Cách dựng cây nêu ngày Tết theo đúng phong tục cổ truyền
Dựng cây nêu đúng cách trong ngày Tết có tác dụng xua đuổi quỷ dữ và mang lại những điều tốt lành cho gia đình.
Cây nêu thường được dựng trong dịp Tết Nguyên đán với mục đích mong muốn điều tốt đẹp và xua đuổi quỷ dữ. Ảnh minh họa internet.
Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam cho hay, trước đây, mỗi dịp Tết Nguyên đán, trước mỗi cửa nhà người dân thường dùng tre để làm cây nêu cắm trước nhà. Cắm nêu với ý nghĩa tâm linh là mong muốn những điều tốt đẹp trong năm mới và xua đuổi tà ma, quỷ dữ.
Thế nhưng, hiện nay, rất ít gia đình còn giữ được phong tục này. Một số gia đình còn cắm nêu nhưng cũng không còn đúng với phong tục cắm nêu cổ truyền.
“Người ta cắm nêu giờ chỉ lấy đẹp mà không hiểu hết ý nghĩa tâm linh. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng gì đến tâm linh vì đẹp và tâm linh có tính chất khác nhau”, GS Biền chia sẻ.
Theo GS Biền, người Việt xưa coi cây nêu là trục vũ trụ, là cột nối giữa trời và đất. Cây nêu phải làm bằng tre vì tre có đốt, là bậc thang đi về của thần linh, mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi.
Về cách dựng cây nêu, giáo sư Biền cho biết: “Tre phải là loại tre già, to, thẳng, không được cụt ngọn. Trên ngọn để lại một phần lá tươi hoặc buộc lá dứa vào tượng trưng cho mây trời.
Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió… Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma”.
Cây nêu thường được cắm vào ngày 23 tháng Chạp, bởi đó là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời, không có người quản lý nhà cửa nên quỷ sẽ hoành hành, dữ tợn hơn. Cây nêu có tác dụng xua đuổi quỷ tránh xa vùng đất của con người.
Video đang HOT
Ngày hạ nêu là ngày mùng 7 tháng Giêng. Trước khi hạ nêu, cần tránh động thổ để cho đất được hội tụ sinh khí, phì nhiêu. Sau khi hạ nêu, con người có thể bước vào lễ hội mới, bước đầu có những hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Tục xưa truyền rằng, từ xa xưa, quỷ dữ ỷ đông áp bức và chiếm hết đất đai của con người. Người phải thuê đất của quỷ trồng lúa và chịu điều khoản “ăn ngọn cho gốc”. Quỷ lấy hết thóc, người chỉ còn rơm rạ.
Thương người, Phật mách cho trồng khoai lang. Cuối vụ, người thu hoạch hết phần củ, để lại quỷ phần lá. Quỷ đổi điều khoản sang “ăn gốc cho ngọn”. Phật lại mách người quay lại trồng lúa. Người thu hoạch lúa, phần rơm rạ cho quỷ.
Bực tức vì 2 vụ liền không thu được gì, quỷ đổi điều khoản “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật bảo người trồng ngô. Bắp ngô ra ở giữa thân cây nên cuối vụ, người thu hoạch ngô về chất đầy bồ, quỷ chẳng thu được gì.
Không thu được nông sản, quỷ đòi lại đất. Phật bảo người đến mua một mảnh đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy hời, quỷ đồng ý. Khi người trồng cây tre xuống, Phật hóa phép cho cây tre cao lên tận trời, chiếc áo cà sao mở rộng che khắp mặt đất.
Quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển. Uất hận, chúng mang quân đánh chiếm lại ruộng đất. Biết quỷ sợ vôi bột, lá dứa, máu chó, Phật bảo người sử dụng những thứ đó để 3 lần đánh bại lũ quỷ.
Bại trận, quỷ khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý. Từ đó trở đi, mỗi địp Tết đến, quỷ lại được về đất liền. Người dân dựng cây nêu trước nhà để ma quỷ không lại gần phần đất của mình.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Lan tỏa tình người ở phiên chợ Tết 0 đồng
Cứ mỗi dịp Tết đến, người dân lại nô nức đến các hội chợ để mua sắm. Nhưng có một phiên chợ Tết đặc biệt bởi người mua chỉ phải trả 0 đồng.
Sáng ngày 27.1, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) đã diễn ra Phiên chợ Tết 0 đồng dành cho người nghèo do nhóm Ngôi trường ước mơ và những người bạn tổ chức.
Từ trước khi diễn ra phiên chợ, BTC đã tích cực tìm kiếm các nhà tài trợ, liên lạc với các bệnh viện, địa phương để tìm được đúng đối tượng để tặng quà. Phiên chợ năm nay có 40 gian hàng với 38 nhà tài trợ, tương đương với 30.000 mặt hàng để người dân lựa chọn. Chị Đỗ Thị Thanh Hà, thành viên Ban Tổ chức cho biết, giá trị mỗi món hàng tối thiểu là 50.000 đồng.
Bước sang nâm thứ 3 tổ chức, Phiên chợ Tết 0 đồng mở rộng số người được nhận phiếu mua hàng lên 3000 người. Vẫn duy trì đối tượng là những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện lớn trên địa bàn thủ đô, năm nay BTC còn tặng phiếu cho những người nghèo, vô gia cư.
Mỗi người tham gia phiên chợ đều được BTC phát một tấm phiếu với 10 ô để tích. Với mỗi món hàng được mua, tình nguyện viên sẽ tích một dấu trên tấm thẻ, cứ thế cho đến khi hết 10 món hàng thì tấm thẻ sẽ được thu hồi.
Vợ chồng chú Hưng phải chạy thận hơn chục năm đã tham gia cả ba Phiên chợ Tết 0 đồng. Cô chú trọ ở ngay xóm chạy thận 121 Lê Thanh Nghị nên chạy xe máy đến tham gia phiên chợ. Đến phiên chợ được tự do lựa chọn thứ mình nên cô chú thấy vui và thiết thực hơn khi được tặng quà.
Cô Lê Thị Hải, quê Thái Nguyên trông chồng bị ung thư trực tràng nằm tại Bệnh viện ung bướu Hà Nội. Con cái ở quê, chỉ có mình cô xuống Hà Nội cùng chồng. Đây là năm thứ 2 cô được nhận vé tham gia phiên chợ, cô rất vui và biết ơn các nhà tài trợ đã tổ chức phiên chợ này cho những người nghèo như các cô.
Tại mỗi gian hàng, người dân được "chăm sóc" tận tình để tìm mua được đúng món hàng mình cần. Các mặt hàng đa dạng từ những vật dụng nhà bếp, chăn màn, gia vị và cả bánh kẹo tết cũng được bày bán.
Để kiểm soát lượng người tham gia mua hàng, BTC đặt các cổng ra vào kiểm vé. Công tác tổ chức cố gắng để người có thẻ đúng là đối tượng của chương trình.
Với mỗi tấm phiếu được trao đi là một niềm vui được nhận lại từ cả phía người bán lẫn người mua. Phiên chợ là 0 đồng nhưng tình người là vô giá.
Theo Danviet
Tài xế xe khách bến xe miền Đông "dính" nồng độ cồn vì nhậu tối hôm trước Bị CSGT lập biên bản tước bằng lái, tạm giữ phương tiện, tài xế xe khách ở bến xe miền Đông than thở "nhậu tối qua, hôm nay vẫn còn dính vi phạm là sao?". Nhiều tài xế xe khách tại bến xe miền Đông bị kiểm tra nồng độ cồn, test ma túy Sáng 27/1, Đội CSGT Hàng Xanh thuộc Phòng CSGT...