Cách dùng cam để giảm béo
Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua.
Cách dùng cam để giảm béo
Theo chuyên gia dinh dưỡng Katherine Zeratsky thì uống một ly nước cam trước bữa sáng, sẽ giúp bạn tránh được tình trạng ăn quá nhiều. Ngoài ra, chất poliphenol có trong cam còn có thể duy trì độ ẩm hoặc lượng nước trong cơ thể giúp làm dạ dày của bạn no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn v vì thế ngăn ngừa được lượng chất béo tích tụ trong cơ thể.
Vitamin C có trong cam góp phần tăng thể lực, tràn trề sức sống, tinh thần sảng khoái, một yếu tố quan trong để giảm béo thành công.
Cách dùng cam để giảm béo.
Bạn có thể uống một ly nước cam trước bữa sáng, hoặc sau bữa trưa và tối sẽ có tác dụng giảm béo hiệu quả. Hoặc có thể ăn 1 trái cam sau bữa ăn trưa hoặc chiều tối.
Những ai không nên sử dụng cam để giảm béo
Nước cam chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ, nhất là công dụng làm đẹp đối với phụ nữ. Tuy nhiên, có những người không nên uống nước cam vì rất có hại cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận độc tính tiềm tàng trong nước cam nếu sử dụng quá mức, nhất là đối với trẻ em, người huyết áp cao, suy thận và bệnh nhân tiểu đường.Các cá nhân thuộc các nhóm này nếu uống quá nhiều nước cam, có thể gây ra phản ứng độc hại như tăng kali máu, cũng như liên quan mật thiết với dị ứng thực phẩm và bùng phát vi khuẩn (trong trường hợp chưa được tiệt trùng).
Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì bạn không nên uống nước cam. Trong nước cam chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Nước cam có tác dụng nhuận tràng, vì thế nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.
Theo Alobacsi
Thảo dược giảm cân
Theo Đông y, chứng thừa cân béo phì không chỉ do thói quen ăn uống, vận động mà còn do tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất mỡ, đường, đạm của cơ thể.
Video đang HOT
Khi cơ thể không sử dụng hết các chất nói trên, sẽ tồn đọng lại dưới dạng mỡ thừa trong một số bộ phận của cơ thể như: vùng bụng, gan, nguy hiểm nhất là trong lòng của các mạch máu lớn, vừa gây cản trở sự lưu thông máu, vừa có thể gây tai biến trên tim, não...
Y học cổ truyền có một số loại thảo dược đã được chứng minh lâm sàng có tác dụng giúp kiểm soát được tình trạng trên. Bạn có thể tham khảo:
Nghệ (còn có tên uất kim, khương hoàng)
Công dụng: giúp tăng cường sức đề kháng, giải độc, chống ô-xy hóa, bổ khí huyết đẹp da.
Vị thuốc: cay, đắng và có tính ôn.
Liều dùng: 1-6g/ngày dưới dạng bột hoặc thuốc sắc.
Đan sâm (còn gọi là xích sâm, huyết sâm)
Công dụng: bổ máu, bổ khí, thông huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp trục ứ huyết, kinh nguyệt không đều.
Vị thuốc: đắng, có tính hơi hàn.
Bộ phận sử dụng: rễ được phơi hoặc sấy khô.
Liều dùng: 6-12g/ngày rễ phơi khô dưới dạng thuốc sắc.
Sơn tra (co thê dung bắc sơn tra, nam sơn tra)
Công dụng: trị các chứng tích trệ, đầy bụng, tiêu chảy, hành ứ, hóa đờm...
Vị thuốc: ngọt, chua, có tính ấm.
Bộ phận sử dụng: quả chín cắt nhỏ vừa, phơi hoặc sấy khô.
Liều dùng: 9-15g/ngày, không dùng quá 30g/ngày.
Hoàng tinh đỏ
Công dụng: bổ khí, kiện tỳ, nhuận phế, chống ô-xy hóa, chống lão hóa, suy nhược.
Vị thuốc: ngọt, có tính bình.
Bộ phận sử dụng: thân, rễ, phơi hoặc sấy khô.
Liều dùng: 12-20g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Hà thủ ô (còn gọi là giao đằng, dạ hợp)
Công dụng: điều hòa khí huyết, nhuận tràng, hạ cholesterol và lipid máu.
Vị thuốc: ngọt và một chút nhẫn, có tính hơi ấm.
Bộ phận sử dụng: rễ, củ đã được phơi hoặc sấy khô.
Liều dùng: 10-30g/ngày, dạng bột, thuốc sắc.
Trạch tả (còn gọi là mã đề nước)
Công dụng: thông tiểu, tiểu buốt, giảm hấp thu cholesterol ở ruột.
Vị thuốc: ngọt, có tính hàn.
Bộ phận sử dụng: rễ, thân khô được cạo sạch vỏ.
Liều dùng: 10-30g/ngày dạng thuốc sắc.
Bạch phục (còn có tên bạch linh)
Công dụng: lợi thủy, thấm thấp, kiện tỳ, tiêu phù.
Liều dùng: 10-15g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán.
Cốt khí củ (còn gọi là điền thất, hoạt huyết đan)
Công dụng: lợi tiểu, thông huyết, chống viêm, giảm độc, giảm cholesterol và lipid máu.
Vị thuốc: đắng và chua, có tính mát.
Liều dùng: 6-10g/ngày dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Theo Alobacsi
Tuyệt chiêu giảm béo nhờ ăn ngô Tình trạng thừa cân luôn là nỗi ám ảnh đối với phái đẹp, cho dù đã cố tình cắt giảm khẩu phần ăn, thậm chí nhịn ăn thì bạn cũng không hề... nhẹ đi. Vấn đề ở chỗ thực phẩm bạn nạp vào cơ thể tuy không nhiều nhưng lại quá giàu năng lượng. Ngay cả việc áp dụng chế độ ăn kiêng...