Cách dùng đúng thuốc điều trị tiêu chảy cấp do virus
Tiêu chảy cấp do virus thường xuất hiện trong mùa hè, đặc biệt là sau mùa mưa lũ. Do lúc này thời tiết, môi trường, nguồn nước dễ bị ô nhiễm dẫn đến virus lây lan.
Cần dùng thuốc điều trị tiêu chảy cấp do virus như thế nào?
Cách nhận biết tiêu chảy cấp do virus
Tiêu chảy cấp do virus thường có các biểu hiện:
Nôn, nôn nhiều trong khoảng nửa ngày.
Bệnh nhân rất mệt, da xanh tái, có vẻ lả người sau mỗi lần nôn.
Đi ngoài nhiều nước, phân không có máu. Lúc này triệu chứng nôn cũng giảm dần và hết.
Có thể kèm theo sốt, viêm long hô hấp trên.
Tiêu chảy nhiều kéo dài trong 3 – 4 ngày đầu tiên. Mỗi ngày có thể đi ngoài tới hàng chục lần, sau đó giảm dần và phân cũng đặc dần.
Bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần.
Các thuốc điều trị tiêu chảy cấp do virus
Là bệnh do virus gây ra, do đó không dùng kháng sinh. Bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần, tổng trạng của bệnh nhân vẫn ổn nếu được bổ sung nước, điện giải cũng như dinh dưỡng đầy đủ. Do đó, điều trị quan trọng nhất là bù nước và điện giải để tránh sốc do mất nước. Các thuốc khác chỉ là bổ sung giúp giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng. Theo đó, dùng thuốc điều trị của tiêu chảy do virus tại nhà như sau:
Video đang HOT
Tiêu chảy cấp do virus thường gặp ở trẻ, nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ khiến trẻ mệt mỏi và gây biến chứng nặng.
Bù nước và điện giải : Đây là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp. Ưu tiên hàng đầu là dung dịch oresol áp lực thẩm thấu thấp.
Oresol có dạng 1 gói pha với 200ml hoặc 1 gói pha với 1000ml. Ngoài oresol có thể dùng viên hydrite cũng pha với 200ml nước. Lưu ý khi pha thuốc phải đúng theo tỉ lệ này, không được pha đặc hơn, cũng không được pha loãng hơn. Dùng duy nhất một loại nước là nước đun sôi để nguội pha thuốc.
Nên uống oresol sau mỗi lần tiêu chảy, cố gắng bù đủ lượng nước tương đương sau mỗi lần đi ngoài. Chú ý nên uống từng ngụm nhỏ, chia đều chứ không nên cùng một lúc uống cả một cốc lớn.
Đối với bệnh nhân là trẻ em, dễ bị nôn nên cho trẻ uống từng thìa nhỏ một. Cố gắng để cho trẻ uống được càng nhiều càng tốt, nhưng không nên quá ép vì có thể gây nôn sẽ càng mất nước.
Cần bù nước và điện giải cho đến khi phân tốt lên và không còn tiêu chảy.
Men vi sinh : Khi bị tiêu chảy cấp, một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng bị giảm đi, do đó có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Men vi sinh không phải là thuốc điều trị, mà là các vi sinh vật có lợi cho đường ruột.
Đối với tiêu chảy cấp do virus, khi bổ sung sớm men vi sinh có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy. Quyết định dùng men vi sinh hay không không ảnh hưởng đến quá trình điều trị, nếu muốn bổ sung thì có thể dùng vì men vi sinh không gây hại. Đối với trẻ em, nếu trẻ chịu uống thì nên bổ sung.
Lưu ý không nên dùng men vi sinh kéo dài, thời gian dùng thông thường là từ 7 – 10 ngày.
Thuốc giảm tiết nước đường ruột: Thuốc cũng không có hiệu quả nhiều trong điều trị tiêu chảy cấp do virus. Nhưng thuốc có tác dụng làm giảm lượng nước trong phân và làm giảm được nguy cơ mất nước. Thuốc muốn có hiệu quả thì phải dùng sớm ngay từ ngày đầu trong giai đoạn phân nhiều nước. Khi đã chuyển sang giai đoạn đi nhiều lần thì thuốc không còn hiệu quả lắm.
Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột diosmectite: Là thuốccó thể dùng vì đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Thuốc này nên dùng trong giai đoạn trẻ đi ngoài nhiều lần. Không nên dùng thuốc nếu phân có máu, trẻ sốt cao.
Thuốc làm giảm nhu động ruột loperamid: Có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Loperamid còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Chính vì vậy, thuốc được dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng hoặc tiêu chảy mạn ở người lớn và trẻ tử 13 tuổi trở lên.
Thuốc chống chỉ định với các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi và người già. Không dùng loperamid trong các trường hợp như mẫn cảm với thuốc; khi cần tránh ức chế nhu động ruột, có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả mạc, hội chứng lỵ, bụng chướng. Phụ nữ có thai cũng không nên dùng thuốc.
Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể, theo dõi chướng bụng. Với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng cần dùng thuốc một cách thận trọng. Ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ.
