Cách giúp Nga ‘lách’ lệnh trừng phạt dầu trong gói thứ 6 của EU
Mỹ và EU tìm cách áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga, nhưng Moskva đã “đi trước một bước” với sự trợ giúp của các nhà máy lọc dầu và tàu chở dầu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Một tàu chở dầu của Nga. Ảnh: DW
Khi Mỹ và EU gia tăng các lệnh trừng phạt, Nga tìm ra nhiều cách hơn để tránh bị phong tỏa. Trong tuần, EU đưa ra các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với Nga, nhằm vào dầu mỏ và bảo hiểm, nhưng có các miễn trừ đối với Hungary.
Cụ thể, các quan chức và nhà ngoại giao cho biết EU sẽ cấm nhập khẩu dầu của nước này và ngăn chặn các công ty bảo hiểm bảo hiểm vận chuyển dầu thô của họ khi phương Tây tìm cách hạn chế nguồn thu của Điện Kremlin để duy trì nền kinh tế hoạt động.
Đặc biệt, lệnh cấm đối với các công ty bảo hiểm sẽ bao gồm các tàu chở dầu của Nga ở bất cứ đâu trên thế giới. Các biện pháp trừng phạt này có thể làm giảm nỗ lực bán dầu của Nga ở châu Á, đồng thời giúp các công ty châu Âu đảm bảo phần lớn hoạt động buôn bán dầu mỏ trên thế giới.
Nhưng có thể các biện pháp trừng phạt này sẽ kém hiệu quả, lý do là vì các chủ hàng và nhà máy lọc dầu có khả năng sẽ che giấu nguồn gốc xuất xứ dầu của Nga.
Tờ Wall Street Journal giải thích, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU, các thương nhân đang tìm cách che giấu nguồn gốc xuất xứ của dầu Nga để nguồn dầu tiếp tục chảy. Dầu đang được che giấu trong các sản phẩm tinh chế pha trộn như xăng, dầu diesel và hóa chất.
Dầu cũng đang được chuyển giữa các tàu trên biển, một biện pháp được sử dụng để mua và bán dầu bị trừng phạt của Iran và Venezuela. Theo các công ty vận tải, việc vận chuyển đang diễn ra ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Tây Phi và Biển Đen, cuối cùng hướng tới Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Âu.
Video đang HOT
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, nhìn chung, xuất khẩu dầu của Nga đã phục hồi trong tháng 4, sau khi giảm vào tháng 3, thời điểm lệnh trừng phạt đầu tiên của phương Tây có hiệu lực. Xuất khẩu dầu của Nga tăng 620.000 thùng lên 8,1 triệu thùng/ngày, gần với mức trước xung đột, trong đó mức tăng lớn nhất là nhập khẩu vào Ấn Độ.
Trên thực tế, sản lượng dầu của Nga trong tháng 5 vừa qua tăng 5% so với tháng 4, lên 43,1 triệu tấn. Sản lượng này tương đương 10,19 triệu thùng/ngày. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, sản lượng dầu của Nga tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021, lên 219,9 triệu tấn trong khi xuất khẩu dầu tăng 13% lên 102,7 triệu tấn.
Theo công ty dữ liệu thị trường hàng hóa của Kpler, Ấn Độ đã nổi lên như một trung tâm chính cho các dòng dầu của Nga. Nhập khẩu của nước này đã tăng vọt lên 800.000 thùng/ngày kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, so với 30.000 thùng/ngày trước đó.
Kpler, một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng khổng lồ Ấn Độ Reliance Industries, đã mua lượng dầu thô của Nga gấp 7 lần trong tháng 5, so với mức trước xung đột, chiếm 1/5 tổng lượng tiêu thụ của nhà máy này.
Reliance đã thuê một tàu chở dầu để chở hàng hóa chứa alkylate, một thành phần xăng, khởi hành từ cảng Sikka gần đó vào ngày 21/4 mà không có điểm đến dự kiến. Ba ngày sau, tàu này cập nhật hồ sơ của mình với việc cập một cảng ở Mỹ, thông báo dỡ hàng vào ngày 22/5 tại New York.
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, Tổ chức theo dõi hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, cho biết: “Có vẻ như có một cuộc giao dịch trong đó dầu thô của Nga được tinh chế ở Ấn Độ và sau đó một số được bán sang Mỹ”.
Để tránh chi phí bảo hiểm lớn, các con tàu tắt hệ thống định vị GPS, sau đó chuyển dầu cho các tàu siêu lớn như Lauren II, một tàu chở dầu thô khổng lồ của Trung Quốc có thể chứa khoảng 2 triệu thùng dầu.
