Cách dùng bột ngọt không hại sức khỏe
Bột ngọt được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn, các loạ i thực phẩm. Tuy nhiên, không phải người nội trợ nào cũng hiểu hết về gia vị này và sử dụng như thế nào cho đúng mà không có hại cho sức khỏe.
Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối natri của axít glutamic, một axít amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein) của cơ thể. Axít glutamic tồn tại phổ biến trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa… và các loại rau củ quả như cà chua, bí đỏ, đậu Hà Lan… Hiện nay, bột ngọt được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như tinh bột khoai mì, mật mía đường, bắp,… bằng phương pháp lên men vi sinh tự nhiên – tương tự như phương pháp sản xuất bia, giấm, nước mắm…
Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã chính thức xếp bột ngọt là phụ gia thực phẩm thuộc nhóm điều vị an toàn (với mã số E621) và được phép sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/08/2001.
Tuy nhiên, những người nội trợ cần hiểu rõ bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn tương tự như các gia vị khác, chứ bản thân bột ngọt và các gia vị nói chung không phải là chất dinh dưỡng. Vì thế, không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…
Thực tế, nếu dùng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách, bột ngọt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau từ người này đến người khác. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ bột ngọt có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen….
Ảnh minh họa.
Lợi ích của bột ngọt
Bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa cho biết, không phải bột ngọt không có tác dụng. Ngoài tác dụng là gia vị làm tăng thêm độ ngọt của thức ăn mà không làm thay đổi mùi vị của thức ăn, bột ngọt còn tác động vào thần kinh vị giác, kích thích dạ dày tiết dịch dồi dào và tăng cuờng sự hoạt động của các men, do đó tăng cường sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Tuy nhiên, bột ngọt chỉ có tác dụng sau khi hòa tan vào thức ăn nóng. Với từng loại thức ăn khác nhau có phương pháp dùng bột ngọt phù hợp.
Video đang HOT
Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng, bạn nên hạn chế ăn ngoài hàng vì bạn không thể kiểm soát được lượng bột ngọt sử dụng trong thức ăn. Với trẻ em, không nên cho ăn bột ngọt vì nó rất hại cho trí não của trẻ.
Đối với những người bị mỡ máu, tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người béo phì, đau đầu kinh niên, hen suyễn rất dễ dị ứng với bột ngọt. Nhưng hầu hết các nhà hàng đều dùng bột ngọt để chế biến món ăn,..Do vậy, chúng ta khó tránh bột ngọt trong các thực phẩm phẩm hiện nay vì tất cả các thực phẩm đều có bột ngọt.
Lưu ý một số điều sau khi dùng bột ngọt:
Không nấu ở nhiệt độ cao:Khi cho thêm bột ngọt vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. 70 – 90 độC là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan bột ngọt. Vì vậy nên gia giảm bột ngọt khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.
Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội: Bột ngọt hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan bột ngọt trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.
Không cho vào các thực phẩm ngọt: Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.
Dùng quá nhiều: Cũng như các gia vị khác, lượng bột ngọt dư thừa sẽ khiến món ăn bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe.
Không nên dùng với trứng: Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho bột ngọt vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các loại mì chính giả nhái nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng và pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn. Các chất này là tác nhân gây tổn hại cho dạ dày, gan, làm cho con người kém ăn, khó chịu toàn thân và có thể gây ung thư bàng quang.
Theo PNO
Cẩn thận với 5 cách giảm vòng eo có hại cho sức khỏe
Là phụ nữ, ai cũng mong có vòng eo thon thả, nhưng đừng vì để giảm vòng eo nhanh chóng mà chị em vô tình thực hiện những hành động có hại cho sức khỏe như sau.
1. Thực hiện động tác gập bụng càng nhiều càng tốt
Nếu bạn là một trong số những người thuộc nằm lòng nguyên tắc cần giảm mỡ khu vực nào thì càng tập nhiều các động tác thể dục cho khu vực đó thì đây là lúc bạn cần thay đổi thói quen tập luyện của mình.
Rất nhiều chị em đã thực hiện động tác gập bụng trong suốt nhiều tuần vì nghĩ rằng như thế sẽ giảm mỡ bụng nhanh chóng. Nhưng thực tế, kết quả lại không mấy khả quan, chưa kể đến việc thực hiện động tác này quá nhiều có thể gây đau cơ, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Tốt nhất, bạn cần tập đồng đều cả cơ thể để giảm mỡ thừa, sau đó kết hợp thêm với động tác gập bụng và ăn uống khoa học thì mới có thể thúc đẩy tốc độ đốt cháy lớp mỡ bụng.
2. Nhịn đói
Một trong những bí quyết "nguy hiểm" và kém tác dụng nhưng lại được nhiều chị em ứng dụng nhiều nhất chính là nhịn ăn. Nhiều người thậm chí chỉ uống sữa hoặc nước hoa quả suốt ngày chỉ để vòng bụng giảm được một vài cm.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, biện pháp này không những không mang lại kết quả như mong đợi mà còn có thể làm cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi dẫn đến hạ đường huyết, ngất xỉu... Sau đó, để bù đắp và lấy lại năng lượng đã mất, bạn ăn nhiều hơn bình thường. Điều này lại vô tình khiến cho số đo vòng bụng tăng lên nhanh chóng.
Ảnh minh họa
3. Kiêng hoàn toàn tinh bột
Chế độ ăn kiêng low-carb đem đến nhiều lợi ích cho việc giảm cân, dẫn đến việc nhiều người tin rằng càng kiêng tinh bột, càng nhanh chóng sở hữu vòng eo phẳng như ý. Tuy nhiên, tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nó đóng góp vào việc chuyển hóa calo thành năng lượng cung cấp và duy trì các hoạt động cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn thay vì kiêng hoàn toàn tinh bột thì hãy chọn lọc những loại thực phẩm chứa thành phần tinh bột thô chưa qua xay xát chế biến như ngũ cốc, các loại hạt, gạo lức, yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt... để vừa giảm vòng eo lại tránh gây cạn kiệt năng lượng trong cơ thể
4. Chuyển sang ăn các món luộc, tránh dầu mỡ
Các loại thực phẩm như rau, thịt, cá khi luộc hoặc hấp vừa giữ được nhiều chất dinh dưỡng vừa chứa ít gia vị gây hại cho sức khỏe nên chế độ ăn các món luộc thường được dùng cho các bệnh nhân hoặc những người cần giảm cân nhanh và lành mạnh.
Thế nhưng, nếu trong một thời gian dài mà bạn chỉ ăn những món ăn này thì có thể khiến bạn giảm cân một cách thái quá, thậm chí còn gây ra suy dinh dưỡng, hạ đường huyết.
5. Dùng thuốc giảm cân
Không có nhiều thời gian đầu tư cho việc tập luyện thể thao hoặc muốn giảm vòng eo nhanh chóng mà không cần bỏ nhiều sức, nhiều chị em đã tiếp cận và sử dụng thuốc giảm cân.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, rất nhiều loại thuốc giảm cân được quảng cáo rầm rộ đều không đủ tiêu chuẩn an toàn theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA). Việc giảm cân nhờ thuốc thường đi liền cảm giác mệt mỏi, mất nước và suy kiệt năng lượng trong cơ thể chứ không có tác dụng giảm mỡ bụng. Quan trọng hơn cả, ngay sau khi ngưng thuốc, cảm giác thèm ăn tăng lên khiến bạn khó cưỡng lại được và sẽ nhanh chóng trở lại trọng lượng cũ nhanh chóng và vòng bụng cũng vì vậy mà tăng lên.
Theo Thanhnien
8 thói quen có hại cho sức khỏe Bồn rửa bát là nơi mật độ vi khuẩn tập trung vô cùng nhiều, hoàn toàn không thích hợp để bạn rửa hoa quả hay những đồ ăn tươi sống, đặc biệt là quả dâu tây. 1. Túi xách để trên bàn ăn Túi xách thường được để tùy tiện ở bất cứ đâu có thể, như trên bàn học, xe bus, cốp...