Cách đảo quốc Palau phát triển du lịch thông qua thúc đẩy bảo tồn hệ sinh thái biển
Palau, một quốc đảo ở phía tây Thái Bình Dương, có những bãi biển cát trắng, nước trong xanh và rạn san hô lành mạnh nhất hành tinh.
Tên gọi chính thức của quốc đảo này là Cộng hòa Palau, nằm ở Thái Bình Dương và cách Philippines hơn 800km về phía đông.
“Xuất hiện đầu tiên trong làn nước mù sương là hàng chục con sứa mặt trăng và những con sứa vàng lớn hơn, mang theo chiếc vương miện diềm xếp nếp và những xúc tu xù lông khiến chúng trông giống như những chiếc chao đèn đang nở rộ xung quanh tôi”, tác giả Lee Cobaj nêu cảm nhận trên trang SCMP khi lần đầu tiên đặt chân đến đây.
Palau là quốc gia của những hòn đảo san hô và những rạn san hô rộng lớn nằm ở Thái Bình Dương trong xanh rực rỡ. Ảnh: Shutterstock
Điểm đến này có tên gọi là Hồ Sứa – một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Palau.
Hồ Sứa (Jellyfish Lake) là một hồ nhỏ nằm trên đảo Eil Malik, thuộc Cộng hòa Palau trên Thái Bình Dương. Hồ được hình thành từ hơn 12 triệu năm trước, là kết quả của sự va chạm hai mảng kiến tạo.
Dân số ở đảo quốc chỉ khoảng 20.000 người, trải rộng trên 458 km vuông đại dương xanh và khoảng 340 đến 500 hòn đảo san hô và núi lửa (tùy thuộc vào việc bạn có đếm những hòn đảo rất nhỏ hay không), khiến đây trở thành một trong những quốc gia nhỏ nhất về diện tích đất liền.
Đây cũng được cho là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với 178 loài thực vật đặc hữu và hàng chục loài chim quý hiếm.
Video đang HOT
Để khám phá Palau, du khách có thể đi du thuyền để đến Hòn Sứa. Giờ đây, Four Seasons Explorer, một du thuyền hai thân dài 128ft với 10 phòng hạng sang sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại trên đảo cho du khách.
Michael Cohen, một luật sư đến từ San Francisco, hiện đang ở đảo Palau, cho biết: “Nơi đây có những loài san hô đẹp nhất mà tôi từng thấy”.
“Chúng tôi đã từng đi lặn ở Caribe nhưng hiện tại hệ sinh thái ở đây không còn tốt như trước nữa. Bây giờ chúng tôi phải đi xa hơn để tìm thấy những sinh vật biển thực sự khỏe mạnh – trong vài năm qua, chúng tôi đã đến Indonesia, Seychelles, Maldives và bây giờ là Palau”, ông Michael Cohen chia sẻ.
Nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái biển
Palau được thiên nhiên ưu đãi với những khu vườn hoa hồng san hô khổng lồ dưới nước với những cánh hoa màu hồng nhạt trải dài xuống đáy biển hay những khu rừng hoa oải hương rộng lớn với những ngọn màu xanh lam và cánh đồng hoa màu tím. Và đặc biệt biển ở đây không có rác nhựa.
Môi trường xung quanh nguyên sơ giống như vẻ đẹp ban đầu. Trong thời gian dài, người dân Palau luôn nỗ lực bảo vệ văn hóa và môi trường của đất nước, thậm chí còn đưa nội dung “ bảo tồn môi trường tự nhiên tươi đẹp, lành mạnh và tài nguyên” vào trong Hiến pháp.
Quốc đảo Palau là một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới, với 80% vùng nước được bảo vệ khỏi mọi hình thức đánh bắt và khai thác mỏ, đồng thời có khu bảo tồn cá mập đầu tiên trên thế giới. Việc săn bắn hoặc giết bất kỳ loài chim, trứng, sinh vật biển, vỏ sò hoặc thực vật nào là vi phạm pháp luật.
Khách du lịch đến đây sẽ được yêu cầu ký vào Bản Cam kết Palau nhằm tôn trọng môi trường cho trẻ em và các thế hệ tương lai của Palau. Trong thế giới đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải, điều này giống như một sự khám phá thực sự.
