Cách điều trị mụn tuổi dậy thì
Chương trình “Tư vấn trực tuyến – Điều trị mụn tuổi dậy thì” do công ty Rohto-Mentholatum (VN) tổ chức đã giải đáp hơn 30 câu hỏi của các bạn trẻ về mụn tuổi dậy thì.
Chương trình có sự tham gia của bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Nguyên phó chủ tịch Hội da liễu TP HCM và dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu – đại diện Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam).
- Có phải da nhờn là nguyên nhân gây ra mụn không? Tôi bị da nhờn nên rất hay mụn, ngứa nữa. Tôi thường xuyên rửa mặt nhưng vẫn bị mụn. Xin bác sĩ hướng dẫn tôi cách chăm sóc da cho da mụn và nhờn. (Ngọc Dung, 19 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng: Mụn trứng cá thường hay gặp ở những người da nhờn. Có 3 yếu tố gây nên mụn như bít kín miệng ống bài tiết chất bã nhờn bởi những chất sừng, sự tăng tiết chất bã nhờn, nhiễm trùng tại chỗ.
Có nhiều cách để phòng tránh mụn như bạn ăn uống hạn chế chất ngọt, sữa bò, ăn thêm nhiều rau quả tươi, uống đủ nước để tránh táo bón. Bạn tránh để thần kinh căng thẳng, mất ngủ, tránh sử dụng mỹ phẩm làm bít kín làn da. Bạn nên vệ sinh tại chỗ (chọn loại sữa rữa mặt dành cho da nhờn mụn) và lau khô sau khi rửa. Bạn cũng tránh sờ tay, gỡ và nặn mụn.
Trường hợp nếu áp dụng biện pháp này mà mụn vẫn còn kéo dài thì bạn nên đi khám tại bác sĩ da liễu để được tư vấn cách chữa trị tốt nhất.
- Xin bác sĩ giúp tôi giải đáp thắc mắc về quá trình hình thành và cách xử lý mụn bọc hiệu quả? (Võ Huỳnh Thanh Tâm, 23 tuổi)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Mụn là bệnh lý về da, phổ biến ở lứa tuổi dậy thì và rất khó điều trị dứt điểm. Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn: sự thay đổi hormone, căng thẳng, môi trường ô nhiễm, chế độ sinh hoạt không điều độ…
Mụn bọc là loại mụn nặng, bạn cần điều trị sớm nhằm tránh viêm nhiễm và để lại những tổn thương nặng cho da mặt. Để điều trị mụn bọc, bạn phải uống thuốc kháng sinh kết hợp vệ sinh da mặt và dùng thuốc thoa tại chỗ chứa các hoạt chất như Benzoyl Peroxide, Clindamycin…. Ngoài ra phải hạn chế ăn uống các chất ngọt, sữa bò, đồ ăn cay, nóng.
- Thưa bác sĩ, cho tôi hỏi làm thế nào để tìm được một sản phẩm trị mụn thích hợp ạ? Vì hiện nay có rất nhiều sản phẩm trên thị trường nên tôi rất băn khoăn không biết chọn cái nào. (Thu Tuyết, 16 tuổi, Bình Dương)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Để lựa chọn sản phẩm trị mụn thích hợp, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây mụn, tình trạng da và tình trạng mụn của mình. Bên cạnh đó, em nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, công ty uy tín.
- Cho tôi hỏi thực đơn hay cách sinh hoạt, điều trị nào tốt nhất cho làn da bị mụn? (Phương Uyên, 17 tuổi, TP HCM)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày dành cho da mụn là không nên ăn nhiều chất bột, đường, sữa bò, các thức uống có cồn. Bạn nên bổ sung trong thực đơn của mình nhiều rau, trái cây ít ngọt, uống nhiều nước. Căng thẳng cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm mụn nặng hơn, nên bạn cần ngủ đủ giấc, không thức khuya.
Việc chăm sóc da hàng ngày cũng rất quan trong đối với da mụn. Bạn nên rửa mặt mỗi ngày 2 lần sáng, tối bằng sữa rửa mặt dành cho da mụn; thoa kem giữ ẩm dành cho da mụn và sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị mụn (Benzoyl Peroxide, Adapalene, Clindamycin…). Nếu mụn nhiều, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị bằng thuốc uống (kháng sinh toàn thân, vitamin A tổng hợp, hormone liệu pháp…).
- Bị mụn nhiều khiến tôi rất mất tự tin, tôi đã điều trị một thời gian dài mà chỉ giảm chứ không hết hẳn. Bác sĩ có thể tư vấn tôi cách trị mụn cho khỏi hẳn? Tôi có nên trang điểm để che những vết mụn đó đi không thưa bác sĩ? (Tuyết Nhi, 15 tuổi, TP HCM)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Mụn là bệnh có thể chữa khỏi bớt nhiều nhưng khó có thể khỏi hẳn được. Bạn nên vệ sinh da mặt sạch sẽ, ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, uống nhiều nước. Hạn chế ăn đồ ngọt, sữa bò, không thức khuya, tránh căng thẳng. Bạn không nên trang điểm để che mụn vì như vậy sẽ khiến da bị bí, có thể khiến mụn nặng hơn. Việc điều trị mụn cần có thời gian nên bạn phải kiên trì để có kết quả tốt nhất.