Uống oresol là biện pháp bù nước và điện giải quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp.
Bổ sung kẽm : Mặc dù không phải là thuốc điều trị tiêu chảy, nhưng trong khi bị tiêu chảy cơ thể có nguy cơ bị mất kẽm. Do đó việc bổ sung kẽm rất có ý nghĩa với trẻ em biếng ăn hoặc không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn ít thịt, cá, tôm…
Trường hợp này kẽm rất có ích giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy và mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên khi uống kẽm lại làm tăng nguy cơ nôn ói, do đó cân nhắc khi dùng. Kẽm cũng không phải là ưu tiên hàng đầu với những trẻ em có chế độ dinh dưỡng đa dạng, được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thịt, tôm, cá, rau củ quả hằng ngày…
Trường hợp cần bổ sung, nên dùng kẽm dạng viên hoặc dạng bột, hạn chế dùng loại siro. Liều dùng nên theo chỉ dẫn hoặc tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thuốc chống nôn : Trường hợp nôn nhiều, có thể sử dụng thuốc chống nôn. Thuốc này giúp giảm nguy cơ mất nước và nhập viện. Trước khi dùng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ về liều dùng cũng như cách dùng.
Suy thận cấp vì một sai lầm khi uống nước
Người đàn ông liên tục làm việc ngoài đồng từ sáng sớm đến giữa trưa nhưng chỉ uống 500 ml nước.
Bệnh nhân hồi phục ổn định sau khi có dấu hiệu suy thận vì làm việc trong thời gian dài ngoài trời quá lâu. Ảnh: BVCC.
Ông T.T.A. (71 tuổi, sống tại Hà Nội) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong tình trạng mệt mỏi, nôn ói.
Trước nhập viện 3 ngày, ông A. đi làm ruộng từ 7h đến trưa, giữa trời nắng nóng. Trong suốt thời gian này, người đàn ông chỉ mang theo 500 ml nước để uống.
Ngày hôm sau, ông A. bắt đầu thấy mệt mỏi, khó chịu, nôn khi ăn và uống nước. Ông được gia đình đưa vào cơ sở y tế gần nhà để theo dõi điều trị. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng tăng ure, creatinin máu và được chẩn đoán suy thận cấp do thiếu nước.
Tuy nhiên, sau một ngày điều trị, người bệnh xuất hiện biến chứng của suy thận cấp với nồng độ kali máu tăng, tiên lượng phải lọc máu. Ông được chuyển đến khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, để tiếp tục điều trị.
Tại thời điểm nhập viện, chỉ số creatinin của bệnh nhân lên tới gần 800 mol/l, chỉ số kali máu là 6,7 mmol/l. Sau khi được đánh giá toàn diện và làm các cận lâm sàng, người bệnh được chỉ định bù nước, điện giải tích cực.
"Nếu chỉ làm việc trong điều kiện bình thường, không quá nặng nhọc, mỗi người đã phải uống 3-4 lít nước/ngày. Với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng khắc nghiệt như bệnh nhân trên, mức bù nước phải nhiều hơn. Trong khi đó, người bệnh lại chỉ uống 500 ml nước xuyên suốt buổi sáng", TS Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu, cho biết.
May mắn, sau 2 ngày điều trị, tình trạng của ông A. dần ổn định, chức năng thận có dấu hiệu phục hồi, kali máu về trong giới hạn bình thường, creatinine máu giảm xuống khoảng 400 mol/l, không cần lọc máu.
TS Nguyễn Văn Tuyên cho hay bệnh nhân suy thận cấp trong giai đoạn phục hồi sẽ tiểu nhiều hơn. Trong giai đoạn này, các bác sĩ phải theo dõi sát việc tiểu tiện của người bệnh để có kế hoạch bù nước và điện giải phù hợp.
"Hiện tại, người bệnh bài tiết được 5 lít nước tiểu trong một ngày. Chúng tôi phải theo dõi và bù lượng dịch tương đương. Nếu tình trạng vẫn tiến triển tốt, dự kiện bệnh nhân sẽ xuất viện trong vài ngày tới", bác sĩ cho hay.
Từ trường hợp của ông A., TS Tuyên cho hay thời tiết nắng nóng dễ gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải. Việc không được bù nước đúng mức sẽ dẫn tới giảm thể tích tuần hoàn. Điều này đồng nghĩa với việc giảm cung lượng máu đến mô và các cơ quan, đặc biệt là thận, gây ra tình trạng suy thận cấp.
Trước đó, chỉ trong 2 tháng cao điểm nắng nóng của năm 2023, khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đã tiếp nhận 5 bệnh nhân suy thận cấp do mất nước.
Từ thực trạng này, TS Tuyên khuyến cáo người dân nên lưu ý đảm bảo bổ sung đủ nước và điện giải để tránh các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là suy thận cấp.
Những điều cần biết khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa lũ. Mắc sốt xuất huyết Dengue là do bị muỗi vằn đốt. Muỗi vằn thường ở xó tối, vườn và chỗ treo quần áo... muỗi vằn đẻ trứng...