Tóm lại, miễn là Ấn Độ và Trung Quốc không thực hiện các lệnh trừng phạt, dầu mỏ của Nga vẫn sẽ tiếp tục chảy vào thị trường thế giới. Nhiều tàu hơn được sử dụng để vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc thay vì Nga đến EU. Đổi lại, EU nhập dầu từ Saudi Arabia thay vì Nga.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang 'rình rập' Belarus do các lệnh trừng phạt
Belarus đang phải đối mặt với một số thách thức kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các lệnh trừng phạt đang có tác động lớn đến nền kinh tế Belarus. Ảnh: Emerging-europe.com
Mạng tin Trung và Đông Âu IntelliNews ngày 8/5 dẫn nhận định của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Minsk (BEROC), bà Kateryna Bornukova, cho rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Belarus và Nga trong hai tháng qua sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến Minsk so với Moskva, vì nhu cầu nước ngoài đối với các sản phẩm trung gian của Belarus không cao bằng nhu cầu đối với các nguyên liệu thô của Nga.
Theo bà Bornukova, chính quyền Belarus có thể sẽ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn vì nước này có lịch sử ứng phó với các thách thức kinh tế trong quá khứ là tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế nhiều hơn là tự do hóa.
Bà Bornukova lưu ý, nguy cơ của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại của Belarus là "chưa từng có" không phải chủ yếu do biến động của tỷ giá hối đoái và lạm phát cao mà thay vào đó là do nước này thực sự mất thị trường xuất khẩu, dẫn đến các vấn đề về tài chính.
Do đó, nhiều công ty Belarus sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho các chủ nợ nước ngoài và trong nước trong tương lai gần, mặc dù chính quyền Belarus nhận thức được điều này. Trong cuộc họp báo vào cuối tuần qua (6/5), Bộ trưởng Kinh tế Belarus Aleksandr Chervyakov thông báo mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với nền kinh tế Belarus càng rõ ràng hơn.
Vấn đề xuất khẩu của Belarus
Các sản phẩm cơ khí, thực phẩm, dầu mỏ và phân bón chiếm từ 25-30% mặt hàng xuất khẩu toàn cầu của Belarus. Nhưng kể từ đầu tháng 4/2022, hai nhà máy lọc dầu của Belarus đã giảm gần một nửa quy trình xử lý do các lệnh trừng phạt và hiện chủ yếu lọc dầu cho thị trường nội địa.
Trong khi đó, Belarus đang phải đối mặt với những vấn đề lớn trong việc tiếp cận thị trường phân bón kali ở Brazil, Ấn Độ, EU và có thể cả ở Trung Quốc do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ba trong số năm mỏ của nhà sản xuất kali lớn nhất Belarus Belaruskali được cho là sẽ đóng cửa, và công ty thậm chí phải vay nợ để trả lương cho công nhân.
Hơn nữa, trong dự báo mới nhất của mình, Fitch Ratings đánh giá khả năng kết nối giữa hai nền kinh tế Belarus và Nga sẽ giảm 8% trong năm nay do hoạt động kinh tế nói chung giảm mạnh.
Trong quý 1/2022, GDP của Belarus giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Không có thị trường xuất khẩu mạnh ở Nga và không có khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài khác do các lệnh trừng phạt, sự sụt giảm GDP này không phải là dấu hiệu tốt cho khả năng của Belarus đạt được mức tăng trưởng cao đáng ngạc nhiên của năm ngoái là 2,3%, khi họ tận dụng lợi thế của giá hàng hóa cao trên thị trường toàn cầu.
Thay vào đó, dự đoán mới nhất của Fitch về việc Belarus giảm 5% GDP năm 2022 có vẻ khả thi hơn.
Như nhận định của bà Bornukova, sự ổn định tài chính vĩ mô của Belarus thực sự đang đối mặt với một kịch bản "chưa từng có" hiện nay. Giải pháp của Chính phủ Belarus cho vấn đề này là kiểm soát tài chính chặt chẽ hơn đối với cả khu vực nhà nước và tư nhân, đồng thời tăng cường trao đổi kinh tế với Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi tiêu của chính phủ nhằm duy trì các doanh nghiệp kém cạnh tranh. Trong khi đó, việc tăng khả năng tiếp xúc với thị trường Nga sẽ gặp thách thức do ngày càng biến động và không an toàn, điều mà Fitch Ratings dự đoán sẽ bị thu hẹp lại.
Tuần trước, Nga đã gia hạn thanh toán cho Belarus một năm đối với khoản vay hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, cả bà Bornukova và Fitch Ratings đều không chắc chắn về khả năng Nga có thể hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho Belarus trong thời gian còn lại của năm 2022 và đặc biệt là vào năm 2023.
Mặc dù Belarus có thể thực hiện các khoản thanh toán năm nay đối với nợ nhà nước của mình, nhưng triển vọng tăng trưởng hạn chế của Belarus, vị thế dự trữ quốc tế yếu và không có khả năng tăng cường nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu sẽ khiến Minsk khó đáp ứng các khoản thanh toán bằng trái phiếu ngoại tệ năm 2023.
Romania sẵn sàng từ bỏ nhập khẩu dầu của Nga Hiện Romania tiêu thụ dầu với 30% tự sản xuất trong nước, trong khi 70% được nhập khẩu, trong đó khoảng 40% đến từ Kazakhstan và 30% từ Nga. Romania tuyên bố có thể giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Nga. Ảnh: EE Trang tin Euractiv.ro (Romania) ngày 5/5 dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng nước này Virgil Popescu cho...