- Bác sĩ có thể tư vấn tôi cách ngăn ngừa và hạn chế sẹo lõm khi có mụn được không?(Ngọc Diệp, 24 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng: Sau khi mụn đã điều trị khỏi thì có 3 trường hợp xảy ra: vết thâm kéo dài (thường gặp nhất), sẹo lõm, sẹo lồi.
Sẹo lõm là tình trạng sau khi mụn bị viêm và đã điều trị khỏi để lại vết lõm. Đây là hiện tượng do mất chất collagen ở lớp bì, không thể tái tạo lại được. Trong trường hợp này bạn có thể bôi vitamin C 10% ngay khi mụn vừa mới bị lõm. Ngoài ra, cà sẹo, kích thích tạo collagen bằng dụng cụ và máy móc chuyên dụng. Tuy nhiên, kết quả chỉ làm giảm 30%, chứ không thể nào làm hết sẹo lõm được.
- Hiện tôi dùng kem trộn để điều trị mụn, sau một năm thấy da trắng sáng và rất mịn. Tuy nhiên tôi nghe nói về tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn của loại kem này nên không khỏi lo lắng. Liệu tôi có bị tác dụng về sau và nổi mụn bọc khi sử dụng sản phẩm này lâu dài không? (Hồng Hoàng Ngân, 23 tuổi, Daklak).
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Bạn không nên sử dụng kem trộn vì đây là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Công thức có thể cho tác dụng nhanh do trong thành phần của nó có corticoid. Chất này có tác dụng giảm nhanh mụn, giúp da đẹp nhưng sau đó làm mụn tái phát nhiều hơn, da bị đỏ ngứa rất khó chịu. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Acnes Cover với 10% Benzoyl Peroxide là sản phẩm đặc trị mụn bọc, mụn trứng cá sưng đỏ.
Benzoyl Peroxide là thành phần điều trị mụn phổ biến, được chứng nhận hiệu quả trên thế giới nhờ tác dụng:
- Diệt trừ vi khuẩn P.acnes – nguyên nhân gây mụn trứng cá. Với đặc tính oxy hóa mạnh, Benzoyl Peroxide có khả năng kháng khuẩn phổ rộng, đặc biệt có tác dụng trên vi khuẩn P.acnes, giúp điều trị mụn bọc và mụn trứng cá sưng đỏ hiệu quả.
- Sản phẩm làm tróc vảy da và bong lớp sừng, giúp lỗ chân lông sạch thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn mới.
Bên cạnh điều trị hiệu quả mụn bọc và mụn trứng cá sưng đỏ, Acnes Cover với tông màu tiệp màu da giúp bạn che được các nốt mụn sưng đỏ mà không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng mỹ phẩm trên vùng da bị mụn.
Theo Zing News
5 cách đánh bay nốt mụn xấu xí
Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng - Nguyên phó chủ tịch Hội da liễu TP HCM, teen nên hạn chế chất ngọt, ăn nhiều rau quả tươi; tránh stress, ngủ đủ giấc; không sờ tay, gỡ và nặn mụn...
Buổi Tư vấn trực tuyến 'Điều trị mụn tuổi dậy thì' diễn ra trên báo iOne.net ghi nhận hàng trăm thắc mắc của độc giả ở khắp mọi miền đất nước gửi về cho chương trình. Làm cách nào xử trí hết các nốt mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ để trả lại gương mặt xinh xắn, mịn màng được teen quan tâm nhiều nhất. Dưới đây là phần tư vấn hữu ích từ bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng - Nguyên phó chủ tịch Hội da liễu TP HCM cùng Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu - Đại diện công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) về nội dung mà các bạn quan tâm.
- Chào bác sĩ. Có phải da nhờn là nguyên nhân gây ra mụn không? Con bị da nhờn nên rất hay mụn, ngứa nữa. Con thường xuyên rửa mặt nhưng vẫn bị mụn hoài. Xin hướng dẫn con cách chăm sóc da cho da mụn và nhờn ạ. (ngoc dung, 19 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng - Nguyên phó chủ tịch Hội da liễu TP HCM:
Chào Dung,
Đúng là mụn trứng cá thường hay gặp ở những người da nhờn. Có 3 yếu tố gây nên mụn:
- Sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã nhờn bởi những chất sừng.
- Sự tăng tiết chất bã nhờn.
- Nhiễm trùng tại chỗ.
Có 5 cách để phòng tránh mụn:
- Ăn uống: hạn chế chất ngọt, sữa bò; ăn thêm nhiều rau quả tươi; uống đủ nước để tránh táo bón.
- Thần kinh: tránh stress, mất ngủ.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm làm bít kín làn da.
- Vệ sinh tại chỗ (chọn loại sữa rữa mặt dành cho da nhờn mụn). Sau khi rửa xong, cần lau khô.
- Tránh sờ tay, gỡ và nặn mụn.
