Cách đỗ xe số sàn và số tự động để không bị trôi xe
Với địa hình hơn 3/4 là đồi núi như tại Việt Nam, dừng đỗ xe trên dốc là điều kiện vận hành chắc chắn sẽ gặp phải khi cầm lái.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ phương pháp đỗ xe quan trọng này, hầu hết trong chúng ta nghĩ rằng chỉ cần kéo phanh tay là đủ. Nếu phải để xe qua đêm hoặc ở nơi có độ dốc lớn, người lái sẽ cần thêm những thao tác bổ sung để đảm bảo xe sẽ không bị trôi nếu vô tình có những hư hỏng hoặc tác động ngoại lực không mong muốn.
Cách đơn giản và được nhiều “bác tài” truyền tai nhau là sử dụng một vật để chèn bánh xe như hòn đá, khúc gỗ. Đây là những vật quen thuộc có thể tìm thấy dọc đường hoặc chuẩn bị trước trên xe. Với phương pháp này đòi hỏi người lái phải có sự chuẩn bị cũng như ghi nhớ để thu dọn vật chèn bánh trước khi đi nếu không muốn gây hư hỏng cho xe của mình cũng như để lại chướng ngại cho những xe khác trên đường.
Tuy nhiên, nếu không tìm được vật đủ khỏe để chèn bánh xe hoặc vẫn chưa an tâm khi đỗ xe trên dốc trong thời gian dài, người lái vẫn có thể áp dụng những phương pháp xử lý dưới đây để đảm bảo xe không bị xê dịch và gây ra các sự cố đáng tiếc.
Mấu chốt của việc đỗ xe trên đường dốc là để xe không bị trôi hoặc nếu bị trôi sẽ trôi đến các vật cản có sẵn và theo hướng an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Từ đó, có thể chia các trường hợp đỗ xe đường dốc ra các trường hợp sau:
Đỗ xe hướng lên dốc
Đoạn đường có vỉa hè
Với trường hợp này, người lái cần đưa xe cách vỉa hè một khoảng từ 20 đến 30 cm, tiếp đến đánh tay sang trái rồi nhẹ nhàng lùi lại để bánh trước bên phải chèn vào bệ đường và không cần phải trả thẳng tay lái. Lưu ý không cần phải đánh hết lái để tránh hư hỏng về lâu dài cho hệ thống lái và gây vướng cho xe máy.
Video đang HOT
Sau cùng, người lái chỉ cần thực hiện đúng các thao tác đỗ xe cơ bản là kéo phanh tay, tắt máy, về số P đối với xe số tự động hoặc về số 1 đối với hộp số sàn.
Đỗ xe lên dốc khi có vỉa hè so với khi không có vỉa hè.
Đoạn đường không có vỉa hè
Ở trường hợp này, thao tác khác biệt nhất so với khi có vỉa hè là người lái sẽ đánh hết lái sang phải thay vì sang trái sau khi đã đưa xe dừng song song với mép đường. Nếu chẳn may có lực tác động khiến xe bị tuột dốc thì bánh dẫn hướng cũng sẽ đưa xe vào bên trong rồi dừng lại, không gây nguy hiểm cho các phương tiện và người khác trên đường.
Đỗ xe hướng xuống dốc
Khi đỗ xe xuống dốc, không phân biệt đường có vỉa hè hay không, người lái đều phải đánh hết vô lăng sang phải. Như vậy, khi xe không may tuột dốc sẽ đi hướng vào lề đường và không gây nguy hiểm cho các phương tiện khác. Các thao tác tiếp theo vẫn tương tự như trên. Tuy nhiên, ở những xe trang bị hộp số sàn sẽ có đôi chút khác biệt khi bạn nên về số lùi kết hợp cùng phanh thay thay cho số 1 như khi đỗ lên dốc.
Theo Danhgiaxe
Những lỗi 'chết người' khi chuyển từ xe số sàn sang lái xe số tự động nhiều người mắc
Nhiều tài xế có thói quen lái xe số sàn khi chuyển sang lái xe ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn, dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe...
Khi học lái, các học viên thường sẽ được làm quen với xe số sàn. Thế nhưng, thói quen lái xe số sàn khi chuyển sang lái xe ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn, dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe...
Thực tế, khi chuyển từ số sàn sang số tự động rất nhiều tài mới thường lung túng và thường mắc những lỗi cơ bản về thao tác chân ga, chân phanh, hộp số... Dưới đây là một vài lỗi phổ biến nhất mà các "tài mới" thường mắc phải khi lần đầu lái ô tô số tự động:
Dùng chân trái để đạp phanh, chân phải đạp ga
Khác biệt dễ nhận thấy nhất của hai loại xe này là xe số tự động không có chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng duy nhất chân phải để thao tác giữa ga và phanh. Tuy nhiên, với lái xe mới khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động thường hay mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga ...
Để tránh sai lầm này lái mới cần nên tập thói quen "giải phóng cho chân trái", chỉ sử dụng chân phải, gót chân luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Ngoài ra cũng nên sử dụng giày ôm sát chân, không nên sử dụng dép, guốc, giày cao gót khi lái xe để tránh trường hợp kẹt chân ga dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
Nhiều người khi lái xe ô tô từ số sàn sang số tự động thường mắc sai lầm gây mất an toàn
