Cách giúp con ít tổn thương nhất khi bố mẹ ly hôn
Kết thúc một mối quan hệ vợ chồng thì dễ nhưng để xóa đi những vết sẹo tổn thương hằn sâu trong tâm trí con trẻ thì không dễ.
Trẻ có thể gặp vấn đề tâm lý sau khi cha mẹ ly hôn. Ảnh minh họa.
Vì thế, nếu không thể cho con mái nhà trọn vẹn thì cần bàn bạc, thỏa thuận để chăm sóc con cái sau khi ly hôn.
Dễ tổn thương và hoảng sợ
Thực tế, trong nhiều gia đình hậu ly hôn, trẻ em gặp rủi ro cao hơn các vấn đề liên quan đến bạo lực và xâm hại.
Ly hôn gây tác hại trước hết cho con cái, làm căng thẳng các mối quan hệ cha mẹ và con trẻ. Dù nhiều hay ít, dù biểu hiện bằng cách này hay cách khác thì những đứa trẻ này đều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình của mình. Bởi điều mất mát lớn nhất từ sự ly hôn của cha mẹ đối với con cái là chúng mất đi một điều kiện cơ bản để phát triển. Đó là một cơ cấu gia đình đầy đủ.
Chuyên gia tâm lý tư vấn hôn nhân và gia đình Nguyễn Thị Hoài (Công ty Luật Việt) cho biết, sau khi cha mẹ ly hôn, phản ứng tức thời của trẻ là sự hoảng sợ, cảm thấy không phải cha mẹ từ bỏ nhau mà là từ bỏ chính chúng. Mức độ phản ứng này phụ thuộc vào việc đứa trẻ sống trong một gia đình như thế nào. Sau đó, trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình thích ứng tâm lý – xã hội. Đó là khó khăn trong học tập, thích ứng với hoàn cảnh sống mới, các mối quan hệ xã hội…
Nếu như sự thay đổi hoàn cảnh sống sau ly hôn tác động lớn đến trẻ nhỏ thì ở trẻ lớn hơn, khó khăn đối với chúng lại thường xuất hiện trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ bạn bè. Các em sinh ra tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc, có xu hướng co mình.
“Một trong những hậu quả lâu dài mà việc ly hôn của cha mẹ để lại cho trẻ trai là xu hướng sử dụng bạo lực trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ gia đình sau này. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhóm trẻ trai này có tỷ lệ nghiện rượu, nghiện ma túy và có nguy cơ xuất hiện các rối nhiễu tâm lý cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường”, chuyên gia Hoài cho biết.
Trước khi ly dị, đứa trẻ càng được yêu thương và chăm sóc đầy đủ bao nhiêu thì khi cha mẹ ly dị, chúng càng cảm thấy bị tổn thương và hoảng sợ bấy nhiêu.
Video đang HOT
Có không ít trường hợp, khi ly dị, cha mẹ cố tình lôi kéo con cái về phía mình, lấy con cái làm “bia đỡ đạn” hay xem con cái như một thứ vũ khí để trừng phạt người vợ hoặc người chồng… Vì vậy, khi buộc phải ủng hộ một phía nào đó, con cái cảm thấy như đang phản bội lại cha hoặc mẹ mình.
Bên cạnh đó, sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành có thể phải sống trong hoàn cảnh không có cha, không có mẹ, hoặc không có cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà, dì ghẻ hoặc bố dượng.
Nhiều em rơi vào hoàn cảnh lang thang đường phố để kiếm sống, lao động sớm. Hoặc rơi vào tình trạng nghiện hút, bị lạm dụng tình dục, mất mát những quan hệ thiêng liêng như mẹ con, quan hệ huyết thống trong một gia đình truyền thống.
Chuẩn bị tâm lý
Trải qua cuộc hôn nhân đổ vỡ, chị Nguyễn Vân Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) hiểu rõ nỗi buồn của con sau khi bố mẹ ly hôn. Chị chia sẻ, một gia đình hạnh phúc là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong ước. Tuy nhiên, khi có một người chồng, một người cha không xứng đáng, chị đành chọn cách chia tay.