Trường hợp nếu áp dụng biện pháp này mà mụn vẫn còn kéo dài thì cháu nên đi khám tại bác sĩ da liễu để được tư vấn cách chữa trị tốt nhất.
- Con năm nay 18 tuổi, bị mụn đầu đen vùng cánh mũi đã lâu. Con nghe nói là mụn đầu đen không trị hết được, điều này có đúng không, nếu không thì liệu có cách nào để giảm bớt tình trạng mụn đầu đen mọc quá nhiều không. Con cảm ơn ạ. (Hân, 18 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào con,
Có 3 loại mụn thường gặp: mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn viêm đỏ.
Khi chất sừng bịt kín, miệng ống bài tiết chất bã làm chất này không thoát ra được. Điều này sẽ tạo ra mụn đầu trắng. Khi phần trên của mụn đầu trắng hở ra bên ngoài, gặp không khí sẽ trở thành mụn đầu đen.
Với mụn đầu đen, có hai cách điều trị:
- Bôi thuốc giúp trồi còi mụn đầu đen ra.
- Xông hơi cho giãn lỗ chân lông, sau đó sử dụng dụng cụ để nặng mụn đầu đen ra ngoài.
Với những người hay có mụn trứng cá thì thường hay có mụn đầu trắng và đầu đen. Trường hợp này, con có thể chọn một trong hai cách đó nhé.
Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến. Ảnh: Hà Mai.
- Nhà cháu có di truyền về mụn, mẹ cháu đã 50 tuồi vẫn có mụn, chị cháu đang học đại học nổi mụn đầy mặt, bản thân cháu đang học cấp 3 không lúc nào mà mặt không nổi mụn. Bác sĩ có thể chỉ giúp cháu làm cách nào để tránh được mụn? Cháu nghe nói chích thuốc thay đổi hoóc môn có thể giúp thay đổi tình trạng di truyền về mụn này có đúng không? (Thùy Lâm, 16 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Video đang HOT
Lâm mến!
Trong các yếu tố gây nổi mụn thì yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh mụn. Điều này cho thấy hiện trong gia đình cháu có nhiều người nổi mụn. Hiện không có thuốc chích nào để chữa mụn trứng cá. Trường hợp mụn do yếu tố di truyền thường điều trị khó hơn mụn do nguyên nhân khác. Cháu nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp.
- Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mọc mụn mủ và mụn đầu đen? Cách chăm sóc da mụn và sau khi hết mụn ạ? (Hồ Hoàng Anh, 14 tuổi, 16 đường 21B, xã Hòa Thuận, Thành phố Buôn Ma Thuột)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu - Đại diện công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam):
Chào cháu!
Mụn sinh ra là do tình trạng tăng chất nhờn và thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Bụi bẩn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó khuẩn mụn dễ dàng sinh sôi, phát triển. Để chăm sóc da mụn, cháu cần phải giữ da sạch bằng cách sử dụng những sản phẩm rửa mặt phù hợp (rửa mặt hai lẫn mỗi ngày), hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như đường, sữa bò, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho da.
Nếu da bị mụn bạn nên tránh sử dụng mỹ phẩm, vì chúng làm bịt lỗ chân lông, khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Một số loại thuốc chứa sulfur, resorcin, benzoyl peroxide, adapalene, clindamycin... giúp trị mụn khá hiệu quả. Nếu mụn nhiều, cháu cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng thuốc uống phù hợp.
- Nhờ bác sĩ tư vấn chữa trị vết thâm do mụn gây ra. (Huỳnh Mỹ Duyên, 25 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào cháu,
Phần lớn mụn trứng cá sau khi đã khỏi thường để lại vết thâm (gọi là tăng sắc tố sau viêm). Trường hợp này, cháu nên áp dụng các biện pháp sau đây:
- Tránh nắng bằng cách bôi kem chống nắng khi ra đường.
- Bôi dung dịch chứa vitamin C như Acnes C10 mỗi ngày 2 lần sáng - chiều.
Khi bị mụn, cháu không nên dùng tay sờ, gỡ hoặc nặn mụn vì nếu như vậy sẽ làm mụn dễ bị viêm và vết thâm kéo dài lâu.
Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng. Ảnh: Hà Mai.
- Mặt của cháu có rất nhiều mụn to, mụn mủ, cháu thường bị ở trán và đường dọc mũi, cằm. Cháu cũng nhiều đợt uống thuốc Tây và có uống một số loại mát gan giải độc nhưng vẫn chưa dứt, bác sĩ có thể cho cháu biết làm sao để trị mụn lớn và có mủ được dứt điểm không ạ? Và khả năng tái phát như thế nào ạ? (Nguyễn Thị Dung, 24 tuổi, số 11/20 đường số 1, phường Bình Thuận, quận 7, tp. HCM)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào Dung!
Mụn có hai loại: mụn không viêm như mụn đầu trắng, đầu đen; còn mụn viêm có những mụn mủ, sẩn hoặc cục màu đỏ. Vị trí mụn có thể nằm ở hai bên má, cằm, mũi, trán, ngực, lưng...
