Cách đánh bông lòng trắng trứng gà
Đánh bông lòng trắng trứng gà là kỹ thuật vô cùng quan trọng trong làm bánh nhưng không phải chị em nào cũng biết.
Nguyên liệu:
- 5 phần lòng trắng trứng gà
- 75g đường trắng
- 5ml giấm trắng
- 1,25ml vani chiết xuất
Cách làm:
Bước 1: Cho lòng trắng trứng vào 1 cái tô lớn và dùng máy đánh trứng, bật máy ở chế độ high speed hay gọi là đánh nhanh. Đánh khoảng 30 giây thấy lòng trắng trứng bắt đầu xuất hiện bọt thì từ từ đổ từng ít đường trắng vào. Vẫn tiếp tục đánh đến khi lòng trắng đó bông, xốp lúc này giống gần giống như mây rồi.
Bước 2: Sau khi lòng trắng trứng đã bông trắng thì cho giấm trắng vào đánh cùng, tiếp theo cho dung dịch vanilla. Đánh đến khi nhấc máy lên thấy lòng trắng dính vào máy có nghĩa là được rồi. Lúc này phần lòng trắng đó gọi là Meringue đặc, xốp và bông trắng.
Ngoài kỹ thuật, để đánh bông lòng trắng trứng, chị em cần lưu ý nhưng vấn đề sau:
Video đang HOT
- Trứng phải tươi, trứng để càng lâu thì càng khó bông. Trứng gà sau khi đã cho vào trong tủ lạnh lúc cho ra tách phần lòng đỏ và phần lòng trắng sẽ dễ hơn nhiều so với trứng để bên ngoài. Phần lòng trắng đó để khoảng 30 đến 45 phút đến khi không còn lạnh như vậy lúc đánh lên lòng trắng sẽ đạt độ bông xốp tối đa.
- Tô đựng trứng phải hoàn toàn sạch và khô, nếu không sẽ ảnh hưởng đến độ bông của lòng trắng.
Trứng phải tươi, trứng để càng lâu thì càng khó bông
- Lý tưởng nhất nên dùng tô bằng đồng. Nếu dùng tô bằng inox hay thủy tinh thì nên cho 1 chút cream of tartar (Cream of tartar là tên gọi phổ biến của một dạng muối axit được tìm thấy trong nho, tự kết tinh ở vành những thùng rượu trong quá trình lên men rượu, và từ sản phẩm đó được tinh chế để cho ra Cream of tartar, dưới dạng bột, có màu trắng, không mùi và có vị chua. Nó được dùng để “ổn định” lòng trắng trứng khi đánh bông (để làm chiffon cake, meringues, soufflés, macarons,… hay để chống hiện tượng kết tinh đường khi làm kẹo,…) hay nước cốt chanh để đạt được kết quả như dùng với tô đồng. Tránh dùng tô bằng nhôm vì có thể làm lòng trắng trứng xỉn màu, tránh dùng tô bằng gỗ vì gỗ có thể ám dầu của các món khác và làm chậm quá trình bông lên của lòng trắng trứng.
- Tách tuyệt đối lòng đỏ và lòng trắng trứng và khi đánh lòng trắng trứng xong nên sử dụng luôn.
Có rất nhiều cách để đánh cùng với lòng trắng trứng gà như cho giấm trắng, chanh, bột tartar hoặc đánh không cùng với đường.
Lòng trắng trứng gà sau khi đánh bông xốp được gọi là Meringue và được dùng rất nhiều trong các món ăn ngọt ví như bánh quy Meringue, bánh trứng bông xốp (suffle), hay mousse, bánh pie…. Kem này có thể dùng trang trí bánh ga-tô tuy nhiên trứng phải thực sự đảm bảo an toàn nhé bạn.
Theo Eva
10 ghi nhớ giúp bạn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp
Sau đây là 10 mẹo làm bánh cơ bản nhất bạn cần lưu ý để không mắc phải những sai lầm đáng có khi mới học làm bánh nhé!
Hầu hết đối với những người mới bắt đầu học làm bánh thì đều xảy ra những lỗi cơ bản không thể tránh khỏi. Và mỗi lần gặp phải những lỗi đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản. Sau đây là 10 mẹo làm bánh cơ bản nhất bạn cần lưu ý để không mắc phải những sai làm đáng có. Khi đó bạn có thể dễ dàng tiến bước trên con đường trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp đấy.
1. Làm nóng lò trước khi nướng bánh
Bạn phải dành ra ít nhất 15 phút để làm nóng lò trước khi đem nướng bất kỳ loại bánh nào. Để có những chiếc bánh ưng ý bạn cần phải để lò nóng sẵn đặc biệt đối với các loại bánh như bánh quy, bánh cuộn hay pizza, cần chắc chắn rằng nhiệt độ trong lò ổn định và giữ nhiệt tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem rãnh đặt khay nướng bánh của bạn đã đúng vị trí chưa bởi mỗi loại bánh khác nhau thi vị trí đặt khay bánh cũng phải khác.
