Cách giặt áo len không bị gião và hỏng dáng áo
Giặt áo len rất cần đúng cách nếu bạn muốn giữ áo len lâu cũ và lâu hỏng…
Bước 1
Đổ nước lạnh vào chậu rồi đổ bột giặt loại dịu nhẹ vào, khuấy đều nước trong chậu. Cho áo len vào đó. Cuộn tròn áo xung quanh chậu cho đến khi áo ướt hoàn toàn. Không nên cọ mạnh hay kéo giãn áo len bởi điều đó sẽ làm hỏng dáng và chất liệu áo. Để áo len trong chậu khoảng 10 phút cho bột giặt thấm vào bên trong chất liệu vải.
Bước 2
Cầm áo len nhấc lên khỏi mặt nước rồi lại ấn xuống đáy chậu vài lần (tránh vặn áo) để giũ bỏ chất bẩn.
Sau đó, đổ hết nước xà phòng rồi lại cho nước lạnh mới vào chậu. Cho áo len vào ngập bên dưới chậu nước và lại cuộn tròn nó xung quanh chậu để làm sạch.
Video đang HOT
Tiếp theo, lại đổ chậu nước đi và cho nước sạch vào. Lặp lại quá trình trên cho đến khi nước trong chậu trong.
Bước 3
Để vắt sạch nước trong áo len, bạn hãy cầm lấy áo len và nhẹ nhàng ấn xuống đáy chậu.
Khi phơi, tránh ánh nắng mặt trời và nhiêt độ cao. Nhẹ nhàng tạo lại dáng áo rồi vắt qua thân móc thay vì treo áo len như thông thường.
Theo PLXH
Cảnh báo khi lạm dụng xà phòng & dầu gội
Dưới đây là 5 thành phần dược xem là độc hại tiềm ẩn nhất có trong xà phòng, dầu gội.
Phải nói ngay rằng, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển vô cùng sôi động, trong đó cái lợi ai cũng rõ nhưng mặt trái lại ít được quan tâm, đặc biệt là những hợp chất nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chưa kể hàng nhái hàng rởm, hàng kém chất lượng tràn lan mà các cơ quan chức năng chưa có điều kiện kiểm tra. Dưới đây là 5 thành phần dược xem là độc hại tiềm ẩn nhất có trong xà phòng, dầu gội.
1. Sodium laury sulfate (SLS)
Khi tắm gội, người ta thường thấy hiện tượng có nhiều bọt. Hóa chất để tạo bọt trong xà phòng, dầu gội là hóa chất được sử dụng trong ngành rửa xe, rửa gara, chất tẩy dầu mỡ. SLS (natri laury sunfat) đóng vai trò như chất tăng cường thẩm thấu, tạo điều kiện cho các độc tố khác ngấm vào máu của cơ thể. Theo các nghiên cứu của nhóm môi trường của Mỹ thì SLS có thể gây kích thích da và mắt, độc hại cho các bộ phận nội tạng, cho quá trình sinh sản, hệ thần kinh, rối loạn nội tiết, thay đổi cơ chế sinh học tế bào, nếu nặng có thể gây đột biến và gây ung thư.
2. Dioxane
Dioxane là hóa chất nguy hiểm trong số 216 hóa chất gây bệnh ung thư vú đối với các loài động vật ăn thịt. Vì mối nguy hiểm này mà từ năm 1995, Cơ quan quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu các hãng sản xuất xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hạn chế sử dụng dioxane ở dưới mức 10 phần triệu. Mặc dù FDA đã quy định rõ như vậy, song thực tế phần lớn các sản phẩm nói trên đều vượt quá mức quy định. Ví dụ, mới đây qua kiểm tra tại Mỹ, người ta phát hiện thấy có tới 18 sản phẩm nói trên có hàm lượng dioxane rất cao.
3. Diethanolamine (DEA)
Trong một báo cáo gần đây, FDA cho biết có tới 42% mỹ phẩm có chứa hoặc nhiễm độc NDEA, trong đó xà phòng dầu gội có mức nhiễm độc cao nhất. DEA phản ứng với các chất phụ gia nitrite và các chất nhiễm bẩn khác và tạo ra nitrosodiethanolamine (NDE). Đây là chất gây ung thư rất tiềm ẩn, lý do rất đơn giản là vì DEA phong bế quá trình hấp thụ choline, một chất đạm quan trọng để giúp não phát triển, nhất là những người phụ nữ đang mang thai rất cần bổ sung thêm choline để giúp bào thai phát triển. Vì vậy, nếu dùng xà phòng, dầu gội có hàm lượng DEA cao không chỉ gây bất lợi cho người dùng mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
4. MSG
Theo khuyến cáo của FDA thì mọi người nên tránh tiếp xúc với MSG dưới bất kỳ dạng nào, kể cả trong thực phẩm, trong mỹ phẩm lẫn trong dầu gội, chất làm đẹp vì nó là loại hóa chất gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nếu bị nhiễm độc ở thể nặng có thể gây tê dại, mất cảm giác, quay cuồng, chóng mặt và ngủ lịm. MSG viết tắt của monosodium glutamate, thường được gọi bằng cái tên giấu mặt như: acid amino, chiết xuất men, nayad, acid glutamic hoặc glutamate.
5. Propylene glycol
Đây là thành phần hoạt hóa được người ta dùng làm mát động cơ và chống đông tụ, chống đóng băng cho máy bay, bịt kín lốp xe, chất làm sạch cao su, sơn, phụ gia, men và vécni hoặc làm sản phẩm dung môi bề mặt nhưng lại gây kích thích da, có hại cho gan, thận và có rất nhiều trong dầu gội. Vì vậy, khi sử dụng cần mua sản phẩm có chất lượng, ưư tiên các loại dầu gội chế từ thảo dược, có ghi rõ các thành phần độc hại trên nhãn mác và không nên lạm dụng khi dùng để giữ sức khỏe cho con người, nhất là gây hại cho mắt.
Theo SK&ĐS
Sai lầm tai hại khi làm đẹp Làm đẹp đúng cách sẽ khiến vẻ ngoài của bạn trở nên ưa nhìn hơn. Tuy nhiên có những cách làm đẹp hoàn toàn sai lầm sẽ gây ra tác hại không nhỏ. Chạy theo xu hướng Chúng ta thường có sở thích cập nhật xu hướng và áp dụng ngay. Nhưng không phải xu hướng nào cũng phù hợp với bạn. Mặc...