Trường hợp của cháu bị mụn viêm có thể sử dụng đến thuốc kháng sinh phối hợp với thuốc bôi và vệ sinh sạch sẽ tại chỗ. Cháu không nên tự điều trị mà nên đến bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn cụ thể nhé.
- Thưa bác sĩ, cho cháu hỏi làm thế nào để tìm được một sản phẩm trị mụn thích hợp ạ? Vì hiện nay có rất nhiều sản phẩm trên thị trường nên cháu rất băn khoăn không biết chọn cái nào ạ. (Thu Tuyết, 16 tuổi, Bình Dương)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào em,
Để lựa chọn sản phẩm trị mụn thích hợp, em cần hiểu rõ nguyên nhân gây mụn, tình trạng da và tình trạng mụn của mình. Bên cạnh đó, em nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, công ty uy tín.
- Chào dược sĩ, em năm nay 26 tuổi nhưng có nhiều mụn cám và đầu đen trên mặt. Chị có thể tư vấn giúp em làm thế nào để hết mụn cám không ạ? (Thanh phạm, 26 tuổi, Hà Nội)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào bạn!
Để điều trị, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra mụn, tình trạng da của mình.
Việc chăm sóc cho da mặt bị mụn cám rất quan trọng, bạn nên rửa mặt mỗi ngày hai lần sáng - tối bằng sữa rửa mặt, thoa kem giữ ẩm dành cho da mụn. Không nên cạy, nặn mụn vì nó làm cho da dễ bị tổn thương và để lại sẹo, mụn dễ tái phát lại.
Một số thuốc trị mụn khá hiệu quả trong việc điều trị mụn cám như: Acnes, Oxy5. Việc điều trị mụn cần kiên trì, sau 4 tuần tình trạng mụn của bạn sẽ được cải thiện.
- Bác sĩ có thể tư vấn cách ngăn ngừa và hạn chế sẹo lõm khi có mụn được không ạ? Em cảm ơn bác sĩ. (Ngọc Diệp, 24 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào Diệp!
Sau khi mụn đã điều trị khỏi thì có 3 trường hợp xảy ra:
- Vết thâm kéo dài (thường gặp nhất).
- Sẹo lõm.
- Sẹo lồi.
Sẹo lõm là tình trạng sau khi mụn bị viêm và đã điều trị khỏi để lại vết lõm. Đây là hiện tượng do mất chất collagen ở lớp bì, không thể tái tạo lại được. Trong trường hợp này cháu có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
- Bôi vitamin C 10% ngay khi mụn vừa mới bị lõm.
- Cà sẹo, kích thích tạo collagen bằng dụng cụ và máy móc chuyên dụng. Tuy nhiên kết quả chỉ làm giảm 30%, chứ không thể nào làm hết sẹo lõm được.
- Cháu năm nay 20 tuổi, mụn đỡ nhưng một thời gian sau đó lại mọc lên. Cháu cứ bị như thế 3-4 lần rồi. Dược sĩ có thể giải thích giúp cháu vì sao và cách khắc phụ như thế nào được không ạ? (minh khánh, 20 tuổi)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào bạn!
Mụn có thể chữa bớt nhưng khó có thể khỏi hẳn do sự rối loạn về nội tiết tố thường lặp đi lặp lại. Bạn nên vệ sinh da mặt sạch sẽ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya, căng thẳng, hạn chế ăn đồ ngọt. Ngoài ra không nên trang điểm che mụn, vì nó làm da bị bít, khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Việc điều trị mụn cần có thời gian, bạn cần kiên trì để có kết quả tốt nhất.
- Cho em hỏi thực đơn hay cách sinh hoạt, điều trị nào tốt nhất cho làn da bị mụn ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
(Phương Uyên, 17 tuổi, TP HCM)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào em,
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày dành cho da mụn là không nên ăn nhiều chất bột, đường, sữa bò, các thức uống có cồn. Em nên bổ sung trong thực đơn của mình nhiều rau, trái cây ít ngọt, uống nhiều nước.
Stress cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm mụn nặng hơn, nên em cần ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh stress. Việc chăm sóc da hàng ngày cũng rất quan trong đối với da mụn. Em nên rửa mặt mỗi ngày 2 lần sáng, tối bằng sữa rửa mặt dành cho da mụn; thoa kem giữ ẩm dành cho da mụn và sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị mụn (benzoyl peroxide, Adapalene, Clindamycin...). Nếu mụn nhiều, em cần đi khám bác sĩ để được điều trị bằng thuốc uống (kháng sinh toàn thân, vitamin A tổng hợp, hoóc môn liệu pháp...).
- Chào bác sĩ, cháu tư mua thuôc khang sinh uông đê tri mun mây ngay rôi, mun chưa thuyên giam, không biêt uông thuôc khang sinh tri mun trong thơi gian dai co anh hương gi không a? (Thu Hà, 17 tuổi, Đồng Nai)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào cháu,
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị mụn chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Cháu không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh vì nó sẽ có tác dụng phụ. Bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng mụn của mỗi người mà có hướng điều trị phù hợp và cân nhắc xem có cần thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh hay không.