2. Đặc biệt chú ý tới nhiệt độ
Công thức làm bánh lưu ý tới nhiệt độ thì bạn phải đặc biệt chú ý bởi đôi khi chỉ vì nhiệt độ không đúng mà mẻ bánh của bạn không thành công nổi. Điều này còn quan trọng hơn khi bạn cần đo nhiệt độ của nước hòa với men nở trước khi ủ thành cái. Nước quá nóng sẽ làm "men chết" không nở còn ngược lại nếu nước nguội quá sẽ khiến cho men lâu tan hơn quá trình lên men cũng tốn thời gian hơn.
3. Chọn đơn vị đo lường chuẩn xác
Mẹo làm bánh này bạn cần đặc biệt chú ý. Ví dụ như các dạng bột khô luôn chia theo cup hoặc gram hoặc muỗng canh (15g / 15ml) hoặc muỗng cafe (5g / 5ml). Còn các dạng nguyên liệu lỏng sẽ là ml.
4. Sử dụng nguyên liệu tốt nhất
Trứng cũ sẽ không có chất lượng tương đương với trứng gà vừa mới đẻ xong, bột mì cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ khi mua. Sử dụng nguyên liệu tốt nhất sẽ giúp bánh của bạn trở nên ngon và tươi hơn bao giờ hết.
5. Luôn phải chống dính cho khuôn
Ngoại trừ khuôn chống dính còn đối với tất cả các khuôn làm bánh khác bạn đều phải chống dính cho nó trước khi đổ bột bánh vào nướng. Việc chống dính này có thể dùng bơ lạnh, dầu ăn, bột mì khô hoặc lót giấy nến. Nó sẽ giúp bạn lấy bánh ra một cách dễ dàng hơn. Việc này không áp dụng với các loại bánh không cần chống dính ví dụ như chiffon.
6. Sử dụng đúng trang thiết bị
Với một người làm bánh chuyên nghiệp việc ước lượng nguyên liệu để sử dụng cho chính xác khuôn bánh là điều hết sức quan trọng. Nó có ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hình dạng bánh. Vì thế mẹo làm bánh số 6 bạn cần nhớ đó là lựa chọn khuôn sao cho phù hợp với khối lượng nguyên liệu của bạn.
7. Đọc kỹ công thức cũng như kiểm tra chính xác nguyên liệu
Chúng ta không thể vừa làm vừa kiểm tra lại công thức hay nguyên liệu đã đủ hay chưa vì thế trước khi bắt tay vào làm bạn cần phải đọc kỹ công thức, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và bắt đầu thực hiện từng bước một cách chi tiết.
8. Cẩn thận khi thay thế nguyên liệu
Hầu hết các công thức làm bánh thường là sự kết hợp của nhiều chất hóa học do vậy việc bạn thay đổi 1 nguyên liệu nào đó trong công thức đôi khi lại gây ra tác dụng phụ đối với công thức làm bánh. Bởi không phải nguyên liệu nào cũng có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ như nếu không có bột tartar bạn có thể thay bằng nước cốt chanh nhưng không thể thay thế bột nở (baking powder) bằng men nở (instant yeast) được.
9. Thời gian thực hiện phải chính xác
Rất nhiều các loại bánh khi thực hiện có các khoảng thời gian khác nhau vì thế cho nên bạn cần phải tính toán cho thật chính xác khoảng thời gian cần bỏ ra để hoàn thành và có thể mang lên phục vụ. Ví dụ như bánh mousse hoặc cheesecake sẽ có một khoảng thời gian cần để đông trong tủ lạnh trước khi dùng.
10. Nhìn vào sản phẩm của bạn
Để kiểm tra xem kem đã đánh đủ bông chưa hay bánh như vậy đã chín chưa cần thực hiện bằng chính kinh nghiệm và mẹo làm bánh của bạn chứ đừng dựa theo khung thời gian cố định của công thức đưa ra. Bởi mỗi lò nướng hoặc mỗi máy đánh trứng sẽ có một công suất khác nhau nên không thể nào áp dụng hoàn toàn về mặt thời gian cũng như nhiệt độ của công thức cho món bánh bạn thực hiện. Điều này có thể ban đầu hơi khó khăn nhưng khi "hiểu" được lò nướng cũng như các trang thiết bị khác của gia đình bạn, bạn sẽ thực hiện chúng một cách hoàn hảo thôi.
Theo Afamily
[Chế biến] - Bánh quy mứt Món bánh quy nhân mứt vừa giòn lại thơm ngào ngạt chắc chắn bé sẽ thích. Nguyên liệu: - 315g bột mỳ - 1 chút muối - 100g đường - 2,5g vani - 1 quả trứng - 230g chén bơ ở nhiệt độ phòng - 225 g mứt mơ mứt dâu tây (hoặc loại mứt mà bạn thích như mứt dứa, mứt chanh,...