vợ chồng được xây dựng trên nền tảng bình đẳng. Vì vậy,có tư tưởng coi người thấp hơn mình một bậc chính là bạn đã rút mất linh hồn của sự bình đẳng. Cuộc sống chung của vợ chồng có rất nhiều cái khiến người ta dễ coi mình cao hơn người khác. Chẳng hạn như: tiền lương, địa vị, gia cảnh, chức vụ, năng lực, danh tiếng, thậm chí cả dung mạo, sức khoẻ...nếu mang những suy nghĩ sai lệch này bạn có thể trở thành người có con mắt coi mình " cao quý hơn người", coi thường người khác. Thế nhưng, nền tảng của hôn nhân chỉ có thể là tình yêu, mà tình yêu thì đòi hỏi bình đẳng triệt để về nhân cách.
Thứ hai: Nắm được tâm lý của đối phương
Nhân cách và cá tính của mỗi người rất cách xa nhau. Hãy cứ bàn bạc với nhau mỗi khi có việc cần giải quyết. Điều đó sẽ luôn đem lại cho bạn những cảm giác tốt đẹp cho cả hai vợ chồng. Và như thế, mỗi người sẽ thấy mình được tôn trọng.
Thứ ba: Chú ý phát huy mặt tốt, tránh cái dở của cả hai bên
Thông thường, người chồng thường thích hợp với "ngoại giao", giỏi quyết đoán; người vợ thì giỏi "nội trợ", tính toán chi li. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của đa số các cặp vợ chồng hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng như ai. Trong thực tế, có những người chồng làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, thích hợp với công việc " nội trợ", có năng lực lo liệu việc nhà, quan hệ giao tiếp với bên ngoài lại không bằng vợ. Điều đó đã trở thành nếp, không thể thay đổi được nữa. Cho nên cần phải hoàn toàn xuất phát từ thực tế,cần " phân công" lại công việc đối nội, đối ngoại. Ở đây chủ yếu xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai bên chứ không phải chỉ theo ý mình.
Theo Phunutoday
Sốc khi thấy lá đơn ly hôn ký sẵn của chồng vào mùng 5 Tết Chồng tôi vốn tính gia trưởng, nghe vợ nói như thế dơ tay đòi đánh, nhưng rồi không dám đánh tôi, anh ta hất đổ cả mâm cơm. Lấy nhau 2 năm, chúng tôi có với nhau một đứa con gái xinh xắn. Đi làm xa quê, dù còn vất vả vì hai vợ chồng tự lực là chính nhưng chồng tôi vẫn...