- Trán cháu bị thâm nhiều do lúc có mụn cháu hay nặn lắm ạ. Cháu đã dùng các thuốc trị thâm của spa có tiếng, lúc dùng thì nó bong da và cũng đỡ hơn nhưng không hết ạ. Cháu muốn tìm cách trị vết thâm trên mặt mà không cần phải đi đến trị liệu. Bác sĩ giúp cháu với ạ. (Anh Thư, 14 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Ở xứ nhiệt đới như ở miền Nam Việt Nam nắng nóng quanh năm, đa số những người sau khi khỏi mụn rồi hay để lại vết thâm kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Để hạn chế hình thành vết thâm này, khi bị mụn, cháu nên sử dụng thuốc bôi và có thể là thuốc uống một cách hợp lý. Cháu nên tránh dùng tay sở, gỡ hoặc nặn mụn nhé. Ngoài ra, cháu cần hạn chế tiếp xúc với nắng tối đa.
Khi đã có vết thâm, cháu phải tránh nắng hoặc bôi kem chống nắng khi ra đường. Cháu có thể bôi dụng dịch vitamin C 10%.
- Thưa bác sĩ, mụn có nhiều loại không ạ? Cách trị có khác nhau không ạ? Vì mặt cháu có những nốt mụn sưng đỏ, nặn ra thấy có mủ, nhưng cũng có những nốt mụn đầu đen, sần sùi ạ.
(Minh Trang, 16 tuổi, An Giang)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào cháu,
Mụn có nhiều loại, trong đó, có những loại thường gặp là mụn thông thường và mụn bọc. Cách trị của từng loại mụn cũng khác nhau. Với mụn thông thường, cháu có thể sử dụng kem trị mụn nhưng với mụn bọc, sưng đỏ là dạng mụn nặng, cháu nên đến bác sĩ da liễu để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng. Ảnh: Hà Mai.
- Trước đây cháu không bị mụn, nhưng từ khi lên lớp 12 thì mụn bắt đầu nổi và ngày càng nhiều. Liệu có phải do stress và do cháu hay thức khuya không ạ? Có cách nào để điều trị hết sớm không ạ? (Phương Linh, 18 tuổi, TP HCM)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào cháu,
Việc thức khuya và stress đều có thể gây ra mụn. Vì vậy, cháu nên hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và tránh stress. Cháu nên giữ da sạch, thoa thuốc điều trị phù hợp với tình trạng mụn. Cháu cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, sữa bò, tránh sử dụng mỹ phẩm.
- Em tên Tâm, năm nay 23 tuổi, xin bác sĩ giúp em giải đáp thắc mắc về quá trình hình thành và cách xử lý mụn bọc hiệu quả? (Võ Huỳnh Thanh Tâm, 23 tuổi)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào Tâm!
Mụn là bệnh lý về da, phổ biến ở lứa tuổi dậy thì và rất khó điều trị dứt điểm. Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn như: sự thay đổi hormone, căng thẳng, môi trường ô nhiễm, chế độ sinh hoạt không điều độ...
Mụn bọc là loại mụn nặng, bạn cần điều trị sớm nhằm tránh viêm nhiễm và để lại những tổn thương nặng cho da mặt. Để điều trị mụn bọc, bạn phải uống thuốc kháng sinh kết hợp vệ sinh da mặt và dùng thuốc thoa tại chỗ chứa các hoạt chất như benzoyl peroxide, clindamycin... Ngoài ra phải hạn chế ăn uống các chất ngọt, sữa bò, đồ ăn cay, nóng.
- Mặt em rất hay nổi mụn, đặt biệt là mụn mủ và có khi còn thấy rõ cả cồi mụn. Em xin hỏi những trường hợp như vậy thì có nên nặn mụn không? Và phải làm như thế nào không để lại sẹo ạ? (Thanh Trúc, 16 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào cháu,
Khi có mụn mủ tức là mụn đã bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, cháu cần vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng cách sử dụng dung dịch rửa mặt dành cho da mụn. Khi rửa xong, cháu nên dùng khăn khô sạch để lau mặt. Cháu nên dùng thuốc bôi có chất kháng sinh để chống viêm.
Cháu không nên nặn mụn nhé, vì khi nặn có thể làm mụn bị viêm to, lan thêm sang những chỗ khác và khi lành để lại sẹo kéo dài.
- Em bị nhiều loại mụn trên mặt cùng một lúc, có cả những vết thâm, rổ nữa ạ. Em đã trị nửa năm mà không hết. Có người nói phải trị riêng từng loại mụn mới hết có đúng không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ cho em lời khuyên vì em thường làm MC cho các chương trình của trường ạ!
(Mỹ Ngọc, 16 tuổi, Phan Rang)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào Ngọc!
Em có thể trị nhiều loại mụn cùng lúc. Để ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả, ngoài việc sử dụng sản phẩm điều trị, em cần chú ý giữ cho da luôn sạch sẽ, sinh hoạt điều độ, hạn chế đường, sữa bò, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho da (rau xanh, trái cây ít ngọt)... Tránh sử dụng mỹ phẩm vì sẽ làm bí da, khiến mụn trở nên nặng hơn.
