Cách giải quyết mâu thuẫn gia đình thông minh nhất
Mâu thuẫn gia đình có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Điều quan trọng là khi mâu thuẫn xảy ra, ta biết cách xử lý và hoà giải êm thắm mọi việc. Cách giải quyết mâu thuẫn gia đình nói thì dễ nhưng làm lại không dễ chút nào.
Mọi gia đình đều trải qua những giai đoạn khó khăn hay thời điểm khủng hoảng. Trong những lúc này, điều quan trọng là có người đứng ra thực hiện nhiệm vụ hòa giải. Thay vì để các thành viên trong gia đình bị chia rẽ, hãy chọn cách giải quyết mâu thuẫn gia đình, giúp duy trì và cải thiện các mối quan hệ gia đình.
Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình
Sự khác nhau về tính cách, suy nghĩ và quan niệm sống của các thành viên gia đình; Sự khác nhau về mong muốn và lợi ích của mỗi cá nhân; Sự khác nhau về cách nhìn nhận về sự việc hay vấn đề của mỗi thành viên là khác nhau; Môi trường sống căng thẳng: nhà cửa chật chội, gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống; Nhu cầu của các cá nhân lớn hơn nguồn lực mà gia đình có.
Mâu thuẫn là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Mâu thuẫn tồn tại mọi lúc, mọi nơi kể cả trong gia đình vì mỗi người có quan điểm và nhận thức khác nhau, có mục đích sống khác nhau trong khi khả năng của gia đình có giới hạn. Mỗi người cần nhận thấy có mâu thuẫn và tìm cách giải quyết.
Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn gia đình
1/ Sẵn sàng nhìn nhận vấn đề từ một khía cạnh khác
Cố gắng nhìn nhận vấn đề dưới quan điểm của chồng/ vợ bạn sẽ giúp bạn hiểu hơn các vấn đề hay mâu thuẫn.
Chúng ta thường tranh cãi một vấn đề dựa trên ý kiến cá nhân và đưa ra cách giải quyết cũng vậy. Bạn không thể thấu hiểu toàn bộ vấn đề nếu không chịu lắng nghe và thử nhìn nhận nó bằng quan điểm của chồng/vợ bạn. Một vấn đề không bao giờ chỉ có một cách nhìn nhận, khi bạn cân nhắc tất cả các khía cạnh thì sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau.
Video đang HOT
2/ Đừng “ thêm dầu vào lửa”
Điều này giống như vỗ hai bàn tay vào nhau. Một cuộc xung đột hay bất đồng có thể chỉ xảy ra sau đó nếu có sự giận dữ hoặc thù địch từ hai phía. Những mâu thuẫn gia đình có xu hướng liên quan đến hai người hay hai nhóm. Cho dù bạn có trực tiếp liên quan đến cuộc tranh cãi hay không, đừng làm vấn đề thêm rối tung bằng những lời ra tiếng vào, lời buộc tội các thành viên khác mà không có cơ sở.
3/ Lắng nghe bằng cả 2 tai
Đôi tai là nơi tiếp nhận những lời giải thích hoặc lý lẽ của người khác. Nếu bạn không chân thành lắng nghe đối phương bằng cả hai tai thì khả năng bạn sẽ tiếp tục ấm ức hoặc bực tức là rất cao. Khi chịu khó lắng nghe người khác, bạn sẽ hiểu được những khía cạnh khác của cùng một vấn đề từ góc nhìn của người đối diện. Khi đã nắm được lý do vì sao đôi bên có mâu thuẫn thì từ đó các giải pháp dung hòa hoặc giải quyết triệt để mâu thuẫn mới có cơ hội được góp mặt.
Đối với một số người thì mục tiêu của họ là chiến thắng, chứ không phải giải quyết mâu thuẫn. Thẳng thắn thừa nhận khi bạn phạm sai lầm sẽ dẫn đến sự tin tưởng và khoan dung. Những người có lòng tự trọng và tính khiêm nhường sẽ dễ dàng thừa nhận lỗi lầm. Điều đó thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong hôn nhân, và giúp vợ/ chồng bạn cảm thấy tự tin hơn khi thừa nhận lỗi lầm của mình. Xét cho cùng thì đó là tính khiêm nhường trong cuộc sống hôn nhân và trong bản thân mỗi người.
5/ Có nên xin lỗi?
