Cách chữa sổ mũi dai dẳng cho trẻ
Con tôi thường xuyên bị sổ mũi và ho khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là về mùa đông. Làm cách nào để trị bệnh này, nhờ bác sĩ tư vấn giùm. (Nguyễn Thơ)
Trả lời:
Trẻ sổ mũi là do bị viêm VA mũi cấp. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: nhiễm vi khuẩn, virus, do thời tiết quá lạnh… Khi trẻ bị sổ mũi, đờm trên mũi sẽ chảy xuống họng gây cảm giác vướng đờm và gây ho để đẩy đờm ra ngoài.
Để tránh cho trẻ bị bệnh này, bạn cần giữ ấm cho trẻ, tránh để con tiếp xúc với người bị bệnh (vì bệnh này lây nhiễm qua đường hô hấp).
Ảnh: Webmd.com.
Khi trẻ bị bệnh, bạn cần vệ sinh sạch mũi cho trẻ bằng cách sau:
Video đang HOT
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.
Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
- Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho trẻ ăn.
- Vệ sinh mũi cho trẻ lớn hoặc người lớn cũng gồm 3 bước như trên. Nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.
Bạn có thể thay thế bình xịt bằng cách dùng lọ nước muối sinh lý 0,9% và 1 xylanh 10 ml. Bạn dùng bơm tiêm 10 ml bơm nước muối vào mũi theo các bước như trên sau đó xì sạch mũi ra.
Nếu bé bị nhiễm virus, bạn chỉ cần vệ sinh mũi, giữ ấm cho bé, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Nếu bé bị nhiễm vi khuẩn, ngoài vệ sinh mũi bạn cần điều trị bằng kháng sinh trong 5-7 ngày (theo đơn của bác sĩ sau khi khám cho bé). Ngoài ra nếu con bạn bị sổ mũi liên tục, kéo dài mặc dù đã điều trị đúng và đủ, bé có thể phải cần nạo VA để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.
Theo VNE
Chữa ho và sổ mũi mà không cần uống thuốc
Khi trẻ ho và sổ mũi, bạn hãy giữ ấm, làm sạch mũi và cho trẻ uống nhiều nước thì có thể không cần cho bé uống thuốc mà vẫn tự khỏi.
Ảnh minh họa
- Luôn luôn cho trẻ ngồi trên chiếu, mền, đệm... (không cho trẻ ngồi trên nền nhà lạnh lẽo).
- Nếu bé sổ mũi, hãy hút mũi bé cho sạch, hoặc xịt nước muối biển để bé xì mũi ra (luôn giữ cho mũi sạch và khô, điều này có ích với cả người lớn).
- Massage thật nhiều phần sau gáy và lòng bàn chân.
Khi bé bị sổ mũi, giữ ấm cho bé là rất quan trọng. Các bước nêu trên đều để giúp bé giữ ấm cơ thể. Nếu giữ được như thế trong một thời gian nhiều ngày, bạn sẽ thấy là không cần uống thuốc, bé cũng hết sổ mũi. Và khi không sổ mũi thì sẽ không có nước mũi chảy vào trong cuống họng, vốn gây ngứa và làm bé ho. Hãy cho bé uống nhiều nước để dễ dàng xì mũi hoặc hút mũi.
Nếu không bị nghẹt mũi, bé sẽ ăn uống dễ dàng hơn. Khi sổ mũi mà bị ép ăn hoặc uống, bé dễ bị nôn ói vì không còn đường để thở, hoặc bé có nhu cầu khạc nước mũi (đờm) trong cổ họng ra, kéo theo cả thức ăn ra ngoài.
Hãy cho bé uống thật nhiều sữa và nước trái cây để tăng sức đề kháng. Đây chính là yếu tố quan trọng để vượt qua bệnh tật.
Ngoài ra, nếu bị cảm, bạn hãy nấu một nồi cháo, sau đó băm thịt hoặc cá, kèm tỏi tươi băm nhuyễn thật nhiều (khoảng 1 củ cho một nồi cháo 3 tô) thả vào, đun sôi trở lại. Ăn cháo khi còn nóng. Uống thêm nước trái cây và ly sữa. Hãy cố gắng ăn no, sau đó ngủ một giấc, thức dậy bạn sẽ thấy khỏe ngay.
Kinh nghiệm của độc giả Trần Thị Ngọc Diệp
Theo VNE
Trẻ đau xương do lớn nhanh Mỗi lần con gái 10 tuổi kêu đau nhức chân, chị Thái lại mắng con vì nghĩ do cháu quá nghịch nghợm. Gần đây, khi con kêu nhiều hơn, đang đêm còn khóc vì đau, chị đưa con đi khám mới biết cháu nhức xương do lớn nhanh. Chị Thái (Đặng Tiến Đông, Hà Nội) kể, con gái chị đang học lớp 4...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dị ứng và đau đầu do xoang

Đối đầu với mệt mỏi do đa xơ cứng

5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ rau diếp

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser

Cấp cứu thành công chuyên gia nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp

Loại quả Việt Nam xuất khẩu tỷ USD: Ngừa ung thư, tốt cho não

6 loại thực phẩm gây hại hệ tiêu hóa

6 tác dụng của nước vối với sức khỏe

Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc?

Bất ngờ với 8 lợi ích sức khỏe khi đứng làm việc

Phát triển kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên sâu

Anti vắc-xin: Từ niềm tin mù quáng đến thảm họa sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
01:17:46 30/03/2025
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
01:04:52 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025