- Bị mụn nhiều khiến cháu rất mất tự tin, nhưng cháu đã điều trị một thời gian dài mà chỉ giảm chứ không hết hẳn. Bác sĩ chỉ cháu cách trị mụn cho khỏi hẳn với ạ. Cháu có nên trang điểm để che những vết mụn đó đi không ạ?
(Tuyết Nhi, 15 tuổi, TP HCM)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào Nhi!
Mụn là bệnh có thể chữa khỏi, bớt nhiều nhưng khó có thể khỏi hẳn được. Cháu nên vệ sinh da mặt sạch sẽ, ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, uống nhiều nước; hạn chế ăn đồ ngọt, sữa bò; không thức khuya, tránh stress. Cháu không nên trang điểm để che mụn vì như vậy sẽ khiến da bị bí, có thể khiến mụn nặng hơn. Việc điều trị mụn cần có thời gian nên cháu cần kiên trì để có kết quả tốt nhất cháu nhé.
- Thưa bác sĩ em bị mụn mọc rất nhiều trên mặt, đặc biệt là vùng trán, làm thế nào để giảm được tình trạng này ạ? (Tăng Thị Hạnh Nguyên)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào Nguyên!
Việc để tóc mái vô tình khiến các nốt mụn bị tổn thương nhiều hơn do các sợi tóc ma sát, đồng thời khiến bã nhờn, bụi bẩn tích tụ tại vùng da này khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng. Bạn cần giữ da luôn sạch, thoáng, không nên để tóc mái khi đang có mụn, hạn chế sờ tay lên trán.
Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu. Ảnh: Hà Mai.
- Năm nay con 13 tuổi. Hiện nay mỗi khi đến tháng, con thấy xuất hiện những mụn nhỏ li ti mà người ta gọi là mụn đầu trắng. Chúng khiến con thấy khó chịu và hơi ngại khi đứng trước đám đông. Bác sĩ có thể cho con biết cách chữa mụn đầu trắng và cách phòng tránh bị các loại mụn khác được không ạ? Con cảm ơn bác sĩ. (Phương Anh, 13 tuổi, Hà Hội)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Phương Anh thân mến!
Trong các yếu tố gây nổi mụn, có một yếu tố gây nổi mụn ở phái nữ là vào những ngày gần "đèn đỏ". Sau hết những ngày này thì mụn không nổi nữa. Với trường hợp nổi mụn đầu trắng, cháu chỉ cần bôi thuốc trên những chỗ có nổi mụn đầu trắng là đủ rồi. Sau khi rửa mặt xong, cháu cần lau khô, hạn chế trang điểm để tránh hiện tượng bít kín lỗ chân lông dẫn đến mụn đầu trắng.
Cháu cũng cần hạn chế ăn uống các chất ngọt có nhiều đường và không nên uống nhiều sữa bò... nhé!
- Xin hỏi bác sĩ da tôi da nhờn, nổi rất nhiều loại mụn: đầu đen, đầu trắng, mụn bọc, mụn ẩn. Bây giờ tôi nên trị mụn ở đâu cho an toàn ngoài những spa tràn lan trên mạng? (Nguyễn Thảo Nguyên, 21 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào cháu,
Câu hỏi này của cháu cũng là vấn được nhiều bạn quan tâm. Da mặt cháu đang xuất hiện nhiều loại mụn khác nhau, nên cách tốt nhất cháu phải đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám cụ thể và có những cách điều trị mụn hiệu quả nhất. Cháu nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để giúp da sạch đẹp hơn nhé!
- Thưa dược sĩ, cháu năm nay 13 tuổi và đang đối mặt với mụn đầu đen, mụn bọc trên mặt. Xin cô tư vấn cho cháu cách nào để diệt mụn, cháu nên ăn thực phẩm gì, uống thuốc như thế nào để điều trị mụn? (Lê Cẩm Tú, 13 tuổi, pleiku, gia lai)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Cẩm Tú thân mến!
Mụn có nhiều loại, trong đó có thể chia ra hai loại là mụn bọc và mụn thông thường. Cách điều trị của từng loại mụn cũng khác nhau, với mụn thông thường có thể sử dụng kem trị mụn. Nhưng với mụn bọc là loại mụn nặng, bạn cần đến bác sĩ để được khám và điều trị.
Trong vấn đề điều trị mụn là phải giữ da sạch, tránh viêm nhiễm. Bạn nên rửa mặt mỗi ngày hai lần bằng sữa rửa mặt chuyên dùng cho da mụn có chứa các hoạt chất giúp diệt khuẩn mụn hiệu quả như isopropyl methylphenol.
Đối với thực phẩm, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế các chất kích thích.
Để uống thuốc điều trị mụn, bạn nên dùng theo toa của bác sĩ thay vì tự ý sử dụng.