Hai loại ngôn từ mà con người không muốn “phát ngôn” nhất chính là lời khen thật lòng và lời xin lỗi. Tuy nhiên, một người làm lỗi và biết xin lỗi sẽ còn được đánh giá cao hơn cả người không bao giờ mắc lỗi. Nếu người có lỗi là bạn, hãy dẹp qua hết những tự ái cá nhân hoặc sĩ diện bản thân mà gửi lời xin lỗi đến đối tượng. Ông bà ta đã nói “Đánh kẻ chạy đi, chẳng ai đánh người chạy lại”. Do đó, một lời xin lỗi đúng lúc đúng việc sẽ là phương thuốc xoa dịu và giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
Một trong những phép ngừa mâu thuẫn hữu hiệu là bạn phải học cách quên đi những lỗi lầm cũng như xích mích trước đây với các thành viên khác. Thật vậy, việc cứ ôm khư khư những tức tối vì một mâu thuẫn nào đó trong quá khứ sẽ chỉ làm khổ bạn mà thôi. Trong cuộc sống bộn bề lo toan và đầy trăn trở, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nếu biết cách thả trôi đi những mối dây mâu thuẫn trong quá khứ để hướng đến một ngày mai vui tươi hơn.
Mâu thuẫn nào rồi cũng sẽ có cách giải quyết ổn thoả nếu các thành viên thật lòng muốn tìm ra một giải pháp êm thấm và thoả mãn đôi bên. Chúc cho bạn cùng các thành viên trong gia đình sẽ ngày càng giảm thiểu mâu thuẫn và gia tăng hậu thuẫn hạnh phúc cho nhau.
Tố Nữ (Tổng hợp)
Không phải ngoại tình, vợ chồng yêu thương nhau nhiều cỡ nào vẫn đổ vỡ vì điều này
Nhưng thật ra, ngay cả khi không có sự xuất hiện của người thứ ba, hôn nhân vẫn có thể đổ vỡ. Đây chính là những điều giết chết hôn nhân mà không phải vợ chồng nào cũng biết:
Hôn nhân chưa khi nào là dễ dàng. Vì cưới nhau về là gắn kết cuộc sống của hai kẻ xa lạ, là học cách dung hòa và chấp nhận nhau. Hôn nhân không thể là vật đảm bảo để vợ chồng có thể bên nhau cả đời. Chỉ là, người trong cuộc có vì nhau mà giữ gìn hay không. Người ta thường biết đến sự đổ vỡ của hôn nhân là vì ngoại tình. Nhưng thật ra, ngay cả khi không có sự xuất hiện của người thứ ba, hôn nhân vẫn có thể đổ vỡ. Đây chính là những điều giết chết hôn nhân mà không phải vợ chồng nào cũng biết:
Vợ chồng không dành thời gian nói chuyện cùng nhau
Ảnh minh họa: Internet
Đây là điều không phải cặp vợ chồng nào cũng để ý đến. Thật ra, giao tiếp giữa vợ chồng hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hạnh phúc hôn nhân. Cuộc sống bộn bề thật, bận rộn cũng không thiếu. Nhưng sẽ chẳng ai bận rộn đến mức không thể dành vài phút cuối ngày để hỏi han, sẻ chia với bạn đời của mình. Chỉ là, lòng ta có đủ quan tâm dành cho nhau hay không. Nên nhớ, người ta sẽ dễ dàng lạc mất nhau khi quên rằng bên cạnh mình vẫn có đối phương. Vợ chồng là để sống cùng nhau, chứ không phải cạnh nhau. Vì vậy, đã là vợ chồng, có thế nào cũng hãy dành vài phút cuối ngày cho nhau. Kể nhau nghe vài chuyện, động viên nhau ít phút. Hãy để ta và cả bạn đời luôn thấy rằng có thế nào, cả hai vẫn luôn bên cạnh nhau như thế.
Vợ chồng thiếu cảm thông dành cho nhau.
