Cách đơn giản khắc phục lỗi nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà
Thông thường khu nền nhà vệ sinh sẽ được thiết kế thấp hơn nền của các khu vực khác để đảm bảo phong thủy.
Nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là một trong những vấn đề kiêng kỵ hàng đầu và cần được hóa giải ngay lập tức vì vừa sai thiết kế vừa hủy phong thủy gia đình.
1. Thiết kế nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là sai lầm
Thông thường khi xây dựng nhà ở, biệt thự, khách sạn,… Khu nền nhà vệ sinh sẽ được thiết kế thấp hơn nền của các khu vực khác. Trên thực tế thì cốt nền của các phòng bằng cốt đỉnh của dầm. Còn cốt nền nhà vệ sinh thì bằng cốt đáy dầm cộng thêm chiều dày của sàn nhà vệ sinh.
Nếu dầm có chiều cao 30cm thì nền nhà vệ sinh sẽ thấp hơn nền khu vực khác là 20cm. Tuy nhiên nhà vệ sinh cần lắp đặt các hệ thống đường ống thoát nước, đường điện âm… Do vậy nền nhà vệ sinh sẽ được nâng lên và thấp hơn các phòng khác chỉ 5cm. Đây là những thiết kế đúng và phù hợp về mặt kĩ thuật
Một số gia đình có thể vì lí do nào đó hoặc là tự mình thiết kế và không nắm được điều này. Không đục sàn âm mà sử dụng luôn sàn nhà để làm. Do đó nền nhà vệ sinh sẽ bị cao hơn, luôn ẩm thấp, nền bị thấm.
2. Nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là kiêng kị phong thủy
Chắc hẳn các bạn đều biết nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên sử dụng và sàn nhà rất nhiều nước. Khi mà nền nhà vệ sinh cao hơn, nước thải sẽ chảy sang các phòng khác. Nhất là khi mà nhà vệ sinh bị tắc cống, nước thải không thoát đi được sẽ chảy xuống. Nền nhà bạn lúc nào cũng sẽ bị ẩm ướt, ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Video đang HOT
Xét theo mặt phong thủy, nước ở dưới phong ở trên mới là đúng đạo. Đây lại là nước thải bẩn thì càng phải ở dưới. Tránh phạm phải thân chủ gây ô uế, sức khỏe của những người ở trong căn phòng căn nhà này cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra nền nhà vệ sinh đặt cao hơn phòng ngủ sẽ khiến hung khí tập trung vào phòng đó. Mặt khác nó còn rất mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn nữa. Hãy cải tạo ngay nếu nhỡ may có thiết kế như vậy nhé!
3. Cách khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà đơn giản
Xây gờ cho nhà vệ sinh
Các đơn giản nhất để bạn khắc phục nền WC cao hơn mà không cân thay đổi kết cấu chính là xây gờ cho nhà vệ sinh. Theo đó, bạn có thể thiết kế gờ nhô cao từ 5 – 7 phân để chặn dòng nước thoát bẩn ra từ khu vực vệ sinh.
Tuy nhiên, xây gờ cũng dễ gây tai nạn nếu chẳng may sơ sẩy. Do đó, bạn và các thành viên trong gia đình cần hết sức lưu ý về vấn đề này.
Sử dụng gương bát quái
Đề hóa giải lỗi phong thủy sàn nhà vệ sinh cao hơn sàn nhà, có thể treo gương bát quái trước cửa WC. Lưu ý, cần treo gương hơi chếch xuống, phía trên có đèn màu vàng hắt vào gương để hóa giải uế khí, hạn chế tác xạ một cách tốt nhất.
(Thông tin phong thủy trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm)
Cầu thang phạm đại kỵ này dễ tan gia bại sản
Cầu thang là nơi tụ khí và vận khí rất mạnh, phong thủy không tốt tức là trường khí của gia đình bạn không tốt. Vậy nên phong thủy cầu thang là một trong những yếu tố rất quan trọng khi xây dựng nhà.
Phong thủy cầu thang là một một yếu tố không thể thiếu trong việc thiết kế nhà cửa các công trình xây dựng.
Chuyên gia phong thủy Phùng Phương sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc: Cầu thang cần tránh những vị trí nào? kiêng đặt ở đâu? cho hợp phong thủy để rước tài lộc vào nhà.
Cầu thang không đặt trên nhà vệ sinh
Thông thường cầu thang bao giờ cũng được đặt vị trí tốt để thu hút dương khí vận chuyển những luồng khí tốt xấu lên các tầng.
Nếu bạn xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ gây suy giảm khả năng thu hút sinh khí của cầu thang, gây nên các ảnh hưởng xấu, không hợp phong thủy, khiến sức khỏe các thành viên trong nhà bạn gặp vấn đề của mọi người trong gia đình bạn gặp nhiều vấn đề. Chính vì thế không nên đặt cầu thang ở những vị trí này.
Cầu thang không đặt trên bếp
Cầu thang thường tập trung rất nhiều âm khí, do vậy để tạo được không gian sống dễ chịu thì người dùng nên chú ý không nên đặt bếp ở vị trí này.
Bên cạnh đó vị trí này thường không thoáng được khí dễ sinh ra những mùi hôi hám, ẩm mốc cho không gian căn phòng, và chắc chắn căn phòng sẽ bị hạn chế trong thiết kế nội thất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cầu thang không đặt trên bể phốt
Bởi xét về ngũ hành, giữa nhà là khu vực trung cung mang hành Thổ có tầm quan trọng lớn và quản 8 cung còn lại. Cầu thang vươn lên cao mang thuộc tính Mộc và bể phốt có chứa nước mang hành Thủy.
Theo Ngũ hành thì Thủy khắc Thổ và Thổ khắc Mộc đều là những tương tác xấu ảnh hưởng đến khu vực trung tâm, là trái tim của ngôi nhà.
Đó là chưa kể việc bể phốt chứa nhiều xú uế, cầu thang là điểm chính để dẫn khí lên các tầng trên. Vô tình các tầng trên bị khí xấu, ảnh hưởng xấu càng tăng lên.
Không đặt cầu thang ở trung tâm nhà
Khu vực giữa nhà là nơi quan trọng nhất của ngôi nhà, nếu cầu thang đặt ở vị trí này chẳng khác nào ngôi nhà bị cắt đôi, làm mất đi vẻ hoàn chỉnh của ngôi nhà đó.
Không những thế việc đặt cầu thang giữa nhà sẽ khiến phần lớn năng lượng tốt ở trung tâm ngôi nhà bị hút cạn đi theo lối dẫn cầu thang. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng của những người sinh sống và làm việc bên trong ngôi nhà.
Tránh cầu thang nhìn thẳng ra ban thờ
Cầu thang không chỉ dẫn khí lên mà còn dẫn khí xuống. Nên nếu như đoạn cuối của cầu thang nhìn thẳng vào ban thờ thì đường khí thứ cấp ở các tầng trên sẽ xộc thẳng vào ban thờ. Làm cho ban thờ không còn vượng khí khiến gia đình lục đục, ảnh hưởng đến tinh thần của gia chủ, khiến tài sản hao hụt.
* Thông tin mang tính tham khảo.
Nhà cấp 4 đẹp mê ly được cải tạo cấp tốc trong 2 tháng Ngôi nhà với diện tích nhỏ, mặt bằng hẹp nhìn khá đơn giản, không có gì nổi bật nhưng khi bước vào bên trong, ta sẽ bị bất ngờ bởi lối kiến trúc tinh tế. Mặt tiền ngôi nhà. Đây là ngôi nhà của chị Thủy (27 tuổi - Đà Nẵng), vừa được hoàn thiện vào dịp Tết Tân Sửu vừa qua. Vợ...