Cách giúp nhà của bạn mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng
Một số phương pháp tự nhiên sau để có thể làm mát cho cơ thể và ngôi nhà của mình trong những ngày nóng nực này nhé!
Một số loại cây xanh có tác dụng ngăn bụi và lọc khí trong nhà – Ảnh: Internet
Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện
Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bức bí của bạn. Để thực hiện tốt việc này, gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong một căn phòng thay vì trải ra khắp các phòng như mọi khi. Thêm vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp thật khoa học để tránh phải bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.
Trồng thêm cây xanh
Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, hoặc thiết kế một giàn cây dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng rất lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.
Không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt
Hãy biết tận dụng những luồng gió mát tự nhiên vào buổi tối để giúp không khí trong căn phòng của bạn được lưu thông. Do đó không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, hãy đảm bảo không khí có thể lưu thông bằng cách mở các cánh cửa đối diện nhau. Điều này không chỉ giúp lấy gió mát tự nhiên, mà còn giúp không khí trong phòng có nhiều oxy hơn và làm giảm cảm giác oi bức.
Cách nhiệt cho mái nhà
Đối với các loại nhà phố, do thường chỉ có một mặt tiền, bị bít cả ba phía nên sức nóng của nắng vào nhà chủ yếu là từ phần mái. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đóng thêm trần giả với các chất liệu chuyên chống nóng bằng thạch cao, túi xốp hơi cách nhiệt.
Video đang HOT
Làm mát cơ thể bạn thay vì căn phòng
Thay vì tập trung vào việc làm mát cho căn phòng, chúng ta có thể tập trung vào việc làm mát cơ thể của mình. Một số biện pháp đơn giản là mặc quần áo thoáng mát, sử dụng một chiếc khăn lạnh đắp trên những vùng cơ thể nóng như cổ, bên trong khuỷu tay, uống những loại nước mát giải nhiệt.
Quỳnh An (t/h)
Thói quen dùng ấm siêu tốc cực kì tai hại khiến ổ điện nổ tung của nhiều người
Ấm siêu tốc (bình đun siêu tốc) là thiết bị gia dụng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng sẽ gây tốn điện, nhanh hỏng, gây cháy nổ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Không đổ đúng lượng nước như quy định
Mỗi ấm đun đều có vạch quy định lượng nước thấp nhất (min) và cao nhất (max). Tuy nhiên đôi khi chỉ cần nấu một ít mà chị em lại không đổ đủ lượng nước theo vạch, hoặc đổ lố vạch khi cần nhiều hơn. Điều này rất dễ gây chập điện, cháy nổ. Phải hết sức chú ý đến 2 vạch này nhé mọi người.
Nấu nước liên tục
Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Nấu nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh.
Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.
Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động, dù có cắm phích điện vào nguồn nhưng không thấy đèn báo sáng. Bạn cần phải chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới sử dụng tiếp được.
Cứ để nước đã đun trong ấm, khi cần dùng thì bật lên
Ấm siêu tốc tuy có ưu điểm là thời gian đun rất nhanh, tự động tắt khi nước sôi nhưng lại không có khả năng giữ được nhiệt. Nhiều người lại có thói quen để nguyên trong bình, lúc cần dùng thì bật lên nấu lại.
Việc đun đi đun lại không ảnh hưởng tới chất lượng nước nhưng làm tăng hóa đơn tiền điện. Bởi công suất của bình siêu tốc rất lớn (600-2.500 W). Vì vậy, việc đun đi đun lại nước gây tốn kém điện năng tiêu thụ không đáng có.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm nhiều điện hơn, bạn nên sử dụng kèm một chiếc phích giữ nhiệt. Khi đun nước bằng ấm siêu tốc, nếu không dùng hết thì nên rót ngay vào phích để giữ nhiệt.
Không làm vệ sinh ấm siêu tốc
Vì tâm lý sợ sản phẩm sẽ hỏng nên chị em nội trợ thường ngại vệ sinh. Nhưng càng sợ, bạn đã vô tình khiến ấm đun siêu tốc chóng hỏng, giảm hiệu suất, rút ngắn tuổi thọ.
Cách làm vệ sinh ấm siêu tốc cũng không quá khó, đầu tiên bạn pha giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ hỗn hợp vào khoảng 1/2 đến 3/4 ấm. Sau đó, đun sôi hỗn hợp, sau khi đun sôi để khoảng 15 đến 20 phút rồi đổ hết nước, giấm trong ấm đi. Như vậy là ấm đun siêu tốc của bạn đã sạch mọi cặn bẩn.
Đổ sạch nước trong ấm sau khi sôi
Sau khi nước sôi, chúng ta hay có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Thói quen này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, tuy công tắc điện được ngắt nhưng mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt. Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Tốt nhất, chúng ta nên để khoảng 20ml nước trong ấm đun cho đến khi nguội hẳn rồi hãy trút cạn.
Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước
Hành động sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rờ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín.
Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.
Đun ấm trong phòng có điều hòa, quạt
Một trong những sai lầm mà người dùng ấm siêu tốc hay gặp phải đó chính là đun ấm trong phòng có điều hòa. Ít ai biết rằng, việc này có thể làm tổn thất lượng nhiệt của cả ấm đun siêu tốc và máy điều hòa.
Cũng giống như sử dụng ấm siêu tốc đun nước trong phòng điều hòa, ấm siêu tốc đun nước khi để trước các luồng gió của quạt cũng sẽ khiến gia đình bạn tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn. Lúc này, không chỉ ấm siêu tốc bị tổn thất lượng nhiệt mà quạt cũng bị tổn thất nhiệt.
Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn
Ấm siêu tốc được tạo ra để đun nước chứ không có tác dụng nấu ăn như luộc trứng, nấu canh hay đun sữa... Việc sử dụng ấm cho các việc khác khiến cặn đóng vào thành ấm, giảm tuổi thọ sản phẩm mà thức ăn nấu ra sẽ không được chín hẳn.
Lily (th)
Làm sạch không gian sống để phòng Covid-19 Dọn dẹp, khử khuẩn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, trồng cây xanh, sử dụng điều hòa có chức năng làm sạch không khí... giúp không gian sống thoáng đãng. Trong bối cảnh Covid-19, người dân được khuyến khích ở nhà nhiều hơn. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là phòng tránh các bệnh về đường hô hấp,...