Hậu ly hôn, chị Vân Anh cho rằng, dù cảm xúc của người lớn có buồn đến đâu thì cũng vẫn phải chăm lo, để ý đến con cái nhiều hơn, nhất là với những người được nuôi con. Hãy âu yếm con và dành thời gian chất lượng cho con. Những điều này sẽ mang lại cảm giác bình thường trong cuộc sống của một đứa trẻ.
Khi bố mẹ ly hôn, các con luôn có nguy cơ gặp rủi ro cao hơn cả về tinh thần và thể chất, có suy nghĩ, hành động tiêu cực… Do vậy, người lớn dù có quyết định như thế nào trong cuộc hôn nhân của mình thì cũng cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ đối mặt với vấn đề.
Chuyên gia Nguyễn Thị Hoài lưu ý, cha mẹ hãy cho trẻ biết rằng bố và mẹ đã quyết định ra ở riêng và việc này hoàn toàn không phải là lỗi của chúng. Đừng hạ thấp và đổ lỗi cho đối phương về cuộc ly hôn này, cũng như giữ lời nói thân thiện với trẻ.
Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn sẽ tốt hơn khi cha mẹ tiếp tục tham gia vào việc nuôi dạy chúng. Dù cho đã ly hôn, hãy đảm bảo bạn sẽ cùng con kỷ niệm tất cả các sự kiện quan trọng của gia đình, đặc biệt là sinh nhật của của con. Tiếp tục nuôi dạy con bạn với tư cách là cha mẹ để con có một tuổi thơ lành mạnh.
Bên cạnh đó, việc tranh chấp quyền nuôi con là một cuộc tranh chấp pháp lý không mấy vui vẻ giữa các cặp đôi. Tranh chấp này được giải quyết tại tòa án và có thể kéo dài rất lâu nếu không có được sự đồng thuận. Con trẻ có thể cảm thấy căng thẳng nếu tòa án gây áp lực cho trẻ, bằng cách yêu cầu trẻ chọn sống cùng bố hoặc mẹ.
Để ngăn chặn sự đau đớn cho con, hãy giữ chúng không tham gia vào bất kỳ thủ tục pháp lý nào.
Đồng thời, nếu giành được quyền nuôi con, thì đừng hạn chế hoặc ngăn cản đứa con mình gặp bố hoặc mẹ của chúng. Khi trẻ em được ở cạnh với cả bố và mẹ, chúng có một tuổi thơ bình thường, ngay cả khi bố mẹ không cùng chung sống dưới một mái nhà, chúng cũng sẽ bớt cô đơn hơn.
Trong số những vụ bạo hành trẻ em gần đây, không ít vụ việc đau lòng xảy ra do cha mẹ ly hôn, khiến dư luận phẫn nộ. Những vụ việc đau lòng này phần nào cho thấy hậu quả của những cuộc hôn nhân đổ vỡ để lại là sự thiệt thòi của con trẻ. Đặc biệt, có những người bố, người mẹ vì hạnh phúc riêng mà làm tổn thương các con.
Tại sao đàn ông dễ "đi bước nữa" hơn sau khi ly hôn?
Sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, mỗi người trong cuộc đều đối mặt với những tổn thương riêng.
Tuy nhiên thông thường, người đàn ông dễ dàng "đi bước nữa" hơn sau khi ly hôn.
Khác với trước đây, cuộc sống hiện đại khiến nhiều người nhìn nhận cuộc sống hôn nhân cởi mở, thoải mái hơn. Họ có thể yêu nhau hết mình, kết hôn bằng một đám cưới hoành tráng được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng họ cũng có thể sẵn sàng ly hôn, đường ai nấy đi trong một thời gian ngắn vì những mâu thuẫn không thể giải quyết. Và chỉ vài năm sau, những người từng đổ vỡ trong hôn nhân ấy lại hạnh phúc, tự tin tuyên bố tái hôn.
