Cách giữ quần áo đen bền màu
Trang phục đen không bao giờ lỗi mốt. Song nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể bị bạc màu khiến người mặc trông kém chỉn chu, tạo cái nhìn ít thiện cảm.
Bên cạnh xu hướng diện đồ màu sắc, trang phục đen vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người. Chúng tạo hiệu ứng thị giác, khiến người mặc trông thon gọn hơn. Ngoài ra, đồ đen cũng giúp đem lại vẻ ngoài sang trọng, quý phái cho người trải nghiệm. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng có thể bị phai màu. The Guardian đưa ra gợi ý giúp hạn chế tình trạng này.
Giặt ít hơn
Sally Hughes – nhà sáng lập thương hiệu đồ giặt Kair – cho biết để ngăn quần áo đen không bị phai màu, việc thiết lập chế độ máy giặt là điều quan trọng. Bạn nên hạn chế việc quần áo bị cuốn vào nhau, gây rối. Sally Hughes khuyên bạn nên lộn quần áo từ trong ra ngoài. Ngoài ra, bạn nên giặt theo chu trình lạnh, nhẹ nhàng với nước giặt.
Nhà khoa học dệt may từ Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne – Rebecca Van Amber – đồng tình với quan điểm trên. Theo ý kiến của cô, bạn không nên giặt quần áo đen quá thường xuyên. Bởi sự chuyển động của lồng giặt và nước khiến thuốc nhuộm phai màu, đặc biệt là sợi tự nhiên.
Quần áo đen có thể dễ dàng bị phai màu nếu không được bảo quản đúng cách. Ảnh: Sally Faye.
“Các loại sợi khác nhau tương tác với nước một cách khác nhau”, Van Amber giải thích. Điều này ảnh hưởng đến cách chúng được nhuộm và độ bền màu của thuốc nhuộm. Ví dụ, sợi tự nhiên có khả năng thấm hút cao và thuốc nhuộm dễ hòa tan. Khi bạn giặt đồ trong máy, màu nhuộm sẽ phai dần.
Tuy nhiên, sợi tổng hợp ít bị phai màu hơn. Thuốc nhuộm dùng cho các loại vải như polyester và nylon có xu hướng ổn định hơn so với sợi tự nhiên do khả năng thấm hút kém hơn.
Điều quan trọng là không thường xuyên giặt quần áo đen để giữ độ sâu của màu sắc. Nhà thiết kế thời trang Bianca Spender đề xuất làm sạch vết bẩn bằng lượng nhỏ xà phòng không gây mụn trên bàn chải đánh răng với ít nước. Bên cạnh đó, Van Amber gợi ý nên xử lý các khu vực có vấn đề trước.
Tránh xa ánh nắng mặt trời và ẩm ướt
Khi phơi quần áo đen, bạn nên tránh khu vực có ánh nắng chiếu vào. Tia UV là tác nhân làm phai màu quần áo mạnh nhất. Spender cảnh báo đồ may mặc và áo khoác dễ bị nấm mốc. Vì vậy, bạn cần bảo quản quần áo trong không gian thoáng khí, tránh ẩm ướt và mọt. Cô còn đưa ra lời khuyên nên sử dụng thuốc chống côn trùng tự nhiên.
Mặt khác, với đồ may mặc đặc biệt như váy dạ hội bằng lụa, cô đề nghị phái đẹp nên đeo khẩu trang khi mặc và cởi đồ. Điều này giúp ngăn ngừa vết bẩn ngay từ đầu.
Video đang HOT
Bạn không nên phơi đồ đen ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Ảnh: Unsplash.
Khắc phục tình trạng phai màu
Nếu là người khéo léo, Van Amber cho biết quần áo đen bị phai có thể được “cứu chữa” bằng thuốc nhuộm. Song có một số điều bạn cần lưu ý.
Các loại sợi tự nhiên như bông, lanh hoặc lụa sẽ nhuộm màu tốt hơn các loại sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon. Bạn nên đeo găng tay bảo hộ, khẩu trang và sử dụng bồn hoặc chậu nhựa để tránh nhuộm đen dụng cụ.
Theo Van Amber, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo quần áo ướt trước khi nhuộm. Khi cho vào chậu nhuộm, bạn cần đảm bảo liên tục khuấy và giữ cho nước di chuyển. Nếu không, quần áo sẽ trở thành đồ may mặc có các vệt màu đen.
Trong trường hợp cảm thấy việc nhuộm màu quá rủi ro, Spender gợi ý cách phối đồ đen với các hình in, hoa hoặc tông màu sáng hơn.
Bạn nên tìm hiểu kỹ phương pháp, lưu ý khi nhuộm đen quần áo. Ảnh: Rit Dye.
Sự thay đổi về tất lưới
Khi xuất hiện trên các sàn diễn, tất lưới dần trở thành món đồ không thể thiếu trong thời trang cao cấp.
Đến nay, phụ kiện này không còn gắn liền với hình ảnh gợi cảm.
The Wall Street Journal đưa tin tất lưới thường xuyên được phối cùng những bộ đồ quá ngắn. Đặc biệt vào dịp Halloween, mẫu phụ kiện này trở thành một phần không thể thiếu cho những tạo hình gợi cảm.
