Cách để hạnh phúc gia đình không bị chi phối bởi tài chính
Tiền bạc là thứ vật chất rất quan trọng, nó có thể chi phối cuộc sống hôn nhân, hạnh phúc gia đình.
Các cặp vợ chồng đã có rất nhiều cuộc cãi nhau chỉ vì sự có mặt của đồng tiền. Vậy làm thế nào để vấn đề tiền bạc không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình? Dưới đây là những bí quyết để tài chính không chi phối hạnh phúc gia đình bạn.
Công khai các vấn đề tiền bạc cá nhân trước khi kết hôn
Đó có thể là số tiền bạn tiết kiệm được, số tiền được bố mẹ cho hoặc số tiền bạn còn phải trả do vay mượn, số tiền bạn phải chu cấp cho gia đình hàng tháng hay mục tiêu, nguyện vọng tài chính bạn mong muốn trong tương lai… tất cả đều phải công khai, rõ ràng để tạo nên sự tin tưởng, thông cảm lẫn nhau giữa hai vợ chồng ngay từ đầu, đây cũng chính là nền tảng cơ bản để vấn đề tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình của bạn đấy.
Quy tiền bạc về một mối
Cuộc sống gia đình bên cạnh những chi tiêu cá nhân của từng người còn rất nhiều các khoản chi khác đòi hỏi cả hai vợ chồng cùng chung tay chung sức lo lắng, đặc biệt trong việc mua sắm các tải sản lớn, nuôi dạy con cái,… Do đó nếu khi cưới nhau rồi mà các cặp vợ chồng vẫn tiền chồng chồng giữ, tiền vợ vợ giữ thì sẽ không tránh khỏi những xung đột xảy ra khi cần chi tiêu cho những việc chung. Đó là chưa kể đến thái độ hạch sách, kể công rằng chồng làm nhiều tiền hơn hay vợ làm ra nhiều tiền hơn.
Chính vì vậy, tốt nhất, ngay khi cưới, tiền bạc trong gia đình phải “quy về một mối” để cùng nhau lo toán, ghánh vác, chia sẻ ghánh nặng tài chính của gia đình. Khi đó bạn sẽ hạch toán ra được tổng thu nhập của cả gia đình là bao nhiêu, cần tiết kiệm bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu,…. Có như thế tình hình kinh tế gia đình bạn mới có thể vượt qua những khó khăn, vững bền và hưng thịnh lên mỗi ngày được, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” mà.
Hãy nói và suy nghĩ “của chúng ta” thay vì “của tôi”
Video đang HOT
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế không đơn giản chút nào, sức mạnh của con người tập trung ở ý chí, khi bạn nói “của chúng ta” là thể hiện tình cảm khăng khít, sự cộng đồng trách nhiệm vì cả gia đình lớn chứ không vì bản thân một ai cả, dù chồng hay vợ làm ra nhiều tiền hơn thì tiền đó cũng là “của chúng ta”, của hai vợ chồng. Một khi tư tưởng đã thống nhất như thế, bạn sẽ không có bất cứ sự so sánh nào về việc ai kiếm được nhiều tiền hơn mà bạn chỉ nghĩ làm thế nào để kiếm được nhiều tiền để làm “dày” thêm ngân sách gia đình “của chúng ta” mà thôi. Suy nghĩ được như thế là chính bạn đã biết cách để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình mình rồi.
Vợ chồng phải thống nhất các quan điểm về tiền bạc
Rất quan trọng đấy nhé, sự thống nhất tạo nên tính đồng thuận, mà thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn mà. Khi đã là vợ chồng, các bạn phải xác định rõ các vấn đề cụ thể như:
- Tiền bạc trong gia đình do ai nắm giữ là hợp lý để có thể quản lý và chi tiêu một cách hiệu quả (không hiển nhiên phải do vợ quản lý đâu nhé);
- Số tiền người còn lại được chi tiêu trong 1 tháng là bao nhiêu;
- Các mục tiêu tài chính gia đình bạn cần hướng tới và đạt được trong ngắn hạn, dài hạn,… để cùng nhau cố gắng;
- Trước khi quyết định một vấn đề gì cần phải có sự bàn bạc, thống nhất giữa hai vợ chồng;
…..