Suy cho cùng, ly hôn rồi đi thêm bước nữa không còn là chuyện hiếm ở thời buổi hiện tại. Dù là đàn ông hay phụ nữ, mỗi người khi bước ra khỏi một cuộc hôn nhân đều có những tổn thương và cách lựa chọn bắt đầu cuộc sống mới khác nhau. Trong khi phụ nữ thường không muốn tái hôn, tận hưởng cuộc sống "đẹp nhất khi không thuộc về ai", đàn ông lại có nhiều khả năng "đi bước nữa" hơn.
Điều này không đồng nghĩa đàn ông là những người phụ bạc hay không chung thuỷ. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến họ thường có khả năng tái hôn hơn phụ nữ sau khi ly hôn.
Ảnh minh hoạ: Pinterest
Không bị ràng buộc bởi vấn đề con cái
Hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn, con cái thường sẽ ở với mẹ thay vì ở với bố. Do vậy, nhiều người đàn ông sẽ quay trở về cuộc sống độc thân giống như trước đây: không có vợ, không có con, không có bất cứ điều gì ràng buộc. Trường hợp hai vợ chồng kết hôn nhưng chưa sinh em bé, điều này càng dễ dàng hơn cho những người đàn ông muốn đi thêm bước nữa.
Trở lại cuộc sống tự do, không vướng bận về vấn đề con cái là một trong những nguyên nhân khiến họ có xu hướng đi tìm những mối quan hệ mới. Trong khi phụ nữ thường mong muốn dành khoảng thời gian sau ly hôn cho chính bản thân mình hoặc tập trung chăm sóc con, đàn ông thường mong muốn tìm một ai đó để chia sẻ, tâm sự, khỏa lấp sự trống vắng.
Do vậy, nếu gặp được người phụ nữ phù hợp, đàn ông nhanh chóng sẵn sàng lập gia đình mới mà không có quá nhiều ràng buộc.
Đàn ông sau ly hôn trưởng thành và ổn định hơn
Khoảng thời gian sau khi ly hôn, cả đàn ông và phụ nữ đều sẽ đối mặt với những cảm xúc ngổn ngang, tiêu cực, thậm chí rơi vào khủng hoảng tâm lý. Thế nhưng, đàn ông thường có xu hướng vượt qua nhanh hơn.
Ảnh minh hoạ: Pinterest
Nhiều người cho rằng, đàn ông sau ly hôn thường lý trí, trưởng thành và chín chắn hơn. Họ dành thời gian nhìn lại những sai lầm trong quá khứ để tìm cách sửa chữa, đối xử tốt hơn với những người đến sau. Đôi khi, chính sự kinh nghiệm, từng trải của họ trong hôn nhân lại là điều khiến đàn ông trở nên thu hút.
Không những vậy, những người đàn ông sau ly hôn có kinh tế tốt, ổn định sẽ bước vào một mối quan hệ mới một cách nhanh chóng và tự tin hơn.
Không đặt quá nhiều kỳ vọng vào người mới
Ảnh minh hoạ: Pinterest
Đàn ông không đặt ra quá nhiều tiêu chí, chỉ đơn giản cảm thấy người mới phù hợp và đồng điệu về cảm xúc cũng như những lối sinh hoạt thường ngày, họ sẽ nghĩ đến việc xây dựng cuộc sống hôn nhân mới.
Hơn nữa, đàn ông cũng không đòi hỏi người mới phải tốt với mình hơn mà bản thân họ sẽ thường thích thay đổi khiếm khuyết của chính mình. Vì vậy, người đàn ông đã từng ly hôn càng có mong muốn mãnh liệt hơn trong việc có hạnh phúc và sự ổn định.
Nữ MC tự "chữa lành vết thương" sau khi hôn nhân đổ vỡ Cầu vồng luôn xuất hiện sau mỗi cơn mưa, còn "cầu vồng" của Hoàng Nữ Kiều Khanh (SN 1989 tại Hà Tĩnh) do chính cô tạo ra bằng cách tập trung vào chăm sóc sức khỏe, tăng cường đọc sách và tĩnh tâm. Sau khi ly hôn, Kiều Khanh đã có vài tháng tập trung đối thoại với chính mình để nhìn nhận...