Cách dùng gia vị tốt nhất cho sức khỏe
Khi nấu ăn, nêm gia vị lúc nào thì tốt, phải điều tiết gia vị thế nào để món ăn vừa ngon mà vẫn giữ được tối đa chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Dầu ăn
Khi nhiệt độ dầu lên đến trên 200, dầu có thể sản sinh ra một khí độc hại được gọi là “acrolein”. Nó là thành phần chính của khói dầu, có thể khiến dầu ăn sản sinh ra một lượng lớn peroxide gây ung thư. Vì vậy, hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.
Nước tương
Nếu nấu ở nhiệt độ cao quá lâu, nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị, do đó khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.
Nếu nấu ở nhiệt độ cao quá lâu, nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng
Video đang HOT
Dấm
Khi nấu ăn, nếu thêm một chút dấm sau khi bắc nồi có thể giảm sự tổn thất vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Rượu
Khi nấu món cá, cho thêm một chút rượu có thể loại bỏ mùi tanh và tạo hương thơm cho món ăn. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.
Muối
Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà mà không bị giảm độ ngọt thì nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào sẽ loại bỏ được độc tố trong muối
Khi nấu đến nhiệt độ hơn 120, bột ngọt sẽ biến thành sodium glutamate, không chỉ làm mất hương vị thức ăn mà còn gây ra chất độc hại. Do đó, tốt nhất nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đã chế biến xong.
Đường
Khi nấu nên cho thêm muối sau khi cho đường, nếu không muối sẽ “bay hơi” và làm ngưng kết protein, khiến cho thực phẩm không còn ngọt, từ đó gây ra cảm giác bên ngoài ngọt bên trong nhạt, ảnh hưởng tới vị giác.
Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
Bột ngọt sử dụng bao nhiêu là vừa?
Bôt ngọt có tên khoa học là mononatri glutamate, là môt gia vị giúp mang lại vị umami - vị ngọt thịt cho các món ăn. Ngày nay, bột ngọt được sử dụng rông rãi trong chế biến món ăn tại gia đình và trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Vậy trong chế biến món ăn hàng ngày, chúng ta sử dụng bao nhiều là vừa, với liều lượng như thế nào?
Vào năm 1972, Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) đưa ra liều dùng hàng ngày của bột ngọt là từ 0-120mg/kg thê trọng. Điều này có nghĩa với người bình thường có thể trọng trung bình 50kg thì mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 6g bột ngọt. Tuy nhiên, đây là khuyên cáo đã cũ và không còn chính xác.
Tiếp đó, vào năm 1987, dựa trên những nghiên cứu khoa học uy tín, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức với sự hiện diện của nhiêu nhà khoa học trong lĩnh vực độc học, hóa học, sinh học...Tại đây, tổ chức JECFA đã chính thức xác nhận tính an toàn của bột ngọt và công bố Liều dùng hàng ngày của bột ngọt là không xác định (ADI not specified).
Tương tự như JECFA, năm 1991, Ủy ban Khoa học vê Thực phâm của Công đông chung Châu Âu (EC/SCF) cũng đã kêt luân rằng bôt ngọt là môt phụ gia thực phâm an toàn với liêu dùng hàng ngày không xác định.
Như vậy, không có quy định mỗi người chỉ được ăn bao nhiêu gam bột ngọt một ngày. Có thể nêm nếm bột ngọt trong nấu nướng đến khi vừa miệng, tùy theo khẩu vị của từng người, sao cho phù hợp và cân đối. Không nên xem bột ngọt là 1 chất dinh dưỡng có thể thay thế các thành phần thực phẩm khác trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Thạc sỹ - Bác sỹ Lưu Thị Mỹ Thục
Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo 24h
8 thực phẩm nghiêm cấm ăn nhiều Tốt nhất, bạn nên tiết chế, ăn với mức độ vừa phải hoặc hạn chế được càng nhiều càng tốt 8 thực phẩm dưới đây. 1. Bột ngọt "Nạp" quá nhiều bột ngọt vào cơ thể sẽ khiến cho mức glutamate trong máu tăng cao, dẫn đến đau đầu trong thời gian ngắn, buồn nôn, nhịp tim xáo trộn... Ăn nhiều bột ngọt...