Cách điều khiển ô tô sao cho an toàn khi gặp xe container
Khi tham gia giao thông, người lái xe cần nắm rõ được nguyên tắc vận hành và khoảng cách an toàn khi có xe container.
Vụ tai nạn xảy ra tại Hải Dương ngày 23-7. Ảnh: Đồ Hoàng.
Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn liên quan đến “hung thần container” gây ra những mất mát thương tâm. Kèm theo đó, độ nguy hiểm khi xảy ra tai nạn giữa xe container so với các loại xe khác cũng cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại hiểu sai về vận tốc cũng như sự vận hành của container.
Nguy hiểm rình rập
Anh Nguyễn Văn Thành (ngụ quận Tân Phú) cho biết: “Khi tham gia giao thông, tôi thường hay tránh xa xe container, đặc biệt là các điểm mù của nó. Nhưng có lần khi di chuyển cùng chiều với xe container lúc container phanh gấp để tránh một chiếc xe sang đường phía trước thì bị lật xe. Khi đó, xe tôi bị đè phía dưới”.
Lưu ý các điểm mù của xe container. Ảnh:Internet.
Một tài xế khác lại nhầm tưởng rằng, chế độ phanh của container và xe con là giống nhau. Anh Đình Quang Tài (ngụ quận Thủ Đức) chia sẻ: “Tôi đã chứng kiến một chiếc ô tô con vượt đèn đỏ, khi đó chiếc container phía bên kia đang di chuyển. Thấy chiếc xe con phía trước, tài xế container đã vội phanh gấp, tuy nhiên khoảng cách không đủ lớn để phanh của container có tác dụng. Dẫn đến tai nạn thảm khốc xảy ra”.
Sáng ngày 23-7, trên quốc lộ 5 hướng Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua xã Cộng Hoà (huyện Kim Thành), xe tải 29H-150.97 loại 8 tấn chở nước đóng chai đã tông vào dải phân cách rồi lật vào một đám đông gây nên vụ tai nạn kinh hoàng. Vụ tai nạn đã cướp đi năm sinh mạng và hai làm người bị thương.
Ngoài các tài xế trên, nhiều người tham gia giao thông cũng có những hiểu biết sai về sự vận hành và tốc độ của xe container, đặc biệt là về khoảng cách an toàn.
Lưu ý khi di chuyển cùng chiều với xe container
Video đang HOT
Theo một giảng viên Trường cao đẳng Giao thông vận tải TP.HCM: “khi chúng tôi dạy lái xe cho học viên, mỗi giảng viên đều lưu ý rất nhiều về điểm mù và khoảng cách an toàn với xe container. Tuy nhiên, nhiều học viên chỉ di chuyển trong thành phố, ít gặp trường hợp có xe container, vì vậy khi xảy ra tình huống nguy hiểm đã không xử lý và nhớ rõ nguyên tắc này”.
Cần giữ khoảng cách an toàn với xe container. Ảnh:Internet.
Theo giảng viên này, tai nạn giao thông do container chiếm khoảng 30% tổng số tai nạn nước ta. Vì vậy, mỗi người tham gia giao thông cần hiểu rõ kích thước và tốc độ phanh của xe container.
Cụ thể, xe container phanh hoàn toàn không như xe con. Xe con hiện đại sẽ dùng phanh đĩa thủy lực không có độ trễ và có khả năng phanh từ 96 km/h về 0 trên quãng đường dưới 40m. Xe container dùng phanh hơi tang trống, độ trễ lớn và nếu đầy tải sẽ mất 160m để dừng hẳn từ tốc độ 96 km/h. Tuy nhiên, trong thử nghiệm thực tế ở tốc độ 88 km/h, xe con cần 58m để phanh dừng hẳn. Như vậy xe container mất trung bình từ 100m đến 130m (tùy điều kiện má phanh nóng hay nguội) để dừng hẳn (gấp đôi so với xe con).