- Chào bác sĩ, dạo gần đây da mặt của em rất nhạy cảm, chỉ cần nặn nhẹ thôi là hôm sau nó sẽ sưng đỏ lên và để lại sẹo thâm. Xin bác sĩ chỉ cách khắc phục giúp em. (LNNT, 30 tuổi, Q7)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào bạn!
Đối với da nhạy cảm rất khó để điều trị mụn, trước khi dùng thuốc, bạn nên thoa lên ở một vùng da nhỏ để xem phản ứng của thuốc đối với da. Nếu da không phản ứng sưng đỏ, ngứa rát bạn có thể tiếp tục sử dụng. Ngược lại, nếu da bị dị ứng thì phải ngưng ngay loại thuốc đó và tìm loại thuốc phù hợp.
Để tránh sẹo thâm, bạn nên sử dụng kem chống nắng không chứa dầu và dùng các sản phẩm điều trị vết thâm như vitamin C nguyên chất đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao.
- Nhờ bác sĩ hướng dẫn giúp em cách trị mụn đầu đen ở mũi. (Huỳnh Mỹ Duyên, 25 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào Duyên,
Mụn đầu đen ở mũi là biểu hiện rất thường gặp ở những người có mụn hoặc có làn da nhờn. Đây là hiện trượng do các chất bã ứ đọng lại và hỏ ra bên ngoài. Trường hợp này có thể làm giảm bớt bằng cách xông hơi đễ giãn lỗ chân lông, dùng tay vuốt nhẹ. Sau một thời gian, những chấm đen này sẽ tiếp tục hình thành trở lại.
Cháu có thể bôi những loại thuốc trị mụn đầu đen vào mỗi buổi, sau khi đã rửa mặt sạch nhé!
- Tuổi dậy thì cần ăn uống đa dạng thực phẩm để đảm bảo cơ thể phát triển. Nhưng con trai tôi nghe lời bạn, bảo hạn chế ăn hải sản, nhất là những loại có 2 mảnh vỏ như nghêu sò để hạn chế da nhờ, hạn chế mụn. Điều này có đúng không? Nhờ bác sĩ tư vấn chế độ ăn như thế nào để đảm bảo phát triển tối ưu cho tuổi dậy thì mà lại giảm mụn? (Ngọc Hải, 35 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào cháu,
Trong hải sản, nhất là con hàu có nhiều chất kẽm. Đây là chất giúp làm giảm mụn.
Về chế độ ăn uống, cháu nên ăn đủ đạm có trong thịt, cá... Vitamin và chất khoáng có trong rau trái tươi. Cháu nên uống nước đầy đủ, khoảng 2 lít mỗi ngày. Ngoài ra, cháu cần hạn chế đồ ăn uống có nhiều chất ngọt như sữa bò, nước ngọt, bánh kẹo, sầu riêng. Cháu nên tham gia tập thể dục thể thao đều đặn giúp phát triển cho cơ thể.
- Con hay đổ mồ hôi nhiều nên hay bị nổi mụn. Có cách nào để hạn chế không bị như thế nữa ạ. Con cám ơn. (Lê Minh Thuận, 14 tuổi, Quận 7)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào Thuận,
Chỉ có chất bã nhờn bài tiết nhiều mới gây nổi mụn chứ không phải do mồ hôi. Mồ hôi thoát ra là hình thức thải bớt chất độc và giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
Để hạn chế ra nhiều mồ hôi, cháu cần giữ cho da mát mẻ, mặc quần áo rộng có chất cotton hút ẩm tốt.
- Con gái tôi 12 tuổi, đang dậy thì, tôi hướng dẫn rửa mặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh bị mụn, nhưng mặt cháu đã bắt đầu bị mụn và dầu. Xin hỏi bác sĩ có cách nào làm giảm dầu và mồ hôi, mụn trên mặt không ạ? (Nguyễn Bích Vân, 12 tuổi, HCM)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Vân mến!
Ở tuổi dậy thì có sự thay đổi về nội tiết tố, tuyến bã nhờn tăng hoạt động dẫn tới da dễ bị nhờn.
Để giảm dầu và mồ hôi chị nên cho con dùng sữa rửa mặt kiểm soát nhờn Acnes Oil control cleanser mỗi ngày hai lần vào sáng và tối. Khi da nhiều dầu, con chị có thể dùng thêm giấy thấm dầu để làm da mặt khô thoáng, tránh bị bít lỗ chân lông khiến khuẩn mụn phát sinh và làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
- Làm sao để ngăn ngừa việc bị mụn. Em hay hoạt động thể thao, ra đường bụi bẩn nên rất lo lắng về vấn đề mụn. Nhờ bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em. Em cảm ơn ạ. (Minh Hồng, 17 tuổi)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào Hồng,
Một số môn thể thao có thể làm cháu nổi mụn nhiều như đá bóng, chơi bóng chuyền, bơi lội ngoài trời. Với trường hợp như vậy, cháu cần lưu ý:
- Hạn chế đồ ăn uống có nhiều chất ngọt.
- Vệ sinh da sạch sẽ. Sau khi chơi thể thao ngoài trời xong, cháu cần nghỉ ngơi khoảng 1 giờ và sau đó đi tắm rửa sạch sẽ, lau khô.
