Cách giảm thiểu hỏng hóc dữ liệu trên thiết bị lưu trữ di động
Một số cách giúp giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc dữ liệu khi lưu trữ trên USB hay thiết bị lưu trữ di động.
Rất nhiều người trong chúng ta có thói quen “xuề xòa” khi sử dụng USB flash. Dù rằng trên các sản phẩm đời mới, cả phần cứng lần phần mềm (như HĐH), rất nhiều biện pháp đã được các nhà sản xuất tích hợp để giảm thiểu khả năng hỏng hóc dữ liệu, nhưng không phải vì thế mà các tình huống hỏng dữ liệu không thể xảy ra.
Bạn có thể cho rằng chuyện đó khó mà xảy ra với mình, rằng “từ trước tới giờ vẫn thế có sao đâu”, nhưng cẩn thận không bao giờ là thừa. Thử tưởng tượng bạn copy hàng chục trang tài liệu, bản vẽ, CV.v.v đang cần in gấp vào USB, phóng vội vàng ra cửa hàng để rội sững sờ nhận ra là dữ liệu đã hỏng hết? Hãy cùng GenK tham khảo một số ý kiến trên Superuser và Lifehacker về vấn đề này.
Hỏng dữ liệu vì…thiếu kiên nhẫn
Rủi ro thường gặp nhất trong việc mất hay hỏng dữ liệu trên các USB flash chỉ đơn giản là sự thiếu kiên nhẫn. Không ít người dùng không thể chờ nổi vài giây trước khi nhận được thông báo dạng “safe to remove….” từ hệ điều hành. Thậm chí vài người còn chẳng quan tâm đến thao tác eject. Trên các sản phẩm đời cũ (bao gồm cả các HĐH), trục trặc xảy ra với những người dùng kém kiên nhẫn xuất phát từ một tính năng thường biết đến với cách gọi “write caching”.
Về cơ bản, đây là một tính năng giúp tăng tốc độ ghi bằng cách thay vì thực hiện tuần tự từng yêu cầu ghi dữ liệu lên USB flash hay ổ di động, hệ điều hành sẽ lưu các dữ liệu này lên một bộ nhớ đệm và khi thuận tiện sẽ ghi liền một chuỗi. Khi bạn thực hiện các yêu cầu như eject, safely remove hay unmount, hệ điều hành sẽ được nhắc nhở rằng thiết bị đó sắp được gỡ bỏ,vì vậy nó sẽ ghi nốt phần dữ liệu còn lại trong cache lên đó, đồng thời “cấm cửa” không cho các chương trình chạy ngầm tìm cách truy cập dữ liệu trên đó nữa. Nếu thiếu kiên nhẫn, trong nhiều trường hợp người dùng sẽ mất đi phần dữ liệu đang được ghi dở hoặc chưa được ghi lên thiết bị lưu trữ của mình, rốt cuộc có thể dẫn đến lỗi file.
chờ đợi 1 vài giây liệu có quá khó khăn ?
Việc backup dữ liệu quan trọng thường xuyên dĩ nhiên là cần thiết, nhưng nếu có khả năng chi trả cho một thiết bị chống chịu rủi ro tốt, đôi lúc còn đi kèm cả một số phần mềm tiện ích thì bạn cũng nên dành thời gian cân nhắc. Lựa chọn giải pháp sử dụng nhiều thiết bị rẻ tiền luân phiên để có thể thay thế nhau bất cứ lúc nào hay đầu tư cho một giải pháp bền vững là tùy theo nhu cầu sử dụng và loại dữ liệu trên đó.
Nguyên tắc về hệ thống tập tin
Vấn đề định dạng phân vùng có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là với những ai phải sử dụng USB trên nhiều máy chạy nhiều hệ điều hành khác nhau (Ở đây chỉ đề cập đến khả năng hỗ trợ mặc định của hệ điều hành, dĩ nhiên bạn có thể sử dụng các phần mềm cài đặt thêm để tìm cách khiến các định dạng không được hỗ trợ sẵn làm việc – tuy nhiên thường thì chẳng mấy ai mất công thao tác như vậy với USB).
- Windows: NTFS là hệ thống tập tin được khuyên dùng trong đa số các trường hợp với Windows. Linux cũng có thể nhận ra NTFS không mấy khó khăn.
- OS X: HFS .
- Linux hỗ trợ rất nhiều hệ thống tập tin khác nhau, tiêu biểu phải kể đến phiên bản Ext4 mới nhất và ZFS – định dạng đang ngày càng được ưa chuộng. Nhưng lưu ý rằng chúng dễ dàng gặp, thậm chí là gây trục trặc cho các hệ điều hành còn lại.
Video đang HOT
Lựa chọn đơn giản nhất để sử dụng trên nhiều máy chạy các hệ điều hành khác nhau sẽ là FAT32, đây vẫn là định dạng đơn giản và dễ nhận biết nhất cho các hệ điều hành.
Chú ý đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu
Nâng cao hơn một chút, ta có thể cần lưu ý để khả năng kiểm tra dữ liệu của từng loại định dạng. Chẳng hạn FAT32 và NTFS không lưu bất kì thông tin kiểm tra nào cho các dữ liệu thông thường. Đối với các file dữ liệu quan trọng hoặc có dung lượng lớn – thời gian copy/move lâu, nếu cần bạn có thể dễ dàng tìm được các phần mềm tạo mã MD5/SHA1 để kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu.
Nhắc lại một lần nữa là bất kể sử dụng định dạng gì cho thiết bị lưu trữ của mình, bạn cũng nên đảm bảo rằng không còn tác vụ đọc/ghi nào đang được thực hiện trên đó trước khi tháo ra. Làm thế nào để biết? Thực hiện eject/safely remove/unmount và chờ thông báo từ HĐH !
Nói đến khả năng đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, có lẽ ZFS với cơ chế kiểm tra và lưu checksum sẵn trong filesystem có lẽ là giải pháp được nhiều người đồng ý nhất. Nhưng bù lại ta sẽ mất đi khá nhiều tính tương thích, bởi làm cho định dạng này hoạt động trên Windows/OSX không phải việc tiện lợi/dễ dàng gì cho lắm. Về mặt hiệu năng thì exFAT là phân vùng làm việc khá hiệu quả trên cả Window lẫn Mac (trừ Leopard), tuy rằng người dùng sẽ phải dùng một máy chạy Windows để format nhằm tránh các rắc rối về sau. Người dùng Linux sẽ phải cài đặt bổ sung exFAT driver, nhưng đó cũng không phải việc gì khó khăn.
Ngoài ra những ai muốn tham khảo kỹ hơn về thông số của các USB cũng có thể lưu ý đến khả năng hỗ trợ wear leveling – một trong những kỹ thuật tăng tuổi thọ của thiết bị lưu trữ (có khá nhiều các kỹ thuật khác nhưng chủ yếu ứng dụng cho các thiết bị dung lượng lớn hơn như SSD, thay vì USB flash). Ta có thể thấy thông tin cơ bản về các loại wear leveling trong bảng sau, gồm 2 loại chính là static wear leveling và dynamic wear leveling (các USB không có wear leveling sẽ có tuổi thọ thấp hơn đáng kể).
Theo VNE
Làm thế nào để sao chép dữ liệu trên 1 chiếc Laptop?
Máy tính xác tay (hay còn gọi là laptop) có vòng đời sử dụng khá ngắn. Theo thời gian, các thành phần phần cứng bên trong sẽ nhanh sẽ lỗi thời và gây hư hỏng là không tránh khỏi. Do vậy, sẽ không ngạc nhiên khi laptop trung bình thay đổi theo thời gian mỗi 3 năm.
Máy tính xác tay (hay còn gọi là laptop) có vòng đời sử dụng khá ngắn. Theo thời gian, các thành phần phần cứng bên trong sẽ nhanh sẽ lỗi thời và gây hư hỏng là không tránh khỏi. Do vậy, sẽ không ngạc nhiên khi laptop trung bình thay đổi theo thời gian mỗi 3 năm.
Do vậy, đây là lúc bạn nên chuẩn bị sao chép các dữ liệu được lưu trữ trên laptop sang thiết bị mới. Việc làm này nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng của dữ liệu của bạn và tình trạng laptop còn có khả năng khởi động hay không. Và sau đây là các gợi ý cho việc lựa chọn làm thế nào để dễ dàng sao chép dữ liệu trên một chiếc laptop.
Trường hợp nói ở đây là laptop vẫn còn khả năng khởi động và truy cập vào hệ điều hành
Lựa chọn 1: Ổ cứng đám mây
Nếu máy tính của bạn luôn được kết nối Internet và dung lượng dữ liệu cần sao chép không lớn lắm thì lựa chọn lưu trữ lên &'đám mây' như Dropbox, Google Drive hoặc SkyDrive là một giải pháp tuyệt vời. Và bạn có thể đồng bộ lên bất cứ thiết bị nào nếu có kết nối Internet.
Lợi thế của lựa chọn này là:
- Tương thích với mọi nền tảng hệ điều hành
- Không phụ thuộc vào phần cứng bên ngoài
- Có thể sử dụng mà không cần cài đặt một ứng dụng của bên thứ 3
Lựa chọn 2: Ổ cứng gắn ngoài
Bạn không thường xuyên kết nối Internet hoặc tốc độ kết nối khá chậm như lựa chọn 1 thì giải pháp sao chép vào thiết bị ổ cứng gắn ngoài là một lựa chọn đơn giản. Bạn sẽ cần đến một ổ đĩa gắn ngoài có dung lượng đủ lớn để sao chép dữ liệu, có thể là một thẻ nhớ SD, một thanh USB hay một ổ cứng gắn ngoài.
Để sử dụng, bạn nên kiểm tra xem laptop có hỗ trợ cổng kết nối cần thiết hay không. Ngoài ra, bạn nên chắc chắn về tính tương thích về định dạng của thiết bị với laptop, ví dụ định dạng FAT32 có tính tương thích tốt với các hệ điều hành và NTFS có thể đọc được trên Linux và Mac OS nhưng không ghi được,..
Lợi thế của lựa chọn này là:
- Nhanh chóng và dễ dàng
- Không cần phụ thuộc vào kết nối Internet
- Tính an toàn được đảm bảo
Lựa chọn 3: Network / LAN Share
Nếu cả 2 laptop đều cùng 1 nguồn &'chung nhà' và cùng sử dụng chung kết nối thì bạn có thể không cần phải sử dụng đến 2 phương pháp lựa chọn trên, mà chỉ cần thiết lập một mạng chia sẻ giữa 2 thiết bị.
Lợi thế của lựa chọn này là:
- Nhanh
-Tiện lợi
- Không có phần cứng cần thiết
Lựa chọn 4: Sử dụng trực tiếp cáp Enternet hoặc kết nối USB
Nếu bạn không có bất kì một mạng lưới kết nối mạng nào thì giải pháp kết nối phần cứng trực tiếp là một giải pháp tốt để kết nối và truyền dữ liệu trực tiếp giữa 2 máy tính. Cáp kết nối Enternet là những gì bạn cần. Cáp này trong giống như cáp mạng LAN thông thường và có các kết nối như nhau nhưng hệ thống dây điện bên trong là khác nhau, cho phép bạn gửi dữ liệu giữa 2 máy tính.
Nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo hướng dẩn cách sử dụng cáp Enternet từ Microsoft tại đây. Còn nếu muốn di chuyển dữ liệu từ Windows XP hoặc Vista sang Windows 7, sử dụng cáp Enternet thì nên sử dụng kèm thêm công cụ Windows Easy Transfer giúp quá trình di chuyển được dễ dàng hơn
Lợi thế của lựa chọn này là:
- Nhanh chóng
- Tiện lợi
- Không cần thiết lập sử dụng mạng LAN
Tóm lại
Có rất nhiều cách để sao chép dữ liệu, tuy nhiên bạn nên chủ động sao lưu dữ liệu thường xuyên để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra với laptop. Windows 8 là một hệ điều hành khá tiện lợi vì bản thân nó đã tích hợp sẳn tính năng Time Machine và cung cấp sẳn nhiều lựa chọn cho việc sao lưu và khôi phục dữ liệu trong Windows.Hi vọng bài viết này sẽ giúp ít cho bạn.
Theo VNE
6 cách giúp bạn nhanh chóng làm quen 1 hệ điều hành mới 6 phương pháp để nhanh chóng làm quen với các hệ điều hành mới đang ra mắt với tốc độ ngày một nhanh. Trước đây khi nói đến hệ điều hành, chúng ta thường liên tưởng ngay tới Windows - HĐH máy tính nổi tiếng của Microsoft. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của thế giới công nghệ, hàng loạt HĐH...