Sự thống nhất sẽ giúp các bạn không phải so sánh, không nghi kị, hạch sách lẫn nhau, từ đó tạo nên sự vui vẻ, thoải mái, tin tưởng giữa hai vợ chồng và như thế không bao giờ tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình của các bạn được đâu nhé.
Phải luôn có một ít tiền riêng
Để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình, ngoài việc cho phần lớn số tiền kiếm được vào ngân quỹ chung, bạn luôn luôn phải có một ít tiền riêng đủ để bạn có thể chi tiêu hàng ngày phục vụ cho công việc và nhu cầu thiết yếu của cá nhân như tiền xăng xe, điện thoại, ăn sáng, giao lưu bạn bè,…. Có như thế bạn mới cảm thấy thoải mái, chứ không phải cần chi tiêu bất cứ việc gì cũng phải ngửa tay xin tiền người quản lý tiền bạc của gia đình (vợ hoặc chồng). Không những thế, những khoản tiền riêng ấy, bạn có thể sử dụng để tiết kiệm mua tặng đối phương một món quà nho nhỏ vào những ngày kỷ niệm hay mua cho gia đình một vật dụng nào đó cần thiết, nó sẽ góp phần hâm nóng tình cảm của vợ chồng bạn đấy.
Theo Meyeucon
Mẹ chồng độc mồm nói: 'Chửa được chắc gì đẻ được'
Tôi quyết định thẳng thắn góp ý riêng với mẹ, không ngờ vừa nói đến bà đã thẳng tay tát vào mặt tôi...
Tôi lập gia đình cách đây hơn 4 năm. Chồng hơn tôi 9 tuổi và là mối tình đầu của tôi. Trái ngược với tính cách năng nổ, nói nhiều và lăng xăng của tôi, anh ít nói nhưng sống rất tình cảm, quan tâm và thương yêu tôi. Có lẽ sự bù trừ đó giúp tình cảm của chúng tôi bền chặt.
Sau tròn 2 năm yêu nhau, chúng tôi kết hôn. Chồng tôi là con trai cả của gia đình và là cháu đích tôn của cả dòng họ. Kinh tế gia đình chồng cũng chỉ thường thường bậc trung nhưng công to việc lớn gì trong nhà ông bà đều đứng ra lo toan chính, vợ chồng tôi chỉ gọi là chung tay góp sức chút đỉnh. Cuộc sống của tôi tương đối thoải mái.
Gia đình chồng có 3 anh em trai, chồng tôi là con cả, hai chú đã lập gia đình và mỗi người có một bé gái nên bố mẹ chồng rất 'khát' cháu trai. Tuy nhiên, không vì thế mà ông bà thúc ép, cưỡng cầu tôi. Thậm chí, khi nghe tôi tâm sự rằng do mới ra trường, công việc chưa ổn định nên muốn trì hoãn chuyện có con 1 năm, dù không đồng tình lắm nhưng ông bà đều không nói gì.
Ảnh minh họa
Nói là ủng hộ tôi lo công danh nhưng lâu ngày chưa thấy có tin vui thành ra bà cũng sốt ruột, không nói thẳng với tôi nhưng thỉnh thoảng lại bóng gió người nọ, người kia cưới sau mà đã có con, rồi thì nhà bà A, B sướng thế đã có cháu đích tôn để bế bồng...
Nhắc mãi, dạo mãi cũng chẳng thấy tôi có gì thành ra bà cũng sốt ruột và tỏ ra khó chịu với tôi. Giữ đúng lời hứa với bố mẹ, 1 năm sau ngày cưới vợ chồng tôi bắt đầu 'thả' và lên kế hoạch có con. Một tháng, 2 tháng... rồi 6 tháng sau vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì của việc bầu bí. Tôi cảm thấy hụt hẫng nên than thở với chồng thì anh gạt đi, mắng tôi cứ nghĩ quẩn và nói sớm muộn gì chúng tôi cũng có con. Còn bố mẹ chồng tôi đã sốt xình xịch, nói chuyện với chồng tôi hay là 'tịt' rồi, mẹ đã nói là phải thử trước mà mày không nghe.
