Cách đại gia Nguyễn Cao Trí huy động 4.000 tỉ đồng để chứng minh năng lực
Với ‘quyết tâm hồi sinh’ dự án Đại Ninh (Lâm Đồng), đại gia Nguyễn Cao Trí đã huy động 4.000 tỉ đồng trong 10 ngày để chứng minh năng lực công ty và “bẻ lái” kết luận thanh tra.
Tại kết luận mới ban hành ngày 1.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an cáo buộc ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, thâu tóm dự án Đại Ninh (Lâm Đồng) rồi bán cho Novaland, thu lợi 2.700 tỉ đồng.
Theo kết luận, do có nhiều vi phạm, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận số 929 đề nghị dừng hoạt động và thu hồi dự án Đại Ninh. Để thâu tóm dự án, ông Trí đã hối lộ, nhờ vả nhiều người của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng. Từ đó một kết luận thanh tra mới được ban hành theo hướng “bẻ lái”, cho dự án Đại Ninh được gia hạn tiến độ và tiếp tục thực hiện.
Ông Nguyễn Cao Trí hầu tòa trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Kết luận thể hiện, ngoài can thiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, ông Trí phải chứng minh năng lực tài chính của Công ty Sài Gòn Đại Ninh có ít nhất gần 4.000 tỉ đồng, tương đương 15% tổng mức đầu tư dự án Đại Ninh. Việc này do ông Trần Văn Minh, cựu Phó tổng Thanh tra Chính phủ (đã mất) hướng dẫn ông Trí.
Cụ thể, ông Trí khai có mối quan hệ gần gũi với ông Minh vì cả 2 cùng học và bảo vệ tiến sĩ kinh tế với nhau tại Trường đại học Kinh tế TP.HCM. Biết ông Minh là người ký Kết luận số 929 kiến nghị thu hồi dự án Đại Ninh, ông Trí đã gặp và trao đổi về việc muốn mua lại dự án và nhờ ông Minh tìm cách thay đổi kết luận, cho Sài Gòn Đại Ninh tiếp tục thực hiện dự án.
“Tôi ký kiến nghị thu hồi được thì sẽ tháo gỡ cho gia hạn phục hồi dự án”, ông Minh nói với ông Trí và yêu cầu phải làm theo hướng dẫn của mình.
Sau đó, ông Minh hướng dẫn ông Trí nhờ lãnh đạo Chính phủ có ý kiến với bị can Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, để xin ý kiến của Phó thủ tướng thường trực. Từ đó, Thanh tra Chính phủ sẽ có căn cứ để lật lại kết luận 929 theo hướng ngược lại.
Trụ sở Công ty Sài Gòn Đại Ninh. ẢNH: L.V
Khi có ý kiến từ lãnh đạo Chính phủ, Thanh tra Chính phủ lập Tổ công tác xem xét lại kiến nghị không thu hồi dự án Đại Ninh, do bị can Lê Quốc Khanh, cựu Phó cục trưởng Cục II, làm Tổ trưởng. Ông Minh yêu cầu ông Khanh phải giúp đỡ Sài Gòn Đại Ninh và ông Trí.
Đại gia Nguyễn Cao Trí cùng nhiều cựu quan chức bị đề nghị truy tố
Cán bộ thanh tra hướng dẫn đại gia Nguyễn Cao Trí
Quá trình Tổ công tác làm việc với các sở, ngành của UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND H.Đức Trọng (Lâm Đồng), các đơn vị đều kiến nghị phải thẩm định, rà soát kỹ năng lực tài chính của chủ đầu tư dự án Đại Ninh. Do đó, ông Minh và ông Khanh đã hướng dẫn ông Trí cần chứng minh bổ sung năng lực tài chính để làm căn cứ gia hạn cho dự án. Cụ thể, Sài Gòn Đại Ninh phải có vốn thực hiện dự án gần 4.000 tỉ đồng nên cần chứng minh vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng cùng số dư tiền mặt hơn 1.800 tỉ đồng.
Do đó, ông Trí đã thông qua môi giới để Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam xác nhận báo cáo kiểm toán giá trị vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh 2.000 tỉ đồng và ký hợp đồng kiểm toán với chi phí 50 triệu đồng vào ngày 12.3.2021. Công ty kiểm toán này dù chỉ có các tài liệu photo, không xác định số dư nhưng ngày 22.3.2021 vẫn ban hành báo cáo kiểm toán độc lập xác nhận Sài Gòn Đại Ninh có 2.000 tỉ đồng của các cổ đông góp vào tại thời điểm 31.12.2020.
Ngoài ra, ông Trí đã huy động nguồn tiền mặt của Công ty Văn Lang và Công ty Grand Riverside tổng số tiền 600 tỉ đồng chuyển sang Công ty Sài Gòn Đại Ninh; vay ngân hàng 1.400 tỉ đồng để ngân hàng này xác nhận số dư 2.000 tỉ đồng.
Qua đó, chỉ trong 10 ngày, ông Trí đã giúp Sài Gòn Đại Ninh có 4.000 tỉ đồng, gồm cổ phần góp vốn của các cổ đông và số dư tiền mặt trong tài khoản tại Ngân hàng Sacombank. Từ đó đạt yêu cầu hợp thức tài liệu, số liệu chứng minh năng lực tài chính theo hướng dẫn của ông Minh và ông Khanh.
