Cách đề-pa lên dốc xe số sàn cho tài mới
Khởi hành xe ngang dốc (đề-pa lên dốc) thực sự là một thử thách với các tay lái mới. Vậy làm sao để khởi hành xe ngang dốc một cách dễ dàng và an toàn.
Khởi hành xe ngang dốc là thao tác quan trọng khi lái xe số sàn. Chính vì vậy, khi học và thi bằng lái xe, trong các bài thi thực hành sát hạch trên sa hình, dừng và khởi hành xe ngang dốc là một trong những phần thi quan trọng, bắt buộc các thí sinh phải vượt qua.
Bên cạnh đó, trong điều kiện giao thông thực tế, những trường hợp xe bị chết máy hoặc phải dừng giữa dốc đòi hỏi các tài xế phải biết cách xử lí, tránh gây nên những vụ tai nạn không đáng có. Dưới đây là những bí quyết cơ bản giúp bạn có thể vượt qua thử thách này:
Phanh tay hay phanh khẩn cấp (emergency brake) giúp ích rất nhiều cho lái xe, đặc biệt lái mới khi cần đề-pa xe ngang dốc.
Khởi hành xe ngang dốc là thao tác quan trong khi lái xe số sàn
Khi cần di chuyển trở lại từ vị trí đứng yên trên dốc, tài xế cắt côn vào số và thực hiện nhả côn, đạp mớm ga như khởi động bình thường trên đường bằng, lúc này phanh tay vẫn chưa hạ nên xe chắc chắn không bị trôi. Tiếp tục nhả côn, đạp chân ga nhẹ nhàng tới khi có cảm giác xe bắt đầu di chuyển thì hạ phanh tay (vẫn ga) để xe tiến về trước.
Video đang HOT
2. Kết hợp chân ga, côn
Theo đó, nguyên lý cũng giống như khi khởi động xe trên đường bằng, nhưng nhả nửa côn cho tới khi xe rung lên như đòi tiến về phía trước, lúc này nhả nhanh chân phanh, chuyển sang chân ga và đạp nhẹ ga để xe từ từ tiến lên.
3. Kết hợp mũi và gót chân phải
Đây là cách không nhiều người dùng vì tùy thiết kế từng xe, độ dài bàn chân của mỗi người mà có thể áp dụng hay không. Theo đó, khi chân trái đang cắt côn, mũi chân phải đạp phanh đồng thời xoay ngang để đạp nhẹ ga bằng gót chân phải. Khi đã đủ ga có thể nhả chân côn và phanh để xe từ từ di chuyển.
Phối hợp chân ga, chân côn nhịp nhàng khi đề-pa lên dốc4. Vê côn
Cách vê côn đứng dốc chỉ áp dụng khi dừng xe trên dốc trong thời gian ngắn chứ không dùng khi phải đỗ hoặc dừng lâu. Theo đó, người lái sẽ kết hợp ra côn vừa phải đồng thời mớm ga (nếu cần) cũng vừa đủ để xe có đủ lực kéo khiến không trôi xe nhưng cũng không tiến về trước.
Nhưng cách làm này nếu áp dụng lâu, liên tục có thể khiến mòn côn nhanh bởi ma sát sinh nhiệt lớn. Bù lại, vê côn lại thực sự hữu ích khi phải nhích từng chút một trên đường dốc, thời gian dừng không đủ lâu để kéo phanh tay.
Theo Cartimes
Những điều không nên làm khi lái xe số sàn
Có nhiều người cho rằng lái xe số tự động là điều đơn giản nhưng để trở thành chuyên gia lái xe số sàn thì không phải ai cũng làm được.
Điều khiển ô tô số sàn đòi hỏi người lái phải am hiểu và có kiến thức cũng như kinh nghiệm lái xe ô tô. Vì một số thao tác không đúng sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như sự an toàn khi chiếc xe đang lưu thông trên đường.
Hộp số là một bộ phận của hệ thống truyền lực trên ô tô. Đảm nhiệm vai trò truyền và thay đổi mô-men được tạo ra từ động cơ. Đối với nhiều người dùng xe hơi, hộp số ô tô mà bạn cảm nhận được chỉ là cái cần số trong khoang lái. Tuy nhiên, cấu tạo của hộp số hết sức phức tạp, người lái phải thao tác để toàn bộ các kết cấu này vận hành trơn tru là một vấn đề không hề đơn giản.
Cấu tạo bên trong của hộp số sàn ô tô
1. Không đặt chân lên bàn đạp côn khi xe đang di chuyển ổn định
Công dụng của bàn đạp côn là đóng ngắt ly hợp, tách toàn bộ nguồn công suất từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền lực. Khi chiếc xe của bạn đang di chuyển một cách ổn định trên đường, nếu bạn gác chân lên bàn đạp côn, ít nhiều cũng sẽ có tác dụng lực lên bàn đạp, nhất là đối với xe có bàn đạp côn nhẹ. Điều này sẽ làm đĩa ma sát của ly hợp không ăn khớp hoàn toàn với bánh đà động cơ và có thể gây ra hiện tượng trượt ly hợp. Gây tiêu hao nhiên liệu và mòn đĩa ma sát ly hợp.
2. Không để số khi dừng đèn đỏ
Khi bạn điều khiển chiếc xe dừng đèn đỏ trên đường, về số N sẽ có lợi nhất. Về số N giúp cho nguồn công suất từ động cơ được tách khỏi hộp số, tạo ra khoảng nghỉ ngơi cho hệ thống truyền động của xe. Và đặc biệt, nếu bạn không về số N, trong trường hợp không may xe bạn bị một xe khác đâm từ phía sau. Điều này có thể dẫn đến vỡ bánh răng hộp số nếu cú va chạm mạnh. Vì vậy theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, hãy về số N và dùng phanh khi dừng đèn đỏ để bảo vệ hộp số cũng như hệ thống truyền động chiếc xe của bạn.
3. Không dùng côn để giữ xe trên dốc
Khi dừng trên dốc, rất nhiều tài xế nhả côn tới một điểm giữ cho xe đứng yên. Và cả khi đi học bằng lái xe vẫn có những người dùng cách tương tự cho bài "dừng đỗ và khởi hành ngang dốc". Tuy nhiên, đây là cách hại hộp số khi các chi tiết như ly hợp, bánh răng, ổ bi sẽ phải chịu lực rất lớn để giữ cả khối lượng của chiếc xe đứng yên trên dốc. Trong khi đó hệ thống phanh ở 4 bánh xe có thể đảm nhận nhiệm vụ này một cách dễ dàng.
4. Đừng ép số để tăng tốc
Số cao trên cần số có vai trò giúp chiếc xe di chuyển ở tốc độ cao nhưng vẫn giữ vòng tua máy thấp, điều này giúp chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu và giảm áp lực cho các chi tiết máy. Khi muốn tăng tốc, các bác tài thường về số thấp hơn, tăng ga sau đó mới lên lại số cũ. Phương pháp này giúp chiếc xe tăng tốc nhanh hơn nhưng cũng hại hộp số hơn so với cách nhấn ga để tăng tốc.
Theo Vnexpress
Nguyên tắc '8 Không' để đảm bảo lái xe ô tô an toàn Không để bản thân bị phân tâm và mất tập trung, không nên phanh khi vào cua hay không sử dụng chế độ đèn pha chiếu xa khi di chuyển trong điều kiện thời tiết dày đặc sương mù là những kinh nghiệm lái xe cực kỳ quan trọng mà tài xế cần ghi nhớ để đảm bảo hành trình được an toàn....