Không dừng lại ở sự gợi cảm
Bước sang năm 2021, tất lưới vượt qua danh tiếng gợi cảm thông thường để tiến vào thị trường thời trang cao cấp. Trong show diễn mới đây, giám đốc sáng tạo của nhà mốt Chanel, Virginie Viard đã kết hợp tất lưới cùng những set đồ may từ vải tweed theo phong cách dịu dàng.
Thương hiệu quần áo dệt kim Wolford hiện cung cấp 21 màu sắc, 8 kiểu dáng tất lưới. Một số thiết kế được đính pha lê có giá 450 USD.
Silvia Azzali, giám đốc thương mại của Wolford, báo cáo doanh số bán tất lưới của thương hiệu này tăng 60% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 so với năm trước.
Tất lưới đang xuất hiện nhiều hơn trong thời trang cao cấp. Ảnh: Getty.
Nhà thiết kế Dita Von Teese nhận thấy tất lưới tạo nên nét quyến rũ cho mọi diện mạo. Khi được sử dụng trong phong cách thanh lịch hay quý phái, đôi tất giúp tạo hình của người mặc thêm phần thu hút.
Trong khi đó, stylist Rachael Wang tìm đến quần tất khi muốn bổ sung nét cá tính vào trang phục. Cô ủng hộ việc phối tất lưới cùng quần vải, váy xẻ tà hoặc những mẫu chân váy hiện đại.
Đối với những người muốn xây dựng tạo hình độc đáo hơn, Rachael Wang gợi ý các mẫu quần tất lấp lánh hoặc có màu sắc vui tươi.
Nhà sử học thời trang Keren Ben-Horin khẳng định mẫu phụ kiện như một biểu tượng cho thấy sự nổi loạn, cá tính. Mặt khác, Claire Monti, 46 tuổi, một kỹ thuật viên phlebotomist ở Liverpool, Anh, thường xuyên sử dụng tất lưới vào ban ngày. Cô ấy không đánh đồng quần tất lưới với sự gợi cảm.
Claire Monti gắn bó với tất lưới từ những năm niên thiếu. Hiện tại, cô sử dụng chúng 3 lần/tuần. Qua nhiều năm gắn bó, Claire Monti nhận thấy mẫu phụ kiện thể hiện sự sắc sảo, sôi nổi và khác biệt. "Tôi không mặc chúng theo cách sexy", cô nói.
Monti thường phối quần tất cùng boots chunky và giày thể thao Converse. Khi thời tiết lạnh, cô sẽ tìm đến những mẫu tất lưới dày hơn.
Claire Monti nhận nhiều bình luận kỳ quặc khi sử dụng tất lưới trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, cô khẳng định bản thân cảm thấy tự tin khi diện mẫu phụ kiện này.
Nhờ kiểu dáng đa dạng, tất lười dần được yêu thích hơn, dễ phối cùng mọi phong cách. Ảnh: Wsj.
Pamela Joyce, 51 tuổi, là tín đồ của tất lưới từ những năm 1980. Bà nhận thấy mẫu phụ kiện mang lại sự tự tin cho bản thân.
"Tôi là một người nhút nhát. Tuy nhiên, khi bước ra ngoài với tất lưới, tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn. Tôi đeo nó mọi lúc", Pamela Joyce chia sẻ.
Mẫu phụ kiện có lịch sử bí ẩn
Qua hình ảnh người phụ nữ đeo tất lưới được vẽ trên chiếc lọ từ những năm 1500, Keren Ben-Horin cho rằng người Italy khá giả có thể đã mặc mẫu phụ kiện này vào đầu thế kỷ 16. Khi đó, những đôi tất có phom dáng phức tạp được dùng để biểu thị sự giàu có và địa vị.
Theo thời gian, tất lưới không còn gắn liền với phong cách gợi cảm. Mẫu phụ kiện dần phát triển để thể hiện được nhiều khía cạnh mới lạ. Ảnh: Vogue.
Bà cho rằng tất lưới đã có hàm ý khêu gợi từ những năm 1800. Thời điểm này, phụ nữ thường xuyên mặc quần tất lưới bên dưới những mẫu váy xuyên thấu.
Trong khi đó, vào các dịp Halloween, một số thương hiệu như Morph Costumes, Leg Avenue bán tất lưới cùng những bộ trang phục gợi cảm. Các yếu tố khiến tất lưới bị đóng mác chỉ hợp với phong cách quyến rũ.
Tất lưới được các nữ thần của Hollywood như Ava Gardner, Marilyn Monroe ưa chuộng trong suốt những năm từ 1930 đến 1950. Ngày nay, chúng được bày bán nhiều trong các cửa hàng sang trọng dọc Đại lộ số 5 Manhattan.
Quần áo phân chia theo giới tính trở nên vô nghĩa Trang phục phù hợp với cả nam và nữ đang trở thành xu hướng. Các thiết kế giúp xóa bỏ lằn ranh giới tính. The New York Times nhận định một trong những xu hướng nổi bật nhất của các buổi trình diễn thời trang gần đây là trang phục phi giới tính. Nhiều nhà thiết kế đưa cả mẫu nam và nữ...