Ấn nhầm chân ga thành chân phanh
Để đảm bảo an toàn khi lái xe số tự động chính là "không ga thì phanh". Theo đó, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc tài xế nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tài xế, đặc biệt là các lái mới còn thiếu kinh nghiệm thường lơ đãng hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc này. Khi gặp chướng ngại vật hoặc người tham gia giao thong trên đường rẽ hoặc sang đường đột ngột thì lái mới rễ giật mình ấn nhầm chân ga thành chân phanh điều đó gây nguy hiểm cho mình và cho người điều khiển giao thông.
Để chân chờ ở bàn đạp ga nguy hiểm khó lường
Xe số tự động được tích hợp các thao tác vào cùng một chân, do vậy người lái xe thường mắc lỗi về sử dụng chân, đặc biệt là lỗi không thực hiện đúng nguyên tắc "không ga thì phanh", lười hoặc quên chuyển sang chân phanh, để chân chờ trên bàn đạp ga. Khi sử dụng xe số tự động, ở bất kì thời điểm nào không đạp ga, người lái phải nhanh chóng chuyển mũi chân sang phía bàn đạp phanh.
Việc để chân chờ ở chân ga là vô cùng nguy hiểm bởi khi gặp tình huống bất trắc, người điều khiển xe sẽ có phản xạ đạp chân xuống. Nếu để chân chờ ở bàn đạp ga, xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Những vụ "xe điên" thời gian gần đây cũng xuất phát từ tình huống này.
Bỏ quên chế độ chuyển số tay gây mất phanh
Chế độ chuyển số tay đã xuất hiện trên hầu hết các xe số tự động, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Nhưng một số người điều khiển phương tiện vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D đã lãng quên chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Điều này sẽ trở thành lỗi sai đáng kể khi xe di chuyển ở đường đèo dốc. Lý do đơn giản là nếu xe ở chế độ D, khi xe lao xuống dốc theo quán tính, tốc độ di chuyển nhanh dần sẽ khiến người điều khiển xe phải sử dụng phanh nhiều hơn. Nếu lái xe rà phanh thường xuyên, phanh sẽ sinh nhiệt lượng lớn, rất dễ tạo ra cháy má phanh, mất phanh.
Không chuyển về số P khi dừng xe
Khi di chuyển trên địa hình hơi dốc, nhiều lái xe chuyển xe về số P sau đó khóa phanh tay. Khi bỏ phanh chân ra, lái xe sẽ thấy xe nhúc nhích hơi mạnh và chạy khá gằn, chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới hộp số. Giải pháp tốt nhất là chuyển xe về số N rồi dùng phanh tay, tiếp tục để xe nhúc nhích và đợi để khi xe dừng hẳn rồi mới chuyển về số P.
Đạp mạnh chân ga khi cần tăng tốc
Chuyển xe sang vị trí D sau đó đạp mạnh chân ga là một trong những cách được nhiều lái xe sử dụng để tăng tốc độ cho xe, họ tin rằng cách này giúp xe nhanh chóng đạt tốc độ cao. Điều này là một quan niệm sai lầm bởi các thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc "nhấn chân ga để nâng số và nhả chân ga để hạ số". Vì vậy, nhấn nhẹ chân ga với vận tốc vừa đủ, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số mới là cách tăng tốc an toàn và tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Không sử dụng chế độ số thể thao
Xe số tự động vẫn có chế độ số thể thao, số tay hay số bán tự động, ký hiệu của chế độ này thường là " ,-" hoặc "M1, M2, L1, L2"... và được thiết kế ngay trên cần số. Khi cần số ở chế độ này, xe sẽ không tự lên số theo tốc độ, chính người điều khiển xe sẽ được tự chuyển số theo mục đích.
Khi lái xe đã nắm vững tính năng của từng chế độ riêng, họ có thể tự mình cài đặt số sao cho hợp lý với từng đoạn đường. Điều này tăng độ bền cho xe và hạn nguy cơ tai nạn. Hãy lưu ý số D và D- hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn.
Mải ga mà không rà phanh
Nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe số tự động là "không ga thì phanh". Theo quy tắc này, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc thì người điều khiển xe nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Trong thực tế, rất nhiều lái xe chủ quan thường chủ quan và làm trái nguyên tắc này, dẫn đến nguy cơ gặp sự cố.
Theo VietQ
Cách sử dụng phanh đúng, an toàn trên xe số sàn và số tự động Phanh là hệ thống an toàn quan trọng nhất trên xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng phanh đúng cách và hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách dừng xe tối ưu nhất cho cả hộp số sàn và số tự động. Phanh là hệ thống an toàn quan trọng nhất trên xe. Tuy nhiên, không...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bảng giá xe Mitsubishi tháng 12: Mitsubishi Outlander tiếp tục nhận ưu đãi 50 triệu đồng

