Cách đối phó với mụn ở tuổi dậy thì
Trong suốt những năm thiếu niên, sẽ có những thay đổi nội tiết tố quan trọng trong cơ thể. Các kích thích tố biến động dẫn đến những thay đổi ở da, hành vi, hình dạng cơ thể… Một trong những thay đổi dễ thấy và rõ rệt nhất là da trở nên nhờn, có sự xuất hiện của mụn nhọt hoặc mụn trứng cá.
Nổi mụn trong thời gian này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của các bạn trẻ. Dưới đây là một số phương pháp để đối phó với mụn ở tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì da thường dễ nổi mụn do những thay đổi về nội tiết tố.
Cho họ biết rằng vấn đề này có thể được giải quyết
Hãy cho các bạn trẻ hiểu được rằng, những thay đổi này chỉ là vấn đề bình thường, có lẽ đây là điều quan trọng nhất khi đối phó với mụn trứng cá. Điều quan trọng là phải có một buổi chia sẻ thành thật với các bạn trẻ. Giải thích cho họ biết rằng đây là những biến động về nội tiết tố. Trấn an họ rằng những vấn đề này sẽ thuyên giảm, đó chỉ là tình trạng xấu tạm thời thôi.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh với các bạn trẻ, vấn đề này có thể tiếp diễn trong một vài năm tới, và cần được giải quyết trong thời gian này. Bắt đầu là chú ý tới việc dùng sữa rửa mặt và kem thuốc, nếu cần thiết. Nếu như chúng có xu hướng để lại sẹo, có thể họ cần đến việc điều trị.
Duy trì lối sống lành mạnh
Video đang HOT
Sự mất cân bằng nội tiết tố đang trở nên ngày càng phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên. Cách tốt nhất để ngăn chặn sự mất cân bằng nội tiết tố này là duy trì một lối sống lành mạnh. Tất cả thanh thiếu niên nên dành một chút thời gian thực hiện những hoạt động thể chất.
Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng. Điều quan trọng là tránh những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đây là những thực phẩm gây ra việc tăng mức độ glucose đột ngột trong cơ thể. Thay vào đó, ăn thức ăn có nhiều đường phức tạp như cám, yến mạch, lúa mạch,…
Các bạn trẻ cũng cần phải tập trung vào việc vệ sinh da. Nên rửa mặt hai lần một ngày với sữa rửa mặt nhẹ nhàng hoặc đặc trị cho da mụn. Khi mụn xuất hiện, bạn không nên nặn, khi đó làm tăng khả năng để lại sẹo trên da.
Một loại sữa rửa mặt có chứa axit salicylic có thể được sử dụng để làm sạch mặt. Tuy nhiên, dùng loại sữa rửa mặt này thường da sẽ bị khô. Nên rửa mặt hai lần một ngày, với nước ấm hoặc nước lạnh. Chỉ nên rửa mặt hai lần một ngày. Các bạn trẻ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Trong ngày, nếu cảm thấy cần phải rửa mặt, bạn trẻ có thể dấp một ít nước ấm hoặc lạnh trên khuôn mặt. Rửa mặt quá nhiều lần với sữa rửa mặt có thể làm mụn trầm trọng thêm.
Uống thuốc trị mụn
Thuốc trị mụn dạng viên nén có thể được sử dụng để điều trị mụn. Các loại thuốc kháng sinh có thể an toàn khi sử dụng ngắn hạn ở tuổi thiếu niên để ngăn ngừa sẹo. Nên bắt đầu uống thuốc khi có dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển sẹo.
Dùng phương pháp trị liệu cho da mụn
Mặt nạ hóa học, laser, microdermabrasion,…có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Những phương pháp này thường dành cho những thanh thiếu niên có xu hướng hình thành sẹo sau khi ngừng nổi mụn.
Theo BĐT Gia Đình VN
Thuốc trị mụn và những điều cần lưu ý
Trong điều trị mụn, retinol có tính đặc hiệu cao, hiệu lực mạnh, thường dùng cho thể mụn nặng.
Quá trình tạo ra mụn là một vòng xoắn bệnh lý: nhiễm khuẩn tạo ra viêm, tăng tiết bã nhờn, tăng tiết bã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh thúc đẩy trở lại sự viêm và tăng tiết bã. Tác dụng của retinol chống lại có hiệu quả vòng xoắn bệnh lý đó: làm khỏi mụn, giảm bớt các tổn thương do mụn.
Trong điều trị mụn, retinol có tính đặc hiệu cao, hiệu lực mạnh, thường dùng cho thể mụn nặng. Retinol có hai dạng: ở dạng bôi retinoid hay dạng uống isotretionin.
Dạng thuốc bôi retinoid
Nếu chỉ cần làm tan còi mụn, chỉ cần bôi retinoid. Bôi thuốc thành lớp mỏng trên vùng da bị mụn, không dây sang vùng da lành, tránh làm dây thuốc vào các vùng da nhạy cảm như mắt, niêm mạc mũi (trường hợp lỡ để dây ra cần rửa ngay nhiều lần bằng nước sạch cho hết). Chỉ bôi đúng số lần quy định. Nếu bôi dày, tăng số lần bôi sẽ làm tăng tính kích ứng, có thể ngấm sâu vào da, gây tác hại khác. Khi mụn đã đỡ thì nên giảm số lần bôi. Trong khi dùng, không được dùng thêm thuốc chứa vitamin A để tránh dùng thừa.
Thông thường, dùng retinoid phối hợp với kháng sinh nhưng chỉ giới hạn trong 12 tuần, sau đó cắt kháng sinh (để tránh phơi nhiễm), dùng retinoid đơn thuần vẫn có hiệu lực. Lúc mới dùng có thể làm mụn phát triển nhẹ, thậm chí có các biểu hiện tồi tệ hơn. Chỉ sau khi dùng 8-12 ngày, mụn mới cải thiện. Nhiều người không biết rõ điều này nên cảm thấy mụn nặng nên lo lắng, tự ngừng thuốc. Thực ra, chỉ cần làm ẩm da sẽ giải quyết được tính kích ứng và dùng tiếp thì thuốc sẽ phát huy hiệu lực.
Khi dùng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: gây kích ứng da (làm da ban đỏ, tróc vẩy), làm khô da (nên không dùng chung thuốc này với các mỹ phẩm làm khô da khác như các sulfua, resorcinol, benzoylperoxid, acid salicylic...), làm tăng tính nhạy cảm da với ánh nắng, theo đó, khi dùng retinoid không được phơi da ra nắng.
Dùng dạng thuốc uống isotretionin
Chỉ dùng isotretionin dạng uống khi dùng dạng bôi hay các thuốc khác không đáp ứng. Khi dùng thuốc cần tuân thủ những chỉ dẫn đề phòng tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Nếu phát hiện có bất thường trong quá trình dùng thuốc cần ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết để có cách xử lý phù hợp. Một số tác dụng không mong muốn của thuốc như gây quái thai (do dùng thuốc kéo dài, thuốc có thể tích lũy gây quái thai.
Theo đó cần tránh bằng cách, chỉ dùng isotretionin sau khi đã thử chắc chắn là không có thai. Một tháng trước khi dùng, trong thời gian dùng và một tháng sau khi ngừng dùng isotretionin phải có các biện pháp tránh thai chắc chắn), gây hại xương (do isotretionin hủy chất khoáng xương, giảm độ dày xương, đóng sớm đầu xương. Các tác dụng này không thể hết sau khi ngừng dùng thuốc. Với trẻ vị thành niên có khoảng 16% còn gây đau cơ và khớp. Tránh dùng thuốc cho trẻ đang tuổi trưởng thành), gây trầm cảm hay các phản ứng trên da như viêm da mặt, ngứa...
Theo Phunutoday
Giao lưu trực tuyến Giải pháp điều trị mụn tuổi dậy thì Chương trình tư vấn trực tuyến "Giải pháp điều trị mụn tuổi dậy thì" do PGS.TS - Bác sĩ Lê Ngọc Diệp, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM và Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu - Đại diện công ty Rohto-Mentholatum (VN) đảm trách tư vấn. Hà Linh- TPHCM: Thưa bác sĩ, mụn thường là vấn đề từ trong cơ thể. Vậy...