Chúc cháu mau khỏi mụn nhé!
- Em bị mụn trên trán rất nhiều, đã dùng nhiều loại thuốc và chữa trị lâu dài nhưng không hết, có thể là do cơ địa. Xin hỏi có phương pháp nào trị dứt điểm không ạ. Em xin cám ơn. (Hương Hương)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Hương mến!
Mụn trên trán rất nhiều có thể là do cháu đội mũ không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở bên trong. Do đó, để tránh tình trạng mụn nhiều, cháu nên thường xuyên vệ sinh bên trong chiếc mũ. Mỗi tối, sau khi rửa mặt xong, cháu có thể bôi thuốc trị mụn ngay trên chỗ bị mụn nhé!
Nếu làm cách trên trong nhiều ngày mà không thấy hiệu quả, cháu nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn cách chữa trị tốt nhất.
- Em bị mụn một thời gian, đã chữa hết, tuy nhiên do học tập căng thẳng nên em bị lại và nặng hơn trước. Giờ em đang uống thuốc chữa, nhưng tình trạng mụn sẽ không chữa dứt điểm được phải không bác sĩ. (Nguyễn Thị Như Ngọc, 17 tuổi)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào Ngọc!
Mụn là bệnh có thể chữa được nhưng nó dễ tái phát, nhất là khi bị căng thẳng vì khi đó tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động, khiến lỗ chân lông bị bít kín, tạo môi trường cho khuẩn mụn phát triển.
Em nên vệ sinh da mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt chuyên dùng cho da mụn, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên phân chia thời gian học hợp lý, không nên thức khuya thường xuyên, tránh stress.
- Con năm nay 15 tuổi, da nhờn nên rất hay bị mụn. Cho con hỏi cách chăm sóc da như thế nào để không bị nữa ạ. Con cám ơn bác sĩ. (Huỳnh Mai Dung, 15 tuổi, Quận Bình Thạnh)
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng:
Chào Dung!
Mụn là một bệnhh da thường gặp ở tuổi dậy thì 12-16 tuổi, cũng có khi sớm hơn, thậm chí cũng có người sau 50 tuổi vẫn còn có thể nổi mụn. Có 3 nguyên nhân gây nổi mụn:
- Sự tăng hoạt động của tuyến nội tiết (nam ở dịch hoàn, nữ là ở buồng trứng) làm tăng bài tiết chất Androgens. Chất này làm các tuyến bã ở da bị phình to ra và tăng bài tiết chất bã nhờn.
- Sự hình thành chất sừng làm bít kín sự bài tiết chất bã nhờn ra ngoài da.
2 yếu tố trên làm hình thành những mụn đầu trắng ở trên da. Khi phần ngoài của mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài, gặp oxy sẽ trở thành mụn đầu đen.
- Trong trường hợp bị nhiễm trùng, vi trùng thường gặp nhất là P.acnes sẽ gây mụn viêm đỏ. Có nhiều loại mụn viêm đỏ biểu hiện trên da như mụn mũ, sẩn đỏ, mụn bọc, mụn kết cụm.
Khi bị mụn, cháu nên lưu ý:
- Về ăn uống: hạn chế chất ngọt, sữa bò; ăn nhiều rau quả tươi; uống đủ lượng nước mỗi ngày khoảng 2 lít.
- Tránh stress và mất ngủ kéo dài.
- Giữ da sạch sẽ bằng cách rửa mặt với nước sạch hoặc dung dịch rửa mặt dùng cho da nhờn mụn.
- Khi bị mụn, tránh lấy tay sờ, gỡ, nặn mụn.
Cháu có thể chọn thuốc bôi mụn vào mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi rửa mặt sạch. Trường hợp bị mụn kéo dài, viêm đỏ nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
- Hiện em đang dùng kem trộn để điều trị mụn, sau một năm thấy da trắng sáng và rất mịn. Tuy nhiên em nghe nói về tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn của loại kem này nên không khỏi lo lắng, liệu em có bị tác dụng về sau và nổi mụn bọc khi sử dụng sản phẩm này lâu dài không ạ? (Hồng Hoàng Ngân, 23 tuổi, Daklak)
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu:
Chào Ngân!
Em không nên sử dụng kêm trộn vì đây là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Công thức có thể cho tác dụng nhanh do trong thành phần của nó có corticoid, chất này có tác dụng giảm nhanh mụn, giúp da đẹp nhưng sau đó làm mụn tái phát nhiều hơn, da bị đỏ ngứa rất khó xíu. Em nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Theo iOne
Mụn mọc nhiều ở ngực, nên làm gì để hết dứt điểm? Hỏi: Chào chuyên mục làm đẹp! Em năm nay 25 tuổi, dạo gần đây vùng da trước ngực của em xuất hiện rất nhiều mụn. Mới đầu mụn xuất hiện chỉ có vài nốt rồi tự lặn đi, sau 1 tháng thì mụn bắt đầu nổi ồ ạt với những nốt mụn ửng đỏ, sưng to và có mủ. Mụn khiến em đau...