Toyota Avanza và Toyota Veloz lắp ráp trong nước sẽ ra mắt ngay trong năm 2022

Triệu hồi Porsche Taycan do lỗi hệ thống treo

Nhiều mẫu ôtô được giảm giá dịp cuối năm

Cập nhật bảng giá xe Mercedes mới nhất tháng 12/2022

Triệu hồi xe điện Audi e-tron GT và Porsche Taycan vì lỗi hệ thống treo

5 xe ô tô điện có lưới tản nhiệt xấu xí và không cần thiết

Mazda3 sắp có bản chạy điện

Mitsubishi Xpander trúng biển ngũ quý 2 'sang tay' giá gần 2 tỷ đồng

Thế khó của Vinfast VF8 tại Mỹ, phải chăng giá quá cao?

Toyota Yaris Cross GR Sport 2023 ra mắt tại thị trường Úc

Xe điện thể thao nào tốt nhất 2022?
Có thể bạn quan tâm

Chuyện tình éo le của nam diễn viên và fangirl kém 14 tuổi: Hẹn gặp 4 lần thì toang hết 3, nghi có mưu đồ
Sao châu á
1 phút trước
Ngày đầu tiên của tháng 4: 4 con giáp bứt phá trong công việc, Thần Tài gửi tin nhắn tài lộc đầy yêu thương
Trắc nghiệm
4 phút trước
Da dầu có lão hóa chậm hơn da khô?
Làm đẹp
5 phút trước
Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi
Sao thể thao
14 phút trước
Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine
Thế giới
16 phút trước
Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa
Tin nổi bật
25 phút trước
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
Góc tâm tình
29 phút trước
Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?
Sức khỏe
50 phút trước
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
1 giờ trước
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
1 giờ trước