Cách giúp mẹ bầu không bao giờ bị chuột rút
Với những cách đơn giản dưới đây, mẹ bầu sẽ không phải thức giấc giữa đêm vì chuột rút.
Chuột rút là triệu chứng phổ biến khi mang thai đặc biệt với những mẹ mang bầu giai đoạn 2, 3 của thai kỳ. Triệu chứng này ảnh hưởng đến khoảng 50% mẹ bầu, chủ yếu bị ở chân. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông máu giảm vì tăng cân nhiều, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, mất nước, áp lực về sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu… Thật may là có rất nhiều cách để điều trị và phòng ngừa chứng chuột rút, mời các mẹ tham khảo:
Tập luyện với chân thường xuyên
Mẹ tập trung vào những bài tập khởi động ở chân thường xuyên trước và sau khi tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
Uống đủ nước
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao nhiều.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
Video đang HOT
Tập thể dục nhẹ nhàng là cách cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả và làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Những môn thể dục mẹ dễ dàng thực hiện là đi bộ nhẹ nhàng, bơi, yoga.
Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, mẹ có thể kê chân kê cao hơn một chút với chiếc gối mềm.
Thay đổi vị trí thường xuyên
Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt hơn hết hãy để đôi chân được vận động và nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong giờ làm. Hãy dành những thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.
Massage
Massage có thể giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn và làm giảm sưng phù, giúp mẹ bớt bị chuột rút.
Có quần sản phẩm hỗ trợ bụng bầu
Mẹ bầu nên sử dụng những chiếc đai giữ bụng bầu hoặc tất đi chân để giảm phù nề cũng như giúp tăng tuần hoàn máy ở chân và mắt cá chân… từ đó giúp chị em bớt nguy cơ bị chuột rút.
Theo Khám Phá
Phân bổ cân nặng trong chiếc bụng bầu
Cân nặng mẹ đạt được khi mang bầu không chỉ rơi vào hết thai nhi mà còn có phần của nước ối, nhau thai và nhiều yếu tố khác.
Căn nặng trong thai kỳ là vấn đề được hầu hết các mẹ bầu quan tâm. Hầu hết các mẹ đều muốn tăng cân nhiều để đảm bảo rằng con có đủ chất phát triển. Người tăng cân ít thì lo lắng vì sợ con sẽ không lớn lên được. Tuy nhiên, các chuyên gia khoa sản khuyên chị em không nên lo lắng quá nhiều về vấn đề này. Việc tăng cân khi mang thai là cần thiết nhưng không nên tăng quá nhiều bởi như thế sẽ làm tăng những nguy cơ xấu với mẹ bầu và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ chỉ cần tăng 2kg. Đến quý 2 và quý 3, mỗi tháng tăng đều 1,5kg là đủ. Như thế 9 tháng bầu bí, mẹ tăng khoảng 11-14kg là đẹp nhất. Tuy nhiên số cân nặng tăng lên này không dồn hết vào thai nhi mà được phân bổ cho rất nhiều cơ quan khác trong bụng bầu. Hãy khám phá xem số cân nặng này nằm ở đâu nhé!
Thai nhi: 3-4 kg
Sự phát triển của thai nhi trong bụng bầu vô cùng huyền diệu. Từ một phôi thai nhỏ như hạt mầm bé xíu, sẽ phát triển thành một em bé có cân nặng từ 3-4 kg lúc chào đời. Hầu hết các chất dinh dưỡng mẹ hấp thụ được trong thời gian mang thai đều được truyền cho bé.
Thai nhi thông thường chiếm 3-4kg trong bụng bầu. (ảnh minh họa)
Nhau thai: 0,5kg
Sự tồn tại của nhau thai là để trao đổi chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi và là một bức tường chắn để bảo vệ thai nhi trong tử cung mẹ. Nhau thai sẽ theo em bé ra ngoài sau khi bé chào đời.
Nước ối: 1kg
Nước ối là thành phần không thể thiếu trong bụng bầu. Nước ối có chứa 98% là nước, ngoài ra còn có lượng nhỏ muối vô cơ và các kích thích tốt hữu cơ. Trọng lượng nước ối thường tăng lên theo số tuần của thai kỳ. Ngoài ra, trọng lượng này cũng thay đổi tùy theo thể trạng, tình hình sức khỏe, bệnh tật của mẹ bầu.
Các bộ phận khác
Ngoài bụng bầu, cân nặng mẹ tăng lên khi mang thai còn phân bổ đều trên cơ thể. Khi mẹ ăn uống nhiều hơn trong thai kỳ, đương nhiên cơ thể cũng mập hơn. Và nếu sau sinh, mẹ có chế độ ăn uống, tập luyện thể thao, cho con bú đều đặn... thì cân nặng sẽ sớm trở về như ngày chưa bầu bí.
Theo Khám Phá
Những yếu tố khiến mẹ sinh con 'học dốt' Mẹ cần biết rằng nền tảng của sự phát triển trí thông minh của trẻ được xây dựng từ khi bé còn trong bào thai. Giai đoạn trong bài thai là vô cùng quan trọng với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. Dị tật bẩm sinh, sinh non và nhiều nguy cơ khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng...