Cách giải thoát cho cuộc đời tôi
Chẳng biết bắt đầu từ đâu nữa! Và cũng chẳng hiểu tại sao thời gian này em cảm thấy lo lắng và mệt mỏi kinh khủng. Không vì bố, vì các em và vì anh có lẽ em đã ra đi thật xa rồi. Không biết em bị làm sao nữa? Đôi khi em tự hỏi, liệu tình trạng này em có cần phải đến bác sĩ tâm lý không? Niềm tin vào cuộc sống, vào tình yêu chưa hẳn đã thực sự trở về với em, anh ạ.
Em vẫn thấy sự phản bội người “đầu gối tay ấp” diễn ra ngày càng tồi tệ hơn, trắng trợn và dã man hơn. Em sợ mình lại đau khổ khi bị phản bội (mặc dù em hiểu tính anh nhưng anh lấy em chỉ vì anh cần một điểm dừng chứ không phải vì tình yêu nên em sợ dù tính anh có nghiêm túc thế nào đi nữa thì cũng bị lung lay bởi những người có thể đến sau em nhưng mang lại cho anh cảm giác yêu thương mà đáng ra anh phải có khi lấy em). Anh khẳng định sẽ chỉ yêu em, chỉ có mình em trong cuộc sống của anh khi quyết định lấy em làm vợ, nhưng anh ơi, em sợ lắm, sợ cái gia đình này tồn tại chỉ vì trách nhiệm và nghĩ vụ với nhau lắm bởi nền tảng gia đình không được xây dựng từ tình yêu thì nó dễ bị gió bão cuộc đời quật ngã trong chốc lát.
Rồi em lo đến chuyện con cái. Em vẫn chưa có thai mặc dù đi khám bác sĩ bảo không có vấn đề gì cả, tình trạng bình thường nhưng em vẫn sợ (em không hiểu nữa, có lẽ đó là cảm giác chung của những tâm trạng chờ đợi). Điều này làm em cảm thấy hạnh phúc của mình càng lỏng lẻo và mỏng manh quá. Anh lấy em khi em vừa bị thất nghiệp mà trên vai còn gánh nặng gia đình, em út học hành.
Video đang HOT
Lấy em về, anh vừa phải nuôi em, vừa phải thay em chu cấp cho các em và lo cho gia đình em. Em đã gửi đơn xin việc vài nơi nhưng không hiểu sao em vẫn chưa nhận được hồi âm từ các công ty em nộp đơn. Có lẽ người miền Nam như em khó xin việc ở Hà Nội này? Hay tại em dốt? Không phải, em khẳng định mình không dốt mà. Tốt nghiệp Đại hoc, ngoại ngữ khá, ngoại hình khá, từng làm trưởng phòng Marketing cho một công ty lớn tại TP HCM, thế mà lại không xin được việc làm ở Hà Nội này, em không hiểu tại sao? Hay tại em chưa có hộ khẩu tại Hà Nội này khi mà trong đơn xin việc địa chỉ thường trú là ở trong Nam còn địa chỉ hiện tại ở Hà Nội này làm họ nhầm lẫn là địa chỉ ở tạm thời chứ không phải là nhà riêng?
Đã mấy tháng rồi em và các em của em sống phụ thuộc hoàn toàn vào anh làm em cảm thấy tội lỗi lớn quá khi lại đem gánh nặng đè lên vai anh. Em yêu anh, nhiều đêm nằm một mình khi anh đi công tác, nghĩ về anh mà tan nát cõi lòng. Em khóc vì yêu anh, vì thương anh và hận bản thân mình, tại sao em lại mang toàn đau khổ và vất vả đến cho anh vậy chứ? Anh xứng đáng nhận được nhiều niềm hạnh phúc hơn thế chứ không phải thế này. Em cũng không hiểu bản thân mình thế nào nữa? Em cảm thấy lo sợ đủ thứ, sợ các em, sợ bố, sợ anh gặp những điều không may mắn, sợ cuộc sống quá nhiều bất trắc, sợ em không ra gì làm anh thấy chán và đi theo người phụ nữ khác…
Em lo nghĩ vẩn vơ rồi em sợ. Có lẽ em không vượt qua được những lo lắng này vì nó luôn nằm trong tiềm thức của em, nó như ăn vào máu thịt của em rồi, em không thoát ra được khỏi nó anh ạ, chỉ còn một cách thôi: em sẽ ra đi mãi mãi để giải thoát cho cuộc đời mình, giải thoát gánh nặng cho những người mình yêu thương. Em biết đây là điều tiêu cực nhất đối với xã hội, với gia đình, với anh và những người thân nhưng thật sự em không còn lựa chọn nào khác anh ơi. Em biết, em ra đi sẽ là sự mất mát, đau khổ cho những người còn sống nhưng rồi thời gian sẽ làm lành tất cả vết thương. Xin đừng ai oán trách em.
Em cũng không oán trách cuộc đời vì đã ban tặng cho em con người nhưng với cái đầu luôn mệt mỏi vì những điều không may mắn, dù sao em cũng đã được có trên cõi đời này 25 năm và được làm vợ anh. Em không có gì để nuối tiếc cuộc đời nữa cả, em mong rằng em ra đi sẽ cứu vớt hết tất cả nỗi đau còn lại của những người thân yêu. Em sẽ luôn phù hộ cho gia đình, cho các em, cho bố mẹ anh và cho anh luôn hạnh phúc. Một điều tốt mà em chỉ có thể làm được khi em ra đi. Là điều cuối cìng em có thể làm được.
Xin cảm ơn tất cả và xin được gửi đến lời tri ân vì nơi đây có thể là nơi giữ lại được khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời Huyền. Hãy gửi đến anh lời này cuối cùng này vì tôi không đủ cam đảm để chờ đến ngày anh đi công tác về và tôi cũng sợ gửi email thì anh đọc được rồi bỏ dở chuyến công tác – tôi muốn ra đi hôm nay. Một lần nữa xin được cảm ơn Báo Ngoisao.net đã cho tôi được nói ra tâm sự tự đáy lòng mình. Tôi xin các bạn hãy hiểu cho tôi nhưng đừng có những suy nghĩ tiêu cực như tôi, vì tôi giống như bị một căn bệnh luôn ám ảnh chứ không đơn giản chỉ là lối sống hay suy nghĩ không tích cực gì cả. Cảm ơn và gửi lời chào nhé. Tôi đi đây.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những hội kỳ quặc trong trường học
Chỉ từ những hội kỳ quặc do chính học sinh lập ra mà nhiều bạn phải đến gặp bác sĩ tâm lý điều trị sau một thời gian là thành viên tích cực của hội.
Muốn "bệnh" cho hợp "mốt"
Hiện nay, ở nhiều trường THCS và THPT, HS tự lập ra những hội với cái tên kỳ quặc như: Hội trẻ em tự kỷ; Hội những người thiếu thốn vật chất, khao khát tình thương; hay Hội trẻ em thích bị ngược đãi... Trong số đó, có những hội tưởng chừng như vô hại, lập ra chỉ cho vui, nhưng thực tế lại khác.
Giờ ra chơi tại Trường THCS Lê Lai, Q.8.
CôThúy (quận 2, TP.HCM) phàn nàn không hiểu sao dạo này Quân (con trai cô, đang học lớp 8) thường hay tỏ ra u uất và cáu gắt. Thấy con càng ngày càng ít nói hơn, cô hoảng quá phải đem đến chuyên gia tâm lý.
Hóa ra trên lớp Quân có một hội tự nhận là "Những người mắc bệnh trầm cảm kinh niên" và Quân là một thành viên tích cực. Ban đầu chỉ từ việc thi xem ai ít nói và tỏ ra &'lờ đờ" nhất. Dần dần, những em không làm chủ được bản thân rơi vào trạng thái u uất thật như Quân.
Hiện nay, không ít học trò nghĩ rằng phải mắc bệnh tự kỷ cho hợp "mốt" với bạn bè. Nhiều bạn tự nhận mình mắc bệnh này. Như Anh Tân (Trường THCS Bùi Thị Xuân) vô tư cho rằng: "Thấy bạn bè ai cũng bị tự kỷ hết nên mình cũng phải bệnh theo, nếu không tụi nó nghỉ chơi sao." Dù rằng, Tân không hiểu bệnh tự kỷ là gì cũng như những biểu hiện của nó. Đơn giản chỉ là sự bắt chước lây lan từ bạn này sang bạn khác.
Bị "chẩn đoán" xấu còn tỏ ra nguy hiểm
Có nhiều trường hợp HS bị bạn bè "chẩn đoán" bị mắc bệnh và liệt vào hội này, hội nọ khiến họ gặp vấn đề về tâm lý khá nghiêm trọng.
Như trường hợp của Lan (Trường THPT Nguyễn Hữu Huân), trong lớp, Lan là người không xinh xắn nhưng có lực học khá và thường rất nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. Một lần không chỉ bài cho bạn bên cạnh, Lan bị người bạn này cho ngay vào hội "Những người đã xấu còn tỏ ra nguy hiểm". Những bạn khác không hiểu chuyện gì cũng hùa theo và tẩy chay Lan theo phong trào "thấy tụi nó nghỉ chơi thì mình cũng thôi luôn cho êm chuyện".
Mặc cảm ngoại hình không xinh xắn cùng những lời xì xầm tẩy chay của hội "Bà tám" trong lớp khiến Lan ngày càng sống khép kín hơn. Đến lớp Lan không dám nói chuyện với ai, thậm chí không dám đưa tay phát biểu. Bạn ấy còn thu mình vào một góc lớp cho đến khi tan trường.
Tương tự như Lan, Quang Bình, HS Trường THPT Nguyễn Hữu Huân cũng bị bạn bè liệt kê vào hội này.
Do có một thời gian cộng tác bán thời gian cho một tờ báo nên Bình quen biết được khá nhiều gương mặt hot girl, hot boy. Nhiều lúc "ở không", rãnh rỗi, anh chàng này lại đưa lên Facebook những câu xoi mói đời tư cá nhân theo kiểu như: "Hôm nay, hotboy M. đi vũ trường với đạo diễn N. nè! Mình đoán ngay từ đầu 2 ông đó là 1 cặp", hay "Óa, MC T. bị bóng"...
Bình dần dần bị bạn bè tẩy chay vì lời lẽ thô tục và xuyên tạc sự thật. Và Bình được xếp vào thành viên "quan trọng" của hội.
Tính tình vốn tự tin và vô tư, Bình không để ý lắm đến thái độ và hành động hắt hủi của bạn bè.
Thầy và trò chơi kéo co trong giờ ra chơi tại Trường THPT Nguyễn Du, Q.10.
Cảm xúc giả thành bệnh thật
Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh việc nhiều học sinh thích mắc bệnh trầm cảm theo phong trào là do hiệu ứng đám đông. Hiện tượng thường rơi vào những em kém khả năng tự chủ và khá nguy hiểm vì có thể biến giả thành thật. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng cũng như quá trình biểu hiện của từng em không giống nhau.
Trường hợp những em được sống trong những gia đình mà các thành viên có quan hệ ứng xử với nhau một cách tích cực và tốt đẹp thì hiện tượng này đối với các em là một trò chơi mà các em có khả năng điều khiển được hành vi của mình.
Nhưng với những em đang gặp vấn đề về các mối quan hệ trong gia đình, và khả năng tự chủ kém thì việc giả bị trầm cảm có thể trở thành một tình trạng bị stress thật. Hay những em đang có nguy cơ bị trầm cảm thì đây là một yếu tố thuận lợi góp phần làm cho tình trạng này trở nên nặng nề hơn.
Khi phụ huynh bắt gặp những biểu hiện ở trẻ như ít nói, ít cười, u uất... nên để ý xem trẻ đang bắt chước bạn bè hay có triệu chứng trầm cảm thật để có những biện pháp can thiệp kịp thời cũng như xem lại mối quan hệ trong gia đình có gây ảnh hưởng không tốt lên trẻ hay không.
Riêng với trường hợp trẻ trầm cảm, tự ti khi bị bạn bè xa lánh, nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ thiếu kỹ năng sống và không có sự quý trọng giá trị bản thân.
Vì thế có nhiều em khi bị bạn bè cho là xấu xí, dữ dằn... mặc dù không có, nhưng em đó vẫn bị tác động để nghĩ là có rồi tự cô lập mình.
Ai cũng muốn được sự quan tâm của những người xung quanh mình, vì thế ngoài việc lưu ý đến kiến thức của con em, các bậc phụ huynh nên có sự quan tâm đến những nhu cầu tâm lý của trẻ để có những tác động tích cực và hợp lý, giúp các em nhận ra đâu là cách tốt nhất để có thể nhận được sự tôn trọng và quan tâm của những người xung quanh.
Theo VTC News