Cách chữa trị và khắc phục việc tách móng tay
Trong một số trường hợp, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị tách móng tay nhưng trong trường hợp khác, tách móng là không thể tránh khỏi.
Tách móng tay khá phổ biến, thường là kết quả của chấn thương vật lý, thiếu hụt chất dinh dưỡng và bệnh – Shutterstock
Móng có thể tách ngang hoặc dọc. Theo Medical News Today, có nhiều nguyên nhân gây ra tách móng (onychoschizia), bao gồm:
- Bị thương: Ngón và móng rất dễ bị thương. Chúng ta có thể tổn hại đến chúng vì mở cửa, khênh đồ nặng, vướng vào vật gì đó… Chấn thương gây ra tách móng có thể nhẹ hoặc nặng, nhỏ hay lớn. Nếu chấn thương nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến nền móng (lớp mô ở đáy móng tay hay móng chân).
- Cắn móng hoặc tước móng: Đây là triệu chứng phổ biến của sự lo lắng. Người có thói quen làm việc này thường xuyên, móng sẽ yếu đi, dẫn đến việc chúng dễ bị tách hơn.
- Tiếp xúc quá nhiều với độ ẩm: Giữ nước rất quan trọng với sức khỏe của móng, nhưng việc nhấn chìm chúng vào nước với các hoạt động như ở trong hồ bơi thời gian dài, nấu ăn liên tục, ngâm người trong bồn tắm lâu… có thể làm suy yếu móng.
Video đang HOT
- Thường xuyên sử dụng sơn móng tay cũng có thể làm yếu móng, khiến chúng dễ bị chẻ hơn.
- Bệnh vẩy nến: Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Da liễu Ấn Độ, bệnh vẩy nến móng ảnh hưởng đến 10 – 78% người tách móng. Bệnh vẩy nến làm yếu móng, khiến chúng dễ bị tách ra.
- Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn, bao gồm: nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc nấm men, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, ung thư da, bệnh gan…
Chữa trị và khắc phục tách móng
Các biện pháp khắc phục tách móng tại nhà thường liên quan đến việc sửa móng tại chỗ và cải thiện vẻ ngoài của nó cho đến khi móng mọc ra. Medicalnewstoday khuyến nghị một số cách đơn giản như gắn lại móng bằng keo, bọc bảo vệ để giữ móng đúng vị trí, sử dụng móng tay giả…
Tuy nhiên, nếu tách móng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến nền móng thì cần đến bệnh viện điều trị y tế. Ngoài ra, nếu nguyên nhân tách móng do các bệnh khác, phải kiểm soát bệnh để ngăn ngừa tổn thương móng. Người bị nhiễm trùng cấp tính từ nấm, nấm men hoặc vi khuẩn phải được điều trị bằng thuốc chống nấm hoặc kháng sinh; người bị bệnh vẩy nến thì phải uống thuốc để kiểm soát bệnh…
Theo Thanh niên
Cắn móng tay có hại thế nào
Thói quen tưởng như vô hại này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, làm hỏng răng, thậm chí giảm tuổi thọ.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 20-30% dân số trên thế giới có thói quen cắn móng tay. Nguyên nhân do sự căng thẳng, lo âu, hội chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hay đơn giản là không có gì làm. Dù có vẻ không nguy hiểm nhưng các vi khuẩn, nấm từ móng tay sẽ theo đường miệng đi vào cơ thể, khiến bạn dễ mắc cảm cúm, gây tổn thương răng nướu.
Dưới đây là những tác hại khi cắn móng tay:
Vi trùng, vi khuẩn xâm nhập
Bác sĩ Raman Madan, Giám đốc khoa Da liễu Mỹ phẩm thuộc Đại học Y Zucker, cho biết những người hay cắn móng tay có lượng vi khuẩn E. Coli trong nước bọt cao gấp ba lần thông thường. Ngoài ra, có nhiều mầm bệnh ở dưới móng tay không thể quan sát được bằng mắt thường, như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn Strep hoặc vi khuẩn gây bệnh bạch hầu Coryneform.
Dễ mắc cúm hoặc cảm lạnh
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh tồn tại trong móng tay. Để ngăn ngừa, cách tốt nhất là ngừng thói quen này và rửa tay thật sạch bằng xà phòng thường xuyên.
Gây tổn thương cho răng
Viện Nha khoa Mỹ phát hiện cắn móng tay dễ gây sứt mẻ hay mòn răng cửa, cũng như làm đau và tổn thương mô nướu. Bạn có thể dùng dụng cụ bảo vệ răng chuyên dụng để hạn chế thói quen cắn móng tay.
Móng tay có nguy cơ bị nhiễm trùng
Bác sĩ Madan cảnh báo nấm và vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng nếu móng tay bị rách và hở. Hiện tượng này gọi là viêm quanh móng mạn tính, khiến bạn vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi bác sĩ phải can thiệp phẫu thuật để rút các móng tay bị nhiễm trùng ra. Bên cạnh đó, móng có khả năng tổn thương nếu bị cắn quá sâu, cản trở quá trình mọc lại, dẫn đến móng mọc ngược hoặc để lại sẹo.
Phúc Lương
Theo Reader Digest/VNE
Bác sĩ da liễu nói về việc điều trị bệnh vẩy nến Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi, nhưng trong y học hiện đại có thể giảm thiểu biểu hiện của bệnh này và giảm tái phát. Tiến sĩ y tế, bác sĩ da liễu cao cấp, chuyên viên về tóc và da đầu, chuyên gia thẩm mỹ Natalia Kozlova đã nói về điều này. Theo lời chuyên gia, có nhiều giả thuyết khác...