Giữa vợ chồng sẽ luôn có những cuộc cãi vả, chỉ vì cả hai không đủ cảm thông dành cho nhau. Hôm nay em không kịp nấu cơm, ngày mai anh cà kê với bạn bè đến khuya, ngày nọ vợ chồng quá bận rộn để lo cho con. Những chuyện như thế luôn trở thành trận cãi vả to với bất kì cặp vợ chồng nào. Mà cãi vả thì thế nào cũng vì kẻ đúng người sai. Thật ra, sống với nhau, cãi nhau cũng không lạ. Chỉ là, hôm nay anh đúng cũng được, mai em không sai thì lại huề. Chính hãy cho nhau nhiều hơn cảm thông, nhường nhịn, san sẻ với nhau thêm mỗi ngày, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Đến cuối cùng hôn nhân có thể bền vững, là vì cảm giác dễ chịu ta có thể dành cho nhau, khi đủ bao dung và cảm thông.
Vợ chồng xa nhau vì mâu thuẫn gia đình hai bên
Ảnh minh họa: Internet
Vợ chồng sống với nhau không phải chỉ là gắn kết hai con người mà còn là hai gia đình. Chuyện bên ngoại cũng là chuyện của anh, chuyện nhà nội em cũng phải lo. Mọi chuyện đều phải thuận cả hai bên. Và không thể thiếu những khi mâu thuẫn gia đình sẽ xảy ra. Khi ấy, chuyện ruột thịt vẫn khó nói và nhạy cảm hơn. Nếu mâu thuẫn từ nhà bên nào, thì hãy để người đó giải quyết. Phận con rể hay con dâu cũng khó về êm xuôi. Có thế nào, cũng đừng vì mâu thuẫn này mà khiến vợ chồng xa nhau. Hãy cùng nhau khắc phục và sửa đổi hết sức có thể. Vì ta không sống với nhau một hai ngày mà là cả đời, chuyện nội ngoại cũng như thế.
Vợ chồng mệt mỏi vì ghen tuông không đúng cách
Ghen tuông là gia vị cho tình yêu, và ngay cả hôn nhân. Nhưng ghen tuông quá nhiều sẽ khiến hôn nhân mệt mỏi. Bạn có thể ghen, nhưng hãy tinh ý và khéo léo một cách khôn ngoan. Có thể ra hiệu để đối phương biết rằng bạn để tâm, chứ không nhất thiết phải làm quá lên mọi chuyện. Hãy để bạn đời thấy rằng, bạn không phải là người ghen tuông một cách hồ đồ. Có như thế thì vợ chồng mới tin tưởng, lại tôn trọng nhau nhiều hơn. Chuyện gì cần nhẹ nhàng thì làm, chuyện gì không nên quá nhiều thì đừng. Hôn nhân, suy cho cùng cũng cần những điều khéo léo như thế.
Vợ chồng thiếu kiên nhẫn dành cho nhau
Ảnh minh họa: Internet
Sẽ không ai hoàn hảo cả, ngay cả đó là người chồng, người vợ của bạn. Rồi sẽ có lúc họ cũng sai, cũng không được tốt. Điều quan trọng là không phải họ sai thế nào, họ không tốt ra sao, mà là họ có sửa đổi vì bạn hay không. Hãy nhìn vào cách họ cố gắng khiến mình tốt hơn. Cũng hãy kiên nhẫn để họ hoàn thiện bản thân. Và hơn hết, vợ chồng hãy kiên nhẫn để hiểu nhau nhiều hơn. Tình yêu đẹp đẽ thật nhưng sẽ không đủ để ta nhìn thấy hết mọi điều ở đối phương. Hôn nhân thực tế thật nhưng sẽ khiến ta dần hiểu tường tận nhau hơn. Quan trọng là, hãy kiên nhẫn thêm đôi chút.
Hôn nhân sẽ là một chặng đường dài. Chỉ đến khi tuổi già ập đến, bạn mới hiểu cái nắm tay khi ấy đã phải trả giá bằng bao bão tố của tuổi trẻ. Trước khi đến được ngày đó, hãy kiên định, từ tốn và vững vàng yêu thương và sẻ chia cùng nhau nhé, vợ chồng!
Theo Gia đình Việt Nam
Làm dâu, ngoài chuyện 'mẹ chồng nàng dâu' thì còn gì nữa? Thời gian qua, chủ đề mẹ chồng - nàng dâu làm cư dân mạng dậy sóng. Thế nhưng, bên cạnh chuyện không đội trời chung với mẹ chồng thì chuyện chị chồng - em dâu còn khiến nhiều người không thở nổi. ảnh minh họa Sợ nhất là sống gần chị chồng Người đời thường có câu "giặc bên Ngô không bằng bà...