Bà Olympia Mori là Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Belau ở Koror và được ví như nữ già làng. Trong xã hội mẫu hệ, phụ nữ là người ra quyết định, có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các trưởng làng. Họ thường tiếp tục giữ ghế trong Quốc hội Palau.
“Tôi nghĩ du lịch có lợi cho Palau. Hiện tại, những người trẻ tuổi thường tìm việc và sinh sống ở ngoài Palau. Ngành du lịch sẽ mang đến kinh tế cho người dân Palau, đặc biệt là trao cho giới trẻ những cơ hội, chương trình đào tạo phù hợp, tôn trọng văn hóa và chế độ đãi ngộ phù hợp,” bà Mori nói, đề cập đến làn sóng thanh niên đến Mỹ tìm kiếm việc làm.
Theo tác giả, không có nhân viên người Palau nào làm việc ở khách sạn trong tuần tôi là khách du lịch. Nhưng hơn chục tân binh trẻ đang được đào tạo tại Four Seasons Kuda Huraa và Four Seasons Landaa Giraavaru, cả hai đều đến từ Maldives.
“Một thành viên của đội lặn, người Hồng Kông Leung Tsz-wai, còn được gọi là Leo, dẫn tôi đi qua những vệt sứa ma quái, dạy tôi lặn với ống thở và vui vẻ chỉ ra các sinh vật biển – cá hề, cá biển napoleon, loài hải sâm thú vị và một vài con bạch tuộc tham gia vào một trận chiến khốc liệt”, tác giả chia sẻ.
Điều đó không có nghĩa là Palau không phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn. Chính việc tuân theo các nguyên tắc cơ bản truyền thống, được gọi là Kelulau, bao gồm tôn trọng và tôn vinh môi trường, lòng nhân ái và sự hợp tác, đoàn kết và ứng xử tốt, người dân Palau luôn nói rằng họ đang làm hầu hết mọi thứ có thể để giảm thiểu rủi ro về môi trường.
“Là điểm đến vừa hấp dẫn vừa xinh đẹp, các quốc gia trên thế giới có thể học được nhiều điều vể ý thức bảo tồn hệ sinh thái biển từ quốc đảo nhỏ bé này”, tác giả Lee Cobaj viết.
Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim
Ngày 3-10, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2021 - 2030, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của phương án về kinh tế đạt doanh thu khoảng 10 tỉ đồng/năm từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng... để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim.
Về môi trường, phương án góp phần bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước, với khoảng 2.600 ha rừng tràm, 3.600 ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như: sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim...
Đảm bảo nơi cư trú, phân bố của nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm thông qua các biện pháp quản lý điều tiết nước, các chương trình phòng cháy chữa cháy rừng, phục hồi các sinh cảnh rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: dulich.dongthap.gov.vn
Từng phân khu được xác định chức năng phù hợp với điều kiện thực tế về các yếu tố tự nhiên và đa dạng sinh học để làm cơ sở thiết lập các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững đất ngập nước và cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái.
Về xã hội, phương án còn đặt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động có kỹ năng hướng dẫn du lịch, câu lạc bộ đờn ca tài tử tại địa phương. Tiếp tục nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.
Thông qua việc cho thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái sẽ tạo ra việc làm, thu hút một số hộ dân vùng đệm có xe điện và các phương tiện, dịch vụ thân thiện với môi trường vào tham gia các hoạt động của du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp. Ảnh: Quỷ Cốc Tử
Từ đó, nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ phát triển rừng, hạn chế tình trạng xâm nhập vào rừng trái phép đặt bẫy, săn bắt động vật hoang dã.
Phương án xác định giải pháp thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo các phân khu
Khu A1: Là nơi bảo tồn tổng hợp các sinh cảnh đất ngập nước theo mùa làm nơi cư trú, kiếm ăn cho các loài chim nước.Khu A2: Là nơi bảo tồn rừng tràm, các loài thủy sản và các sinh cảnh khác.Khu A3, C: Là nơi bảo tồn, tái tạo toàn bộ các sinh cảnh đặc trưng phục vụ công tác phát triển du lịch sinh thái.Khu A4, A5: Là nơi bảo tồn các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa phù hợp với môi trường sống của các loài chim nước.
Khai thác "kho báu" nơi biên giới Một di sản xuyên biên giới, kết nối Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Vườn Quốc gia Hin Nậm Nô (Lào) sẽ mở ra nhiều cơ hội trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch hang động. Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Oxalis Phong Nha -...