Thêm nữa, ở tốc độ 50 km/h, người lái chỉ bắt đầu phanh sau khi xe đã đi được 21m từ khi nhìn thấy xe khác tạt đầu; 25m ở tốc độ 60 km/h; 28m ở tốc độ 70 km/h và 34m ở 80 km/h.
Bên cạnh đó, nếu phanh gấp và đánh lái gấp, chiếc xe chuyển hướng nhưng lực quán tính vẫn đẩy rơ-móoc chạy thẳng. Dẫn đến chiếc xe bị lật và “dẫm nát” những vật bên cạnh xe.
Ngoài ra, vị này còn cho biết thêm, một số loại xe container có chế độ phanh không đạt chuẩn. Nhiều tài xế đã đoán trước được tình huống và phanh gấp, nhưng có những chiếc xe phanh không hiệu quả ngay lúc đó. Vì vậy, chất lượng xe cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông thảm khốc.
Hiện nay, do số vụ tai nạn càng ngày càng tăng cao, một số trường đào tạo lái xe đang có chương trình đào tạo kỹ năng sơ cứu cho người bị nạn. Theo đó, các giảng viên sẽ được học cách cấp cứu tạm thời cho người bị tan nạn giao thông trước khi xe cứu thương tới.
Các điểm mù nguy hiểm của xe container
Điểm mù phía trước là do độ cao của chiếc xe tạo nên, những chiếc xe tải thường có gầm rất cao, giúp tăng khả năng quan sát phía trước, tuy nhiên điều này lại khiến phạm vi nhìn ngay trước đầu xe bị thu hẹp. Tài xế khi ngồi trong cabin lái của những chiếc xe tải lớn thường sẽ không thể nhìn thấy những vật ở quá sát đầu xe.
Điểm mù ở hai bên hông xe là vị trí ở 2 bên hông mà gương chiếu hậu của xe không thể chiếu tới. Vị trí này thường nằm ở khu vực gần hoặc song song với điểm tiếp nối giữa cabin lái và thùng sau của xe tải.
Điểm mù ở khu vực đuôi xe là điểm mù rất nguy hiểm bởi ở điểm mù này, người điều khiển xe phía sau cũng không thể quan sát tình hình giao thông phía trước và tài xế xe tải cũng không thể quan sát được phía sau khi lùi xe.
Lái xe tải/xe buýt cần một khoảng cách an toàn đủ rộng bên trái để thực hiện việc rẽ phải. Vì vậy, cần quan sát tín hiệu đèn xi-nhan của xe tải/xe buýt phía trước. Khi đèn tín hiệu bên phải nhấp nháy, không cố gắng vượt qua bên phải. Tài xế sẽ không thể nhìn thấy bạn ở bên phải trong kính chiếu hậu.
THY NHUNG
Theo PLO
Chưa sửa xong đường dẫn cầu Vàm Cống: Tại trời mưa
Ông Thi cho rằng, việc khắc phục sự cố đường cầu Vàm Cống do phía nhà thầu Hàn Quốc tự bỏ tiền ra làm vì vẫn đang trong thời gian bảo hành.
Liên quan đến thông tin một tháng chưa khắc phục xong sự cố đường dẫn cầu Vàm Cống, sáng ngày 27/7, trao đổi với báo Đất Việt, ông Trần Văn Thi - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng Cty Cửu Long) cho rằng, hiện phía nhà thầu Hàn Quốc vẫn đang tập trung hoàn thiện việc này.
"Về cơ bản đã hoàn thành xong, giờ chỉ còn một số vị trí nhỏ phía nhà thầu đang tập trung làm. Việc khắc phục sự cố này do nhà thầu Hàn Quốc tự bỏ tiền ra làm vì vẫn đang trong thời gian bảo hành", ông Thi cho biết.
Nói về nguyên nhân khiến việc khắc phục sự cố đường dẫn cầu Vàm Cống bị chậm so với kế hoạch, ông Thi cho rằng, do thời gian vừa qua, thời tiết có mưa nên ảnh hưởng đến việc khắc phục này..
