Cách đăng ký xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Chi cục Thú y các vùng I, II, III, IV, V, VI, VII; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh; Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thúy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các doanh nghiệp, hiệp hội, hội có hoạt động kinh doanh, chế biến tổ yến về việc hướng dẫn đăng ký xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo Cục Thú y, đơn vị đang chủ động, tích cực trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu tổ yến. Việc xuất khẩu tổ yến của Việt Nam chỉ có thể thực hiện được khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
Để chuẩn bị kỹ các điều kiện, nội dung và có thể xuất khẩu được tổ yến ngay khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn doanh nghiệp quy trình đăng ký xuất khẩu.
Theo đó, doanh nghiệp cần đăng ký mã số nhà nuôi chim yến với địa phương nơi có nhà nuôi chim yến theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, hướng dẫn tại công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cần gửi văn bản đến Cục Thú y đề nghị hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc. Văn bản gồm có: danh sách các nhà nuôi chim yến cung cấp tổ yến nguyên liệu cho doanh nghiệp (mã số nhà yến, tên, địa chỉ nhà yến, diện tích và sản lượng nhà yến); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (để làm thủ tục xác nhận tài khoản doanh nghiệp trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan Trung Quốc); các giấy chứng nhận quản lý chất lượng của cơ sở chế biến tổ yến (chứng nhận HACCP, ISO…).
Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục Thú y sẽ hướng dẫn giám sát dịch bệnh tại các nhà nuôi chim yến, giám sát an toàn thực phẩm tại cơ sở chế biến tổ yến xuất khẩu; chỉ đạo các Chi cục Thú y vùng lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện giám sát.Sau khi có kết quả giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm đạt yêu cầu, các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu với Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo quy định tại Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Video đang HOT
Sau khi doanh nghiệp khai báo và tải các giấy tờ theo yêu cầu lên hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Cục Thú y sẽ bổ sung thư xác nhận doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư (đã được giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm) và gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, quyết định.
Kết quả đăng ký doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo trực tiếp cho doanh nghiệp qua tài khoản doanh nghiệp đăng ký.
Doanh nghiệp được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận sẽ thực hiện các thủ tục xuất khẩu tổ yến theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm động vật tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký và có hiệu lực từ ngày 09/11/2022. Thực hiện Nghị định thư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị phổ biến thông tin vào ngày 22/11 và ban hành công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện.
Quyền Cục trưởng Cục Thú y nói gì về sự cố lợn chết sau tiêm vắc xin?
Công ty Navetco cung ứng vắc xin dịch tả lợn châu Phi cho một số địa phương không được chọn tiêm vắc xin và thiếu sự giám sát đã khiến nhiều lợn bị chết ngay sau khi được tiêm vắc xin.
Doanh nghiệp "bất tuân" chỉ đạo
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), đã thông tin về sự cố nhiều con lợn bị chết sau khi tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi do Công ty Navetco sản xuất.
Ông Long cho biết, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và thú y các địa phương, Công ty Navetco và kiểm tra của đoàn công tác của Cục Thú y, đến ngày 26.8, Công ty Navetco đã cung ứng cho các tỉnh, thành 28.344 liều vắc xin.
Nhiều hộ chăn nuôi tại Phú Yên có lợn chết sau khi tiêm vắc xin của Công ty Navetco. Ảnh ĐỨC HUY
Các địa phương được cung ứng vắc xin sử dụng theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y là 4.494 liều, gồm 20 tỉnh, thành thì có 27 con lợn có phản ứng (chiếm 0,6%), ở mức bình thường như nhiều loại vắc xin khác.
Theo Cục Thú y, sự cố lợn chết sau tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi được ghi nhận xảy ra tại Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi, khiến 743 con lợn chết sau tiêm (chiếm tỷ lệ 4,2%). Cụ thể: Bình Định 282 con, Phú Yên 431 con và Quảng Ngãi 30 con.
Trong đó, Phú Yên và Quảng Ngãi là những địa phương không được chọn tiêm vắc xin, không có trong chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và hướng dẫn của Cục Thú y nhưng người dân các địa phương này vẫn mua vắc xin để tiêm cho các đàn lợn trên địa bàn.
Chia sẻ nhận định về nguyên nhân sự cố này, ông Nguyễn Văn Long cho rằng, Công ty Navetco cung ứng vắc xin cho các địa phương nhưng thiếu giám sát sử dụng. Chủ vật nuôi và thú y cơ sở sử dụng sai đối tượng. Cụ thể, đối tượng chỉ định tiêm là lợn 8 - 10 tuần tuổi nhưng bà con, thú y cơ sở đã sử dụng để tiêm tất cả các loại lợn.
Bên cạnh đó, vắc xin được sử dụng trong vùng chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về dịch tễ dẫn đến khả năng khi tiêm vào đàn lợn hoặc có mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi hoặc có một số mầm bệnh khác. Thực tế, các đoàn công tác của Cục Thú y đã lấy mẫu bước đầu xét nghiệm và phát hiện có virus dịch tả lợn châu Phi thực địa, virus tai xanh, virus PCV2.
"Chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và hướng dẫn của Cục Thú y làm đúng là phải giám sát, kiểm tra rất kỹ và sau tiêm là phải theo dõi để nếu có phản ứng thì xử lý kịp thời nhưng toàn bộ công việc này phía doanh nghiệp không tuân theo chỉ đạo, hướng dẫn đã dẫn tới hậu quả như thế" ông Long nói.
Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân có liên quan
Ông Nguyễn Văn Long cũng cho biết, ngay sau khi ghi nhận sự cố lợn chết tại các địa phương, ngày 25.8 vừa qua, Cục Thú y đã có văn bản nhắc nhở rút kinh nghiệm, có sự giám sát chặt chẽ khi triển khai tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Đối với địa phương có lợn chết, Cục Thú y đề nghị Công ty Navetco khẩn trương phối hợp khắc phục sự cố, trước mắt hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn chết ở mức 2 triệu đồng/con đối với lợn nái, lợn đực giống và 1 triệu đồng/con lợn thịt.
Ngoài ra, Công ty Navetco phải rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất vắc xin theo đúng quy định, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm những cá nhân tham gia cung ứng vắc xin nhưng không phối hợp với các địa phương giám sát.
"Đối các địa phương 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, chúng tôi đề nghị phải thu hồi toàn bộ vắc xin, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến quản lý, cung ứng vắc xin cho các đại lý, người chăn nuôi", ông Long nói.
Heo chết sau khi tiêm vắc xin, rà soát tình hình ở nhiều tỉnh Sau khi phát sinh hiện tượng heo sốt, heo chết, Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã lập đoàn giám sát việc sử dụng vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi (vắc xin NAVET-ASFVAC) tại tỉnh Bình Định. Heo sau tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC của gia đình bà Trần Thị Thuận (xã Hòa Định Đông, huyện...