Gần 1 năm từ ngày 'thả' bụng tôi vẫn phẳng lì, chính tôi cũng sốt ruột, đề nghị chồng đi khám. Kết quả anh bình thường, tôi bị viêm buồng trứng và phần phụ gây khó thụ thai, phải điều trị một thời gian. Biết được kết quả, mẹ chồng tôi dựng đứng lên chửi và cho rằng thời con gái tôi chơi bời hư hỏng, phá thai nên giờ mới khó. Vợ chồng tôi thực sự sốc khi mẹ kết luận nhanh hơn cả khoa học. Mặc cho vợ chồng tôi đưa y học, khoa học, truyền thông giải thích nhưng vẫn không thay đổi được bà. Bao yêu thương lâu nay với bà đi đâu mất hết, tôi không thể chịu được kiểu áp đặt của mẹ.
Ông trời vẫn thương tôi, sau 2 tháng điều trị tôi đã có tin vui. Kết quả siêu âm ban đầu của tôi là con gái, bà bĩu môi nói kiểu gì cũng đẻ một đàn vịt trời cho mà xem (chả là bố mẹ đẻ tôi chỉ sinh được 2 người con gái). Tôi thấy bị xúc phạm ghê gớm, thời buổi nào rồi còn con trai với con gái. Tôi nói con trai, con gái với con đều được hết. Con gì cũng do con nuôi, mẹ đừng nói đụng đến bố mẹ con. Chỉ đợi thế, mẹ chồng tôi lu loa lên, chửi là tôi hỗn láo: 'Chửa được nhưng chắc gì đã đẻ được mà lên mặt dạy đời'. Đến nỗi bố chồng tôi thấy chối mắt, chối tai quá phải lên tiếng là không phải ý tôi như thế.
Ảnh minh họa
Để gia đình yên ấm, tôi nghe lời chồng vẫn nín nhịn xin lỗi mẹ. Tôi ấm ức lắm, làm gì có kiểu mẹ chồng ngoa thế, nói độc mồm đến thế. Một tháng sau đi siêu âm lại 2 nơi đều nói là con trai. Mẹ chồng tôi nhảy cẫng lên sung sướng như một đứa trẻ. Ai đến mẹ tôi cũng khoe là tôi chửa con trai nhưng để có cháu trai là công của bà lớn nhất, bà cất công đi lấy thuốc không thì kiểu gì cũng đẻ ra một đàn vịt giời như mẹ. Cả phố đồn thổi tôi mang bầu con trai là do mẹ chồng thuốc thang, rồi hỏi uống thuốc gì.
Tôi quyết định thẳng thắn góp ý riêng với mẹ, không ngờ vừa nói đến bà đã thẳng tay tát vào mặt tôi, chửi tôi là con dâu dám lên mặt dạy khôn mẹ, rồi kêu tôi là đồ mất dạy, ăn cháo đá bát. Tôi bị sốc nặng, với cách cư xử của mẹ lại thêm việc chồng tin mẹ, tỏ ra lạnh lùng với tôi, còn thẳng thừng tuyên bố 'Láo thì trả về nơi sản xuất'.
Nản quá, tôi xin cơ quan nghỉ phép và xin phép nhà chồng về quê thăm bố mẹ một thời gian. Gần một tháng kể từ khi xích mích với mẹ, chồng đã xuống đón tôi về nhưng hễ cứ nhìn thấy bà là lòng tôi quặn thắt, đầu tôi rối bời, không biết nên làm gì đây? Tôi biết mẹ tính tình hơi sốc nổi, ưa nịnh nhưng không ngờ bà lại đổi trắng thay đen, đặt điều cho tôi như thế.
Theo Tinngan
Rồi một ngày cả 2 đều sẽ khác Thời gian cứ lẵng lẽ trôi đi,dòng người chạy theo những bộn bề của cuộc sống để rồi một ngày khi gặp lại, cả hai đã khác xưa nhiều lắm. Đường tình yêu êm đềm, hạnh phúc là vậy nhưng nào ai biết trước được chữ ngờ, ai biết được khi nào chợt đứt quãng giữa đường đời mông lung. Chia tay nhau,...