Tối 23.3.2021, ông Trí mời ông Khanh đi ăn tối tại một khách sạn sang trọng ở Q.1 (TP.HCM) để cung cấp tài liệu chứng minh năng lực, trong đó có văn bản xác nhận số dư hơn 2.000 tỉ đồng trong tài khoản của Sài Gòn Đại Ninh và báo cáo kiểm toán thể hiện Sài Gòn Đại Ninh đã góp đủ vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng theo hướng dẫn.
Có những tài liệu này, ông Khanh và ông Minh lập, ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị điều chỉnh Kết luận số 929 theo hướng cho dự án Đại Ninh tiếp tục được thực hiện. Được Phó thủ tướng thường trực đồng ý, ông Minh ký Kết luận 1033, sửa Kết luận số 929 theo hướng không thu hồi, tiếp tục cho gia hạn, giãn tiến độ Dự án Đại Ninh.
Dự án được “hồi sinh”, ông Trí không tiếp tục thực hiện mà bán cho Tập đoàn Novaland, thu lợi bất chính 2.700 tỉ đồng.
Mối quan hệ giữa cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí
Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai quen biết đại gia Nguyễn Cao Trí từ khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát.
Trong vụ án xảy ra tại Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đại gia Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, bị đề nghị truy tố tội Đưa hối lộ.
Theo kết luận điều tra, ông Mai Tiến Dũng khai Nguyễn Cao Trí là doanh nhân có mối quan hệ thân tình với lãnh đạo Chính phủ, cấp trên của ông Dũng.
Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, ông Trí đã đồng hành chống dịch cùng Chính phủ, tài trợ máy thở và vật tư y tế chống dịch, nên 2 người quen biết và thỉnh thoảng gặp, nói chuyện.
Ông Mai Tiến Dũng (Ảnh: V.P.).
Trưa 4/10/2020, ông Trí hẹn trước rồi đến gặp cựu bộ trưởng tại phòng làm việc của ông Dũng ở Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nói chuyện về dịch Covid-19, việc tài trợ máy thở, ông Trí đưa đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh xin gia hạn, giãn tiến độ dự án Đại Ninh và nhờ ông Dũng báo cáo lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo chuyển đơn cho Thanh tra Chính phủ giải quyết.
Khi đó, ông Trí nói đã báo cáo, đề đạt và được cấp trên ủng hộ nên ông Dũng đã giao Trần Bích Ngọc (Cựu Vụ trưởng Vụ Theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I) - Văn phòng Chính phủ) đề xuất theo đề nghị của ông Trí.
Tuy nhiên, sau đó đơn của Công ty Sài Gòn Đại Ninh chưa được Thanh tra Chính phủ giải quyết.
Đến khoảng ngày 16/1/2021, ông Trí hẹn ăn sáng cùng ông Dũng và trao đổi việc đơn chưa được giải quyết.
Sau đó, ông Trí được Trần Văn Minh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, hướng dẫn tiếp tục gửi đơn lần 2 đến Văn phòng Chính phủ và nhờ ông Dũng báo cáo xin ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ với chỉ đạo mạnh mẽ hơn; giao Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết, để ông Minh có căn cứ thành lập đoàn, giải quyết cho dự án được phục hồi.
Theo kết luận điều tra, ông Dũng đã có bút phê "chuyển Vụ I xử lý sớm" vào đơn của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, giao Ngọc tham mưu, báo cáo xin ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tiếp tục chuyển đơn đến Thanh tra Chính phủ giải quyết đơn, trả lời doanh nghiệp.
Khoảng 4-5 ngày sau, ông Dũng hỏi Ngọc về kết quả xử lý đơn thì được báo cáo đã giải quyết xong, đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ để Thanh tra Chính phủ thực hiện.
Ông Nguyễn Cao Trí (Ảnh: Đ.N.).
Lời khai của cựu bộ trưởng thể hiện, ông giúp ông Trí bút phê vào đơn vì nghĩ ông Trí đã nhờ lãnh đạo Chính phủ. Ngoài việc bút phê vào đơn, ông Dũng không ký vào bất kỳ tài liệu nào khác vì cựu bộ trưởng không phải là người được phân công phụ trách lĩnh vực này và cũng không có vai trò quyết định trong việc Văn phòng Chính phủ chuyển đơn cho Thanh tra Chính phủ giải quyết.
Quá trình điều tra đến nay, ông Mai Tiến Dũng thừa nhận được ông Trí biếu 200 triệu đồng cảm ơn. Ngoài ra, ông Trí còn hỗ trợ 380 triệu đồng tiền mua quà lưu niệm (bộ ấm chén) cho lễ kỷ niệm của Văn phòng Chính phủ.
Theo kết luận điều tra, ông Dũng đã phối hợp với gia đình nộp lại số tiền 580 triệu đồng để khắc phục.
Bữa ăn sáng với 'đại gia' và bút phê của ông Mai Tiến Dũng Liên quan đến sai phạm tại dự án Đại Ninh, ông Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP) bị đề nghị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Kết luận điều tra chỉ ra rằng, sau khi đạt được thỏa thuận chuyển nhượng dự án Đại Ninh với bà Phan Thị Hoa, ông...