Về việc này, theo phản ánh trên báo Tiền Phong, vào ngày 26/7, tại đoạn đường dẫn lên cầu Vàm Cống phía bờ Cần Thơ, nhân công và phương tiện đang thực hiện dặm vá một số điểm nhằm gia cố lại mặt đường bị hư hỏng.
Ngày 26/7, nhân công và các phương tiện vẫn đang thực hiện dặm vá một số điểm nhằm gia cố lại mặt đường bị hư hỏng. Ảnh: TPO
Trước đó, cũng tại vị trí này, các vết lún, nứt răng cưa xuất hiện khắp nơi trên mặt đường nhựa, kể cả làn dành cho xe cơ giới và xe thô sơ.
Nói về việc này, ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, hiện dự án cầu Vàm Cống vẫn đang thuộc sự quản lý của Tổng Công ty đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
"Đây là trách nhiệm của Công ty Cửu Long, họ phải chỉ đạo đơn vị thi công kiểm tra, sửa chữa và bảo hành sao cho đúng yêu cầu chất lượng. Vấn đề này Cục cũng đã chỉ đạo Chi cục quản lý đường bộ VI.5 mời phía Công ty Cửu Long đi kiểm tra thực tế", ông Thành nói.
Nói về nguyên nhân gây hư hỏng mặt đường cầu Vàm Cống, ông Thành cho biết có nhiều lý do nhưng yếu tố tác động bên ngoài gây hư hỏng là do trời mưa nhiều ngày.
Bình luận về lý do đường cầu Vàm Cống nứt do trời mưa, chia sẻ với PV, GS.TS Bùi Xuân Cậy, nguyên Trưởng khoa Công trình, Đại học GTVT cho rằng, đây chỉ là lý do Tổng Cục Đường bộ Việt Nam nói, không phải nguyên nhân chính dẫn đến mặt cầu bị nứt lún như vậy.
"Thời tiết hay việc xe quá tải trọng đi qua cầu chỉ là một lý do rất nhỏ bởi trong quá trình thi công họ đã phải tính cả rồi, trong khi đó chưa kể đến việc, làm đến đâu là nghiệm thu đến đó luôn.
Cái chính ở đây phải là phải xem nguyên vật liệu khi thi công, quá trình thi công có giám sát chặt chẽ hay không. Còn nếu nhìn vết nứt mà là vết nứt dọc thì có thể trong quá trình thi công, nền đường không đảm bảo nên khi đưa vào khai thác nền bị sụt lún", GS.TS Bùi Xuân Cậy cho biết thêm.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyên Đinh Tham - Khoa Công trinh, Trương Đai hoc Xây dưng Ha Nôi cho rằng, điều kiện thời tiết chỉ là nguyên nhân trực tiếp để bộc lộ chất lượng công trình.
Còn khi công trình đã xảy ra sự cố thì bắt buộc phía nhà thầu phải xem lại tất cả hồ sơ gói thầu, từ thiết kế cho đến thi công mới đánh giá được tổng thể nguyên nhân gây ra việc nứt lún mặt cầu và từ đó mới có hướng khắc phục.
Cầu Vàm Cống nối tỉnh Đồng Tháp với TP Cần Thơ, khánh thành ngày 19/5/2019, dự án có tổng vốn đầu tư gần 5.700 tỷ đồng. Đây là cây cầu thứ hai bắc qua sông Hậu (sau cầu Cần Thơ), cách cầu Cần Thơ khoảng 50km về phía thượng lưu và được đánh giá hiện đại hơn cầu Cần Thơ. Trước đó, cuối năm 2017, cầu Vàm Cống đã từng bị sự cố nứt dầm nên phải kéo dài tiến độ.
Thu Hoài
Theo Datviet
2 người tử vong thương tâm sau khi va chạm với xe bồn Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai ngày 23-7 đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 51 giữa xe bồn, xe máy và 1 xe kéo tự chế. Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, xe bồn chở xăng dầu chạy trên Quốc lộ 51 hướng từ TP Vũng Tàu về...