Cách đơn giản ‘vĩnh biệt’ chứng hôi miệng
Hơi thở có mùi khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài việc ‘chữa cháy’ bằng kẹo cao su, bạn nên trị dứt điểm chứng bệnh này bằng những mẹo đơn giản dưới đây.
Chế độ ăn uống
- Uống nhiều nước: Thiếu nước, khô miệng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến hơi thở nặng mùi. Uống ít nước khiến miệng khó tiết ra nước bọt, vốn là chất chứa những enzyme tự nhiên diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để khoang miệng luôn được làm sạch liên tục, hạn chế vi khuẩn họat động gây mùi hôi.
- Bổ sung chất kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho hệ miễn dịch nói chung và răng miệng nói riêng. Thiếu hụt kẽm trong cơ thể có thể tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bạn có thể bổ sung chất này nhờ thuốc hoặc thông qua những thực phẩm giàu kẽm như hạt bí, bí ngô, cacao hay nội tạng động vật.
- Uống trà tầm ma: Trong trường hợp hơi thở hôi là do tích tụ nhiều chất kim loại nặng trong cơ thể, nấm men phát triển quá mức hay ngộ độc, bạn cần một chế độ ăn uống loại thải độc chất ra khỏi cơ thể một cách tích cực. Trà tầm ma là một thảo dược lựa chọn ưu tiên vì khả năng đào thải mạnh các chất độc, tăng bài tiết acid uric, tăng cường chức năng tuyến thượng thận và hệ miễn dịch. Đó là những khiếm khuyết mang tính hệ thống có thể gây hôi miệng.
- Bổ sung lợi khuẩn: Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, ứ đọng và lên men thức ăn trong dạ dày có thể gây ợ hơi. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây hơi thở có mùi nhưng không phải do vấn đề răng miệng. Giải quyết nguyên nhân này hoàn toàn không khó. Bạn chỉ cần ăn sữa chua, dưa cải lên men… trong một thời gian để cải thiện quần thể lợi khuẩn đường ruột.
- Ăn thực phẩm giòn: Những loại rau củ quả có độ giòn cao như cà rốt, cần tây hay táo sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng cũng như tăng tiết nhiều nước bọt hơn. Các cơ chế trên đều giúp giảm hơi thở hôi do vi khuẩn răng miệng.
Mẹo vặt
- Thì là, một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu quả tương tự.
Video đang HOT
- Trong cây ngải đắng (còn gọi là xô thơm) có một dạng tinh dầu kháng khuẩn rất tốt để tiệt trừ chứng hôi miệng. Bạn có thể chọn cách nhai sống lá hoặc pha thành trà để uống. Sau khi hãm trà khoảng 10 phút, bạn uống từng ngụm trà ấm thật chậm để tinh dầu có thể phát huy tác dụng tối đa. Thói quen này cần được duy trì nhiều lần trong ngày và trong một thời gian dài.
- Hạt đinh hương cũng có tính sát trùng mạnh và là một cách tiện lợi để kiểm soát hơi thở trong điều kiện làm việc phải đi lại nhiều trong ngày. Trước khi gặp khách hàng, bạn chỉ cần ngậm vài mẩu nhỏ đinh hương trong miệng và nhai đều. Vài phút sau miệng bạn sẽ hoàn toàn thơm tho. Một cách khác thực hiện tại nhà là pha trà đinh hương. Sau khi hãm trà khoảng 20 phút, bạn dùng nước trà uống hoặc súc miệng đều được.
- Giấm táo có khả năng giảm hơi thở có mùi nhờ tính acid nhẹ. Hòa một muỗng giấm táo vào một ly nước và uống trước bữa ăn. Nó sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh sinh hơi thở hôi. Để chắc ăn hơn, bạn có thể súc miệng lại bằng nước pha giấm táo sau bữa ăn.
- Chanh, loại quả luôn có mặt trong nhà, sở hữu nhiều công năng trong mọi việc, bao gồm cả trị hơi thở có mùi. Bạn chải răng và cả chải lưỡi bằng hỗn hợp nước cốt chanh và muối hai lần mỗi ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng khó chịu trên.
Theo VNExpress
Ăn gì để miệng luôn thơm?
Bên cạnh đánh răng, dùng nước súc miệng và xịt miệng, bạn nên tận dụng các thực phẩm tự nhiên để có hơi thở thơm tho, đánh bật mảng bám chân răng.
Hoa quả chứa vitamin C
Cam, dâu tây, chanh, kiwi, bưởi, quýt, việt quất... có tác dụng sạch răng thơm miệng. Vitamin C trong các loại quả này có công dụng kháng khuẩn, hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đây cũng là chất chống ôxy hóa giúp giảm các độc tố trong cơ thể, gồm cả độc tố do vi khuẩn trong miệng sản sinh. Những thực phẩm này còn góp phần gia tăng việc tiết nước bọt giữ cho vùng miệng luôn sạch sẽ và ẩm ướt.
Vì vậy hãy bổ sung nhiều hoa quả giàu vitamin C để chống bệnh nướu răng và viêm lợi - cả hai bệnh này đều gây hôi miệng. Bạn có thể ăn hoặc vắt nước uống vì đều có công dụng giống nhau.
Sữa chua
Ngoài tác dụng đẹp da, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ăn sữa chua hằng ngày giúp giảm thiểu chứng hôi miệng. Sở dĩ vậy vì lợi khuẩn probiotics có trong sữa chua giúp loại bỏ hôi miệng. Lactobacillus salivarius cũng hữu ích trong các vấn đề liên quan tới răng lợi. Nó giúp chữa lành vết loét trong miệng.
Mỗi ngày nên ăn 2-3 hộp sữa chua sẽ giúp bạn vừa sở hữu một làn da trắng mịn màng, đồng thời lại khiến hơi thở thơm mát hơn, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hôi miệng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn các sản phẩm không chứa thành phần đường.
Trà xanh
Trà xanh rất giàu chất flavonoid giúp ngăn chặn và làm giảm sự kết dính của các vi khuẩn gây mùi cho răng miệng, giúp miệng bạn được thơm tho.
Ngoài ra, trà xanh có tác dụng chống oxy hóa tương đối mạnh, phòng chống được nhiều bệnh. Uống trà xanh rất tốt cho răng, giúp răng khỏe mạnh, trắng đẹp. Lượng flour lớn trong trà xanh, kết hợp với apatit trong răng giúp ngừa sâu răng.
Các loại lá gia vị và thảo mộc
Các loại lá vị và thảo mộc giúp chống hôi miệng trong thời gian lâu. Bạn có thể tìm đến lá bạc hà, rau thì là, rau mùi tây, quế, thảo quả ...
Bạn có thể nhai lá tươi hoặc ngâm trong nước nóng để uống giống như trà. Chúng không chỉ có tác dụng giữ mùi cho hơi thở, mà còn dễ tiêu hóa thức ăn. Những món ăn được trang trí thêm các loại rau mùi cũng là chọn lựa lý tưởng của bạn.
Trong các loại lá, bạc hà được coi là có công dụng hữu hiệu chữa hôi miệng. Chính vì tác dụng diệt khuẩn, giúp hơi thở thơm mát trong thời gian lâu nên lá bạc hà mới được đưa vào thành phần sản xuất các loại kem đánh răng. Bạn có thể lấy lá bạc hà xay nhuyễn chắt lấy nước, cho ít muối vào nước đó và súc miệng. Hỗn hợp vừa giúp diệt khuẩn, tránh các bệnh về răng miệng, lại giúp bạn có được hơi thở thơm mát suốt cả ngày. Súc miệng mỗi ngày khoảng 2 lần để có tác dụng tốt nhất.
Ngoài cách trên ra, bạn có thể tự pha chế hỗn hợp giúp tạo hương thơm cho miệng bằng cách trộn chung hỗn hợp trái hồi, bột gia vị bạch đậu khấu, rau mùi, rau thì là trong chén có đậy nắp, để trong phòng ăn. Sau khi ăn những thực phẩm như cà ri hoặc uống cà phê, hãy dùng một ít hỗn hợp trên để giữ cho hơi thở thơm tho.
Nho khô
Nho khô chứa axít oleanolic, oleanolic aldehyde, betulin, axít betulinic... có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và ngăn vi khuẩn tạo bựa răng. Nhờ vậy, nho khô có thể khắc phục chứng hôi miệng rất tốt.
Hạn chế hôi miệng bằng cách nào?
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng, tránh dùng tăm để xỉa răng.
- Không dùng các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá.
- Hạn chế các thực phẩm gây hôi miệng như hành, tỏi, cà ri...
- Hạn chế ăn các chất ngọt và các sản phẩm từ bơ, sữa... có chứa chất đường.
- Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Thường xuyên đi khám răng miệng, lấy cao răng, lau chùi răng... Bạn cũng cần làm sạch lưỡi bằng cách dùng bàn chải cạo, hoặc dùng que cạo lưỡi cạo nhẹ nhàng cho sạch lưỡi.
Theo Zing News
Bí kíp cho hơi thở thơm tho Bạn gặp phiền toái khi hơi thở có mùi khó chịu, với nhữngmẹo nhỏ này sẽ giúp bạn tự tin hơn trước đám đông. Đừng để sự mất tự tin vì hơi thở không được thơm mát làm nụ cười của bạn kém tươi tắn. Giờ thì bắt đầu những cách đơn giản, dễ thực hiện